Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu phương pháp tách các thành phần của vỏ hộp sữa thải bỏ để tái chế bằng dung dịch amoni hydroxit (NH4OH)
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
663.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1049

Nghiên cứu phương pháp tách các thành phần của vỏ hộp sữa thải bỏ để tái chế bằng dung dịch amoni hydroxit (NH4OH)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH

Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-122-6

© 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 27

ID: YSC3F.103

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC THÀNH PHẦN CỦA VỎ HỘP SỮA

THẢI BỎ ĐỂ TÁI CHẾ BẰNG DUNG DỊCH AMONI HYDROXIT (NH4OH)

ĐẶNG NGUYỄN TƯỜNG LÂM1

, QUÁCH DUY PHƯƠNG1

, NGUYỄN THỊ THANH TRÚC1*

1Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

[email protected], [email protected],

*

[email protected]

Tóm tắt. Ở Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn chất thải nhựa được tạo ra, tăng 16-18% mỗi năm. Chỉ tính riêng

các vỏ hộp sữa, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường đến 10-15 tỉ vỏ hộp, năm 2019. Nghiên cứu đề xuất tách

nhôm và nhựa từ vỏ hộp sữa thải bỏ bằng phương pháp thuỷ luyện sử dụng dung dịch NH4OH. Điều kiện tối ưu

được xác định: tỉ lệ mẫu/dung dịch 1:25 (g/ml); nồng độ dung dịch NH4OH 5 M; thời gian ngâm mẫu 30 phút ở

nhiệt độ 70oC. Ở điều kiện này, độ thu hồi nhôm, nhựa và giấy đạt đến 98,82% đồng nghĩa với việc tách hoàn

toàn nhôm, nhựa và giấy. Phương pháp này thực hiện khá đơn giản, có thể thu hồi được lượng nhôm nhất định,

nâng cao giá trị của sản phẩm thải, thu hồi tài nguyên hại chế ô nhiễm môi trường

Từ khóa. Vỏ hộp sữa, tái chế, phân tách, nhôm, nhựa, thủy luyện

AN OPTIMUM SEPARATION OF COMPONENTS OF WASTE MILK BOX FOR

RECYCLING USING AMMONIA SOLUTION

Abstract. In Vietnam, there are about 1.8 million tons of plastic waste generated, an increase of 16-18%

per year. The study proposes to separate aluminum and plastic from discarded milk cartons by hydrolysis

method using NH4OH solution. Determined optimal conditions: sample /solution ratio 1:25 (g/mL);

concentration of NH4OH 5 M; soaking time 30 min at 70 oC. Under these conditions, aluminum, plastic and

scrap paper recovery ratio up to 98.82% means complete separation of aluminum, plastic and scrap paper.

This method is quite simple, can recover a certain amount of aluminum, improve the value of waste

products, recover harmful resources to prevent environmental pollution.

Key words. Milk cartons, recycling, separation, aluminum, plastic, hydrology

1 MỞ ĐẦU

1.1 Vỏ hộp sữa

Không chỉ rác thải nhựa, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với vấn đề quản lý và tái chế rác thải nói chung,

đặc biệt là rác thải bao bì đã làm gia tăng gánh nặng về môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng

ngày càng lớn. Các loại bao bì sử dụng một lần được tìm thấy phổ biến nhất ở Việt Nam gồm chai, nắp chai

nhựa, bao bì giấy, túi nilông, vỏ hộp sữa, vỏ hộp các loại đồ uống... Số lượng rác thải bao bì gia tăng nhanh

chóng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, môi trường sống và sức khỏe của con người, đe

dọa sự phát triển bền vững quốc gia [1].

Riêng về vỏ hộp sữa giấy, mỗi năm Việt Nam có khoảng 15 tỉ vỏ hộp sữa giấy đã qua sử dụng (tương đương

150.000 tấn) được thải bỏ, trong khi 100% vỏ hộp sữa giấy có thể tái chế thành nguồn nguyên liệu và các

sản phẩm có ích. Có nhiều lý do mà chúng không được thu gom, phân loại, đó là quá cồng kềnh, quá hôi,

quá dơ, khó thu gom, không có đơn vị thu mua hoặc ít đơn vị có công nghệ để tái chế, và quan trọng nhất

là giá của vỏ hộp sữa giấy quá rẻ, không đủ bù cho chi phí thu gom và vận chuyển….[2].

Nhiều năm trở lại đây, sữa là một loại thức uống không thể thiếu đối với cuộc sống con người. Với lượng

dinh dưỡng cao nên sữa là một môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển ở điều kiện thường nếu như

không được bảo quản đúng cách. Thời xưa, sữa được sử dụng ngay khi được lấy ra từ động vật, cho đến

khi các chai thủy tinh được phát minh ra, nhưng khi được chứa trong các chai thủy tinh, dưới tác dụng của

ánh sáng, lượng dinh dưỡng trong sữa bị suy giảm đáng kể, cùng với sự bất tiện trong khâu vận chuyển, tái

chế,… thúc đẩy sự hình thành của vỏ hộp sữa giấy để thay thế chai thủy tinh [3].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!