Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu phương pháp trắc quang xác định asen bằng thuốc thử safranine
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu phương pháp trắc quang xác định
asen bằng thuốc thử Safranine
Nguyễn Lê Thanh Vân
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Hóa Phân tích; Mã số: 60 44 29
Người hướng dẫn: GS. TS Trần Tứ Hiếu
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Tối ưu hóa các điều kiện của phép xác định gồm nghiên cứu ảnh hưởng của
các yếu tố sau đến phản ứng chỉ thị: Phổ hấp thụ của dung dịch chất màu và chọn cực
đại hấp thụ để đo độ hấp thụ quang; Ảnh hưởng của thời gian phản ứng. Theo dõi biến
thiên tốc độ phản ứng để chọn phương pháp tga hay phương pháp thời gian ấn định;
Ảnh hưởng của nồng độ đầu các tác nhân phản ứng như KIO3, Safranine đến tốc độ
phản ứng; Ảnh hưởng của môi trường phản ứng. Nghiên cứu ảnh hưởng của các ion lạ
đến phép xác định. Đánh giá phương pháp phân tích : gồm khảo sát giới hạn phát hiện,
giới hạn định lượng, khoảng tuyến tính; đánh giá độ chụm và độ chính xác của
phương pháp phân tích, tính hiệu suất thu hồi của phương pháp phân tích. Xây dựng
qui trình phân tích và ứng dụng phân tích mẫu thực tế.
Keywords: Asen; Thuốc thử safranine; Phương pháp trắc quang; Hóa phân tích
Content
MỞ ĐẦU
Asen là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết đối với quá trình sinh trưởng và phát triển
của động thực vật. Asen cũng được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật và đời sống như trong
công nghiệp nhuộm, thuốc trừ sâu, dược liệu, …Tuy nhiên ở hàm lượng cao, asen gây tác hại
to lớn đối với hệ sinh thái. Asen cản trở quá trình quang hợp của cây, gây ra hiện tượng rụng
lá ở thực vật. Asen cũng rất độc hại đối với con người và động vật. Khi xâm nhập vào cơ thể
asen có thể gây hàng loạt chứng bệnh nguy hiểm như các bệnh dạ dày, rối loạn chức năng
gan, hội chứng đen da và ung thư da,…[9] Độc tính của asen rất khác nhau, asen (III) độc gấp
50 lần asen (V), asen ở dạng vô cơ độc hơn ở dạng hữu cơ. Do đó hàm lượng asen trong môi
trường luôn được quy định ở những nồng độ rất thấp. Giới hạn cho phép của asen trong nước
sinh hoạt theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới là 0,01 mg/l, theo tiêu chuẩn VN 5502 –
2003 là 0,01mg/l [8].
Ở một số khu vực trên thế giới, nước ngầm có hàm lượng asen rất cao do lớp trầm tích
có cấu trúc, thành phần hóa học thuận lợi cho việc hòa tan asen từ đất ra nước. Hiện tượng
này được phát hiện tại các khu vực đồng bằng châu thổ thấp trũng, xảy ra lụt lội hàng năm,
dòng chảy thủy văn chậm, các lớp bồi tích trẻ thiếu oxy (mang tính khử) thuận lợi cho việc
giải phóng asen từ đất ra nước. Ô nhiễm asen trong nước ngầm dùng cho sinh hoạt và tưới