Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu phương pháp báo chí xử lý các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm: trường hợp báo tuổi trẻ và sự kiện kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ
NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP BÁO CHÍ XỬ LÝ CÁC
VẤN ĐỀ ĐƢỢC DƢ LUẬN XÃ HỘI QUAN TÂM:
TRƢỜNG HỢP BÁO TUỔI TRẺ
VÀ SỰ KIỆN KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUỐC GIA NĂM 2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------
Đà Nẵng, tháng 4/2019
MAI VĂN QUANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ
NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP BÁO CHÍ XỬ LÝ CÁC
VẤN ĐỀ ĐƢỢC DƢ LUẬN XÃ HỘI QUAN TÂM:
TRƢỜNG HỢP BÁO TUỔI TRẺ
VÀ SỰ KIỆN KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUỐC GIA NĂM 2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------
Đà Nẵng, tháng 4/2019
Người hướng dẫn:
TS. Trần Thị Hòa
Người thực hiện:
Mai Văn Quang
(Khóa 2015 – 2019)
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiến cứu phương pháp
báo chí xử lý các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm: trường hợp Báo Tuổi
Trẻ và sự kiện kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2018” là công trình
nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Hòa.
Các mẫu câu hỏi phỏng vấn sâu, kết quả phỏng vấn sâu, các phân tích, số liệu
được sử dụng trong khóa luận này là trung thực.
Đà Nẵng, ngày 21 tháng 4 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Mai Văn Quang
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận “Nghiên cứu phương pháp báo chí xử lý các
vấn đề được dư luận xã hội quan tâm: trường hợp Báo Tuổi Trẻ và sự kiện
kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2018” tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến quý Thầy cô Tổ báo chí – Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng. Nhờ sự dìu dắt, truyền dạy của Thầy cô trong suốt những năm
tháng trên ghế giảng đường, bản thân tôi đã học hỏi, tích lũy được nhiều kiến
thức và kinh nghiệm vô cùng quan trọng. Đó cũng chính là những điều kiện cơ
bản, cần và đủ để tôi có vận dụng trong quá trình nghiên cứu khóa luận, cũng như
giúp tôi sau này có đủ tự tin trên con đường sự nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Hòa – người đã tận tình chỉ
bảo, trực tiếp hướng dẫn các phương pháp nghiên cứu, góp ý chỉnh sửa để tôi hoàn
thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tòa soạn Báo Tuổi Trẻ đã tạo điều kiện cho tôi
được thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt
tình của các phóng viên, các nhà báo thuộc Báo Tuổi Trẻ. Tôi cũng xin chân
thành cảm ơn các độc giả đã tham vào nghiên cứu này để giúp đỡ tôi thực hiện
khóa luận.
Do hạn chế về thời gian và trong phạm vi trình độ năng lực của một sinh
viên bậc đại học lần đầu tiên thực hiện một nghiên cứu khoa học, nên mặc dầu
bản thân đã cố gắng rất nhiều nhưng việc thực hiện và trình bày khóa luận không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý,
nhận xét của quý Thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Kính chúc quý thầy cô và các bạn
sức khỏe! Xin trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Mai Văn Quang
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.......................................................................4
DANH MỤC HÌNH ẢNH.......................................................................................5
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................6
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................6
2.1. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................6
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................7
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................7
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................7
5. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................8
CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luận và tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề.................9
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm dư luận xã hội............................................................................9
1.1.2. Khái niệm báo chí, nghề báo ......................................................................9
1.2. Lý luận về mối quan hệ giữa báo chí và dư luận xã hội ..................................10
1.2.1. Các chức năng cơ bản của báo chí............................................................10
1.2.2. Thuyết thiết lập chương trình nghị sự của Maxwell McCombs...............12
1.2.3. Thuyết không gian công cộng của Jurgen Habermas...............................13
1.3. Tổng quan lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa báo chí và dư luận xã hội ...14
1.4. Tổng quan về Báo Tuổi Trẻ và sự kiện Kỳ thi THPTQG năm 2018...............20
1.4.1. Tổng quan về Báo Tuổi Trẻ......................................................................20
1.4.2. Tổng quan về sự kiện kỳ thi THPTQG năm 2018....................................26
1.4.3. Công luận về sự kiện kỳ thi THPTQG năm 2018 ....................................29
Tiểu kết chƣơng 1..................................................................................................32
CHƢƠNG 2: Kết quả nghiên cứu .......................................................................33
2.1. Kết quả khảo sát nội dung tin, bài xoay quanh kỳ thi THPTQG năm 2018
được đăng tải trên Báo Tuổi Trẻ Online .................................................................33
2
2.2. Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu thực tế ..................................................34
2.2.1. Kết quả phân tích phỏng vấn sâu phóng viên, nhà báo Báo Tuổi Trẻ......44
2.2.2 Kết quả phân tích phỏng vấn sâu công chúng ...........................................58
2.3. Đánh giá kết quả phân tích phỏng vấn sâu phóng viên và công chúng Báo Tuổi
Trẻ ...........................................................................................................................67
Tiểu kết chƣơng 2..................................................................................................79
CHƢƠNG 3: Ý nghĩa, kiến nghị và bài học kinh nghiệm.................................71
3.1. Tóm tắt nghiên cứu ..........................................................................................71
3.2. Ý nghĩa của nghiên cứu....................................................................................71
3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra...............................................................................72
3.4. Kiến nghị..........................................................................................................72
KẾT LUẬN............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................78
PHỤ LỤC...............................................................................................................80
Phụ lục 1.................................................................................................................80
Phụ lục 2.................................................................................................................83
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 DLXH Dư luận xã hội
2 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
3 PV Phóng viên
4 THPTQG Trung học Phổ thông Quốc gia
5 SV Sinh viên
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
STT TÊN BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TRANG
1 Sơ đồ 1: Các ấn phẩm của Báo Tuổi Trẻ 26
2 Sơ đồ 2: Số lượng các tin, bài được đăng tải qua các giai đoạn 33
3 Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi số lượng tin, bài qua
các giai đoạn của kỳ thi THPTQG năm 2018
43
5
DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT TÊN HÌNH ẢNH TRANG
1 Hình 1: Nhật Báo Tuổi Trẻ 21
2 Hình 2: Báo Tuổi Trẻ Cười 22
3 Hình 3: Báo Tuổi Trẻ Online 23
4 Hình 4: Truyền hình Tuổi Trẻ (TVO) 24
5 Hình 5: Tuổi Trẻ Cuối tuần 24
6 Hình 6: Tuổi Trẻ News 25
7 Hình 7: Kỳ thi THPTQG năm 2018 27
8 Hình 8: Bài viết trên báo VNEXPRESS 29
9 Hình 9: Bài viết trên báo VOV 30
10 Hình 10: Bài viết trên báo Giáo dục Việt Nam 30
11 Hình 11: Hình ảnh bài viết trên báo Tuổi Trẻ Online 34
12 Hình 12: Hình ảnh bài viết trên báo Tuổi Trẻ Online 35
13 Hình 13: Hình ảnh bài viết trên báo Tuổi Trẻ Online 36
14 Hình 14: Hình ảnh bài viết trên báo Tuổi Trẻ Online 37
15 Hình 15: Hình ảnh bài viết trên báo Tuổi Trẻ Online 38
16 Hình 16: Hình ảnh bài viết trên báo Tuổi Trẻ Online 39
17 Hình 17: Hình ảnh bài viết trên báo Tuổi Trẻ Online 41
18 Hình 18: Hình ảnh bài viết trên báo Tuổi Trẻ Online 42
6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kỹ năng xử lý các vấn đề được dư luận xã hội (DLXH) quan tâm và kỹ năng
định hướng DLXH là 2 kỹ năng rất quan trọng của phóng viên (PV), nhà báo. Bên
cạnh học các kỹ năng về cách thức đưa tin thông thường, PV, nhà báo cần trang bị
cho mình những kỹ năng, kiến thức để xử lý những vấn đề nóng, phức tạp trong xã
hội được dư luận quan tâm.
Thực tế hiện nay các nghiên cứu về cách xử lý của PV, nhà báo trong các sự
kiện, vấn đề được DLXH quan tâm còn tương đối ít ỏi. Trong khi đó, nhu cầu
nghiên cứu về tác nghiệp của PV trong các sự kiện lớn là rất cần thiết để giúp SV
ngành Báo chí có thêm những kiến thức thực tiễn trong tác nghiệp nghề sau này.
Trong số những vấn đề nóng bỏng được xã hội quan tâm hiện nay, sự kiện kỳ thi
Trung học Phổ thông Quốc gia (THPTQG) là một trong những sự kiện nổi bật, thu
hút sự chú ý của công luận và cả giới báo chí. Báo Tuổi Trẻ là một trong những tờ
báo lớn của cả nước và đưa tin bám sát sự kiện này. Tìm hiểu về tác nghiệp của PV
Báo Tuổi Trẻ trong kỳ thi THPTQG năm 2018 có thể mang lại cho SV nhiều kinh
nghiệm và bài học quý báu trong việc vận dụng và xử lý mối quan hệ giữa báo chí
và DLXH. Do đó, chúng tôi thực hiện khóa luận tìm hiểu về “Nghiên cứu phương
pháp báo chí xử lý các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm: trường hợp Báo
Tuổi Trẻ và sự kiện kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2018” nhằm
đóng góp kiến thức về thực tiễn báo chí và DLXH, một trong những mảng nghiên
cứu quan trọng cần được bổ sung, đặc biệt là những kiến thức về thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Căn cứ trên nhu cầu lý thuyết và ứng dụng thực tiễn xã hội, chúng tôi thực
hiện khóa luận “Nghiên cứu phương pháp báo chí xử lý các vấn đề được dư luận
xã hội quan tâm: trường hợp Báo Tuổi Trẻ và sự kiện kỳ thi Trung học Phổ
thông Quốc gia năm 2018” với mục đích: Tìm hiểu phương pháp PV Báo Tuổi
Trẻ đã sử dụng khi phản ánh, đăng tải tin, bài về sự kiện kỳ thi THPTQG năm
2018 vốn được cả xã hội quan tâm. Thông qua đó, đóng góp tri thức giúp SV
ngành Báo chí thêm hiểu rõ bản chất giữa mối quan hệ báo chí và DLXH và
phương pháp giúp nhà báo xử lý khi phản ánh những vấn đề nóng, thậm chí có
7
xuất hiện khủng hoảng, tiêu cực. Thông qua nghiên cứu này, người làm nghiên cứu
mong muốn rút ra những bài học kinh nghiệm, nghiệp vụ báo chí cho bản và cho
những SV theo học ngành Báo chí cũng như những người quan tâm tìm hiểu về
lĩnh vực này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết xoay quanh mối quan hệ giữa báo chí và
DLXH (sự kiện được đề cập kỳ thi THPTQG năm 2018).
- Tìm ra định hướng của Báo Tuổi Trẻ trong việc đưa tin và nội dung đưa tin
như thế nào về sự kiện kỳ thi THPTQG năm 2018. Đặc biệt, làm rõ cách xử
lý, tác nghiệp của các PV, nhà báo Báo Tuổi Trẻ về các vấn đề nảy sinh
xung quanh sự kiện kỳ thi THPTQG được DLXH quan tâm rất nhiều trong
thời gian vừa qua.
- Đánh giá hiệu quả và tác động của tin bài mà Báo Tuổi Trẻ đã thông tin đến
công chúng về sự kiện kỳ thi THPTQG năm 2018.
- Đánh giá mức độ quan tâm, nhận định của công chúng về những thông tin
của Báo Tuổi Trẻ về kỳ thi THPTQG năm 2018 và những vấn đề liên quan.
- Rút ra những bài học nghiệp vụ thiết thực cho SV ngành Báo trong việc xử
lý các vấn đề nóng được dư luận quan tâm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là: Phương pháp mà đội ngũ PV,
nhà báo của Báo Tuổi Trẻ áp dụng trong việc đưa tin, phản ánh về kỳ thi THPTQG
năm 2018 như một sự kiện nóng được DLXH quan tâm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát các bài viết trên Báo Tuổi Trẻ Online trước, trong và sau kỳ thi
THPTQG năm 2018 và tháng 3, tháng 4 năm 2019.
- Phỏng vấn các PV, nhà báo của Báo Tuổi Trẻ có đăng hoặc viết tin, bài về
sự nói trên.
- Phỏng vấn một số đối tượng công chúng báo chí thuộc khu vực Quảng Nam
và Đà Nẵng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
8
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu những công trình đã được
công bố của các tác giả trong nước có liên quan đến đề tài; Các bài viết
đăng trên tạp chí, trong các kỷ yếu, hội thảo khoa học.
- Phƣơng pháp khảo sát thống kê: phương pháp này được sử dụng để khảo
sát các tin, bài đăng liên quan đến đề tài.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng
để phỏng vấn các PV, nhà báo và công chúng báo chí.
- Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp: Sử dụng nghiên cứu trường hợp
Báo Tuổi Trẻ trong việc xử lý thông tin về sự kiện kỳ thi THPTQG năm
2018 để hiểu cách thức báo chí nói chung xử lý các vấn đề được DLXH
quan tâm.
5. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa
luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chương 2: Kết quả nghiên cứu
Chương 3: Ý nghĩa, kiến nghị và bài học kinh nghiệm