Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
![Nghiên cứu quá trình Peroxydaza của phức xúc tác [Co(Acac)]+ bằng phương pháp qui hoạch thực nghiệm](https://storage.googleapis.com/cloud_leafy_production/1686030455702_nghien-cuu-qua-trinh-peroxydaza-cua-phuc-xuc-tac-coacac-bang-phuong-phap-qui-hoach-thuc-nghiem-0.png)
Nghiên cứu quá trình Peroxydaza của phức xúc tác [Co(Acac)]+ bằng phương pháp qui hoạch thực nghiệm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
148
NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PEROXYDAZA CỦA PHỨC XÚC TÁC
[Co(Acac)]+
BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUI HOẠCH THỰC NGHIỆM
Lê Văn Huỳnh1*, Nguyễn Minh Tuyển
2
, Nguyễn Văn Xuyến
3
1
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
2
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
3
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Đến Tòa soạn 4-7-2011
Abstract
This paper presents the research results on the optimum conditions of the peroxydaza process, in the system:
H2O–Co2+–Acac–Ind–H2O2 (1), with concentrations Indigocamin [Ind]0 = 1.5×10–4 M, by the experiment planning
method with two optimal level of one step, in order to minimize the performing experiment quantity.. The optimal
conditions of the peroxydaza process in the research system are: [Co2+]0 = 5×10–5 M; [Acac]0 = 5.9×10–5 M; pH = 11;
[H2O2]0 = 0.37 M; WInd = 23.048×10–7 ( . . )
−1 −1 mol l s . Those results are the scientific basis for further research on the
complex catalyst in (1) system.
Keywords: Catalaze process, homogeneous catalytic.
1. MỞ ĐẦU
Trong công nghệ hoá học, nhất là trong nghiên
cứu thực nghiệm, dùng phương pháp nghiên cứu qui
hoạch thực nghiệm, để xác định các điều kiện tối ưu
của quá trình phản ứng, phương pháp này tỏ ra rất có
hiệu quả, bởi nó cho phép giảm đến mức nhỏ nhất số
lượng thực nghiệm cần thực hiện, tìm được các điều
kiện tối ưu của quá trình nhưng vẫn cho kết quả có
độ tin cậy cao. Phương pháp qui hoạch thực nghiệm
giúp ta có được những kết quả nhanh hơn, với những
thông tin đa chiều, không những xác định được các
yếu tố ảnh hưởng, mà còn thể hiện sự tác động qua
lại giữa các yếu tố đó [1, 2, 4].
Trong phản ứng xúc tác phức đồng thể oxi hoá
khử, quá trình Peroxydaza xảy ra vô cùng tinh tế,
mỗi chất tham gia phản ứng thường với nồng độ rất
nhỏ, tốc độ phản ứng oxi hoá Indigocamin (Ind) phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như nồng độ ion
kim loại [Co2+]0, ligan [Acac]0, chất oxi hoá [H2O2]0
và pH. Vì vậy, xác định điều kiện tối ưu cho quá
trình peroxydaza là rất cần thiết. Đây chính là điều
kiện để phản ứng xảy ra dễ dàng với tốc độ lớn
[2, 3, 5].
Bài báo này, trình bày kết quả nghiên cứu xác
định các điều kiện tối ưu cho quá trình oxi hoá
Indigocarmin (Ind) dưới tác dụng của xúc tác phức
[Co(Acac)]2+ trong hệ (1) theo phương pháp qui
hoạch thực nghiệm hai mức tối ưu bậc một. Kết quả
nghiên cứu là cơ sở khoa học để thực hiện các
nghiên cứu tiếp theo về xúc tác phức, làm sáng tỏ
các qui luật động học, cơ chế của quá trình
Peroxydaza trong hệ (1), từ đó có thể ứng dụng
chúng vào các quá trình công nghệ sản xuất.
2. THỰC NGHIỆM
Các hoá chất sử dụng có độ sạch PA, dung dịch
CoSO4 được dùng để tạo Co2+, chất oxi hoá là H2O2,
Axetylaxeton (Acac) là ligan tạo phức với Co2+; cơ
chất được dùng là Indigocamin (Ind). Điều chỉnh pH
cần thiết của dung dịch phản ứng, bằng dung dịch
NaOH hoặc HClO4 và được đo bằng pH–meter
HANNA.
Hệ dùng để nghiên cứu là:
H2O – Co2+ – Acac – Ind – H2O2 (1)
Phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV-VIS
được sử dụng để nghiên cứu tốc độ phản ứng
Peroxydaza được tiến hành trong bình phản ứng như
hình vẽ.
Qui trình thực nghiệm được tiến hành như sau:
Cho vào bình phản ứng nước cất 2 lần, các dung
dịch Co2+, Acac, Ind hỗn hợp phản ứng được khuấy
trộn liên tục bằng máy khuấy từ, trong khoảng thời
gian từ 2–3 phút, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình tạo phức xúc tác, điều chỉnh độ pH cần thiết.
Nhiệt độ của bình phản ứng được giữ không đổi
30±0,1oC nhờ máy ổn nhiệt U10.
Thời điểm bắt đầu cho H2O2 vào bình phản ứng
được coi là mốc bắt đầu xảy ra quá trình peroxydaza.
tổng thể tích dung dịch nghiên cứu là 30 ml. Đo biến
thiên mật độ quang của hỗn hợp dung dịch phản
TẠP CHÍ HÓA HỌC T. 50(2) 148-152 THÁNG 4 NĂM 2012