Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nghiên cứu phương án kỹ thuật kết nối mạng ngn của vnpt với mạng của các doanh nghiệp viễn thông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Xây dựng và hoàn thiện mạng NGN là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp
viễn thông, mở rộng kết nối giữa các mạng để tăng khả năng cung cấp các dịch vụ
gia tăng là nhu cầu thiết thực, đang cần được phát triển. Hiện nay, nhu cầu sử dụng
dịch vụ dữ liệu ngày càng tăng cao, các dịch vụ dữ liệu chiếm một tỉ trọng ngày
càng lớn trong tổng doanh thu của nhà khai thác mạng viễn thông. Trong thời gian
tới, sự phát triển nhanh chóng của mạng di động 3G chắc chắn sẽ tạo ra sự bùng nổ
các dịch vụ thông tin đa phương tiện dựa trên nền IP, là nguồn doanh thu chính của
các doanh nghiệp viễn thông. Xu hướng này đòi hỏi mạng viễn thông không phải
chỉ phát triển theo một cấu trúc mới tiên tiến mà còn đòi hỏi có sự liên kết với nhau
nhằm cung cấp được nhiều dịch vụ nhất đến khách hàng với chi phí đầu tư ít nhất.
VNPT, đơn vị duy nhất cung cấp các dịch vụ Bưu chính Viễn thông của Việt
Nam trong những năm trước đây, có cơ sở hạ tầng viễn thông lớn và đa dạng. Hiện
nay, trong nền kinh tế mở nhiều doanh nghiệp viễn thông ra đời đã thúc đẩy sự đầu
tư phát triển công nghệ một cách nhanh chóng cùng với sự cạnh tranh gay gắt trong
việc phát triển và cung cấp các loại hình dịch vụ. Trong sự phát triển đó, với một
nguồn lực có hạn không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đầu tư phát triển được
một mạng viễn thông hoàn thiện, cung cấp được mọi dịch vụ mà chỉ có thể phát
triển được một hay một vài loại hình dịch vụ. Do đó nhu cầu hợp tác, chia sẻ, trao
đổi tài nguyên mạng với nhau xuất hiện và quy mô ngày càng lớn. Với cấu hình
mạng lớn hàng đầu của đất nước, cơ sở hạ tầng mạng của VNPT luôn được các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông quan tâm, vì vậy việc nghiên cứu
phương án kỹ thuật kết nối với mạng khác và xây dựng các cơ chế hỗ trợ là vấn đề
được đặt ra từ lâu.
Là một người công tác trong VTN, công ty quản lý, vận hành khai thác mạng
truyền dẫn đường trục và mạng NGN của VNPT, tuy không trực tiếp vận hành hệ
thống thiết bị nhưng với mong muốn là học hỏi, nghiên cứu để biết thêm những khả
1
năng của mạng, Tôi chọn đề tài “nghiên cứu phương án kỹ thuật kết nối mạng
NGN của VNPT với mạng của các doanh nghiệp viễn thông khác”.
Mục đích của luận văn:
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến kỹ thuật kết nối mạng NGN, xem xét
năng lực kết nối của mạng, hoạt động của các kết nối hiện tại từ đó đề xuất phương
án kết nối mới.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Tư liệu nghiên cứu của luận văn có tài liệu kỹ thuật và thiết bị hiện vận hành
trên mạng nên có thể áp dụng kết quả nghiên cứu vào ngay mạng NGN của VNPT.
Nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Các vấn đề kỹ thuật trong việc kết nối liên mạng.
Chương 2: Hiện trạng mạng NGN của VNPT, một số doanh nghiệp khác và
vấn đề kết nối các mạng.
Chương 3: Đề xuất phương kỹ thuật án kết nối các mạng.
Do năng lực và thời gian có hạn nên các nội dung trình bày trong luận văn
chưa được sâu sắc và không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được các thầy
cô, bạn bè đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ
2
CHƯƠNG I:
CÁC VẤN ĐỀ KỸ THUẬT TRONG VIỆC KẾT NỐI LIÊN MẠNG
1.1 Giao diện kết nối:
Giao diện kết nối trong mạng NGN được thực hiện giữa các thực thể trong
mạng hoặc ngoài mạng (mạng khác), giữa các mặt phẳng chức năng được phân biệt
theo cấu trúc của mạng (được chỉ ra trong hình 1.1).
Hình 1.1: Giao diện trong mạng NGN
Các giao diện chính bao gồm: giao diện kết nối giữa các máy chủ ứng dụng và
các máy chủ điều khiển cuộc gọi MGC (hay còn gọi softswitch), giữa các MGC và
MG hay giữa các MGC. Đây là các giao diện chính, tuy nhiên tùy theo điều kiện
triển khai của nhà khai thác và giải pháp của các nhà cung cấp còn có thể xuất hiện
thêm một số các thực thể vật lý riêng được tách ra từ các một số các chức năng của
các phần tử trên như: máy chủ báo hiệu, máy chủ phương tiện… do đó cũng sẽ có
thêm các giao diện mới.
3
Kết nối trên các giao diện được thực hiện bởi các giao thức giữa các phần tử
mạng: BICC, Megaco/H.248, SIP, SIP-T, H.323, INAP, SIGTRAN…các giao thức
biên BGP. Ngoài ra còn có các giao thức giữa các phần tử mạng và các phần tử
quản lý mạng.
Để thực thi các điểm kết nối giữa các mạng cần xác định rõ điểm có thể đấu
chuyển (báo hiệu và thoại) là điểm nằm ở vùng biên của hai mạng; qua đó hai mạng
có thể đấu nối để chuyển tiếp cuộc gọi.
1.1.1 Điểm đấu chuyển kết nối báo hiệu:
o Các điểm các bản tin định tuyến cuộc gọi đi qua đó,
o Có khả năng xử lý bản tin báo hiệu để thực hiện chức năng chuyển mạch
cuộc gọi hoặc chuyển tiếp bản tin báo hiệu sang các điểm báo hiệu khác.
o Các điểm có thể đấu chuyển báo hiệu:
Các điểm có thể đấu chuyển báo hiệu: Host, Toll, STP, Softswitch, SG
Ở cấp tổng đài Host có các tổng đài vệ tinh. Các tổng đài vệ tinh này phục
vụ cho các thuê bao một nhóm thuê bao. Các tổng đài vệ tinh có thể chỉ là bộ tập
trung thuê bao, hoặc có thể gồm cả chức năng chuyển mạch nhóm thuê bao. Tổng
đài vệ tinh có thể kết nối với Host theo chuẩn kết nối riêng hoặc qua chuẩn báo hiệu
như V5.2 hoặc C7. Tuy nhiên, ở chế độ hoạt động bình thường, đường kết nối giữa
Host và tổng đài vệ tinh tốt, tổng đài vệ tinh hoạt động ở chế độ phụ thuộc, nghĩa là
Host phụ trách việc chuyển mạch và tính cước. Do đó, ta không xét tổng đài vệ tinh
là điểm có thể đấu chuyển.
Tổng đài chuyển tiếp cấp hai trong tỉnh (Tandem): các tandem đóng vai trò
chuyển tiếp cuộc gọi trước khi đến tổng đài Toll.
1.1.2 Điểm đấu chuyển lưu lượng:
oCác điểm mà lưu lượng thoại đi qua đó,
oCó khả năng xử lý lưu lượng thoại: chuyển đổi kiểu lưu lượng thoại (ví dụ từ
TDM <-> IP), hoặc là có địa chỉ là điểm đầu/cuối của đường đi của lưu lượng thoại.
oCác điểm có thể đấu chuyển thoại: Host, Toll, MG
4
- Để xác định được điểm đấu chuyển từ phía mạng hiện tại, các điểm báo hiệu
cần “nhận biết” cuộc gọi cần đi theo hướng nào, chủ yếu là qua phân tích số của bị
gọi (prefix, hoặc cả số):
Tại Host: quản lý thuê bao -> có thể nhận biết từng số của thuê bao hoặc
sub-prefix (Số thuê bao = [Mã tỉnh] [sub-prefix] [số nội tỉnh còn lại]) nào đã
được chuyển đi. Các sub-prefix thuộc các mã tỉnh khác được coi đó là cuộc gọi liên
tỉnh thông thường, định tuyến cuộc gọi tới Toll liên tỉnh trong mạng hiện tại như
bình thường.
Tại Toll: có thể nhận biết qua sub-prefix để chuyển cuộc gọi theo các
hướng khác nhau.
- Như vậy, các trường hợp đấu chuyển đều dựa vào khả năng nhận biết của các
điểm báo hiệu. Căn cứ vào các trường hợp đã nêu, có thể thấy việc đi theo tuyến
nào sẽ phụ thuộc vào số thuê bao, khởi điểm của việc định tuyến.
- Để tránh trường hợp định tuyến quẩn giữa hai mạng, (ví dụ gọi một số không
tồn tại, cả hai mạng mới đều không định vị được sẽ dẫn tới quẩn), thì cuộc gọi đã
nhận biết được ở mạng nào thì sẽ gán thêm prefix ở mạng đó.
- Báo hiệu cho các cuộc gọi đi theo đường liên tỉnh của mạng đó (nghĩa là cả
báo hiệu và thoại được chuyển lên Toll)
- Để có thể kết nối cuộc gọi từ Host chuyển thẳng sang mạng ngoài, ngoài
đường đấu chuyển thoại, cần đường báo hiệu để Host và SS “nhìn thẳng” nhau qua
2 cách:
Kết nối báo hiệu trực tiếp giữa các tandem của các tỉnh, hoặc
Kết nối qua Toll, rồi kết nối tới SS.
1.2 Vấn đề báo hiệu điều khiển cuộc gọi và định tuyến IP trong quá trình kết
nối liên mạng:
1.2.1 Các giao thức báo hiệu:
Mạng NGN yêu cầu một số lượng lớn các giao diện và giao thức kết nối. Các
giao thức này phục vụ việc kết nối với mạng PSTN hiện tại. Việc lựa chọn giao
thức kết nối dựa trên các yếu tố dưới đây:
5
o Tình hình chuẩn hoá giao thức trong các tổ chức tiêu chuẩn hoá thế giới và
khu vực
o Tính phổ biến của giao thức thông qua các ứng dụng của nhà cung cấp thiết
bị và khai thác mạng
o Hiện trạng triển khai mạng NGN và xu thế hội tụ cố định, di động
Các giao thức báo hiệu và điều khiển theo mô hình kết nối giữa các phần tử
trong mạng NGN đã được chuẩn hoá bao gồm:
- Giao thức kết nối giữa hai Softswitch.
- Giao thức kết nối giữa Softswitch và Trunking Gateway.
- Giao thức kết nối giữa Softswitch và Access Gateway.
- Giao thức kết nối giữa Softswitch và Signalling Gateway.
a/ Giao thức báo hiệu sử dụng trong kết nối giữa 2 Softswitch
Tuỳ theo chức năng cũng như thuê bao mà Softswitch hỗ trợ mà trong kết nối
giữa 2 Softswitch có thể sử dụng các giao thức báo hiệu sau: BICC, SIP, SIP-T,
SIP-I. Sau đây là tình hình tiêu chuẩn hoá các giao thức này:
- Giao thức báo hiệu BICC được ITU-T xây dựng và ban hành gồm có 2 phiên bản:
Q.1901(6/2000) Bearer Independent Call Control protocol (Capability Set 1).
Q.1902.x (7/2001) Bearer Independent Call Control protocol (Capability Set 2).
- Giao thức báo hiệu SIP-T được IETF đề xuất trong RFC3372 (9/2002)
- Giao thức báo hiệu SIP-I được ITU xây dựng và ban hành trong khuyến nghị
Q.1912.5 (3/2004), sau đó giao thức báo hiệu này đã được ETSI sửa đổi và ban
hành trong tiêu chuẩn ETSI EN 383 001 v1.1.1 (6/2005).
- Giao thức báo hiệu SIP được IETF đề xuất gồm có 2 phiên bản:
RFC2435 (3/1999) SIP: Session Initiation Protocol (Version 1.0).
RFC3261 (6/2002) SIP: Session Initiation Protocol (Version 2.0).
b/ Giao thức báo hiệu sử dụng trong kết nối giữa Softswitch với Trunking Gateway
Giao diện kết nối giữa Softswitch với Trunking Gateway có thể sử dụng các
giao thức báo hiệu sau: MGCP, H.248. Sau đây là tình hình tiêu chuẩn hoá hai giao
thức này:
6
- Giao thức báo hiệu MGCP được IETF đề xuất gồm có 2 phiên bản:
RFC2705 (10/1999) Media Gateway Control Protocol (MGCP) Version. 1.0
RFC3435 (1/20003) Media Gateway Control Protocol (MGCP) Version. 1.0
- Giao thức báo hiệu H.248 được ITU-T xây dựng và ban hành trong các
khuyến nghị H.248.x Gateway control protocol version 2.
c/ Giao thức báo hiệu sử dụng trong kết nối giữa Softswitch với Access Gateway
Giao diện kết nối giữa Softswitch với Access Gateway có thể sử dụng các giao
thức báo hiệu sau: MGCP, H.248, SIP. Trong đó giao thức báo hiệu MGCP và
H.248 sử dụng cùng chuẩn với giao diện giữa Softswitch với Trunking Gateway,
giao thức báo hiệu SIP sử dụng cùng chuẩn với giao diện giữa 2 Softswitch.
d/ Giao thức báo hiệu sử dụng trong kết nối giữa Softswitch với Signalling Gateway
Kết nối giữa Softswitch và Signalling Gateway sử dụng giao thức Sigtran
được IETF đề xuất trong các tiêu chuẩn sau:
- RFC 2719 (10/1999) Framework Architecture for Signaling Transport.
- RFC 2960 (10/2000) Stream Control Transmission Protocol.
- RFC 3331 (9/2002) Signaling System 7 (SS7) Message Transfer Part 2
(MTP2) - User Adaptation Layer (M2UA).
- RFC 3332 (9/2002) Signaling System 7 (SS7) Message Transfer Part 3
(MTP3) - User Adaptation Layer (M3UA).
1.2.2 Định hướng các chuẩn giao thức báo hiệu sử dụng cho mạng NGN:
Một số đề xuất về định hướng sử dụng giao thức báo hiệu trong mạng NGN
như sau:
- Kết nối giữa 2 MGC: ưu tiên sử dụng giao thức SIP-I và SIP, giao thức
BICC CS2 là tuỳ chọn.
- Kết nối giữa MGC với TGW: ưu tiên sử dụng giao thức H.248, giao thức
MGCP là tuỳ chọn.
- Kết nối giữa MGC với SGW: sử dụng giao thức SIGTRAN.
- Kết nối giữa MGC với AGW: sử dụng giao thức H.248, SIP, giao thức
MGCP là tuỳ chọn.
7
- Kết nối giữa AS và softswitch sử dụng SIP (để thuận lợi cho sự phát triển lên
IMS architecture).
Xuất phát từ các sở cứ nêu trên, các giao diện và giao thức dưới đây sẽ được
ưu tiên lựa chọn:
Giao thức SIP-I kết nối giữa các Softswitch
Giao thức SIP kết nối giữa Softswitch với lớp ứng dụng
Giao thức INAP kết nối giữa Softswitch với các dịch vụ IN
Giao thức H248 để kết nối giữa Softswitch và TGW, AGW
Giao thức SIGTRAN để kết nối giữa Softswitch và SGW
Giao thức báo hiệu C7 giữa mạng PSTN và NGN
Các chuẩn mã hoá G711, G723, G729 để kết nối giữa mạng NGN và PSTN
Giao diện V5x để kết nối với các thuê bao PSTN
Hình 1.2: Khuyến nghị các giao thức báo hiệu và điều khiển trong mạng NGN
Ngoài ra còn có một số giao diện, giao thức trong mạng truy nhập và thiết bị
đầu cuối của khách hàng. Các giao thức này sẽ được lựa chọn dựa trên công nghệ
truy nhập, thiết bị đầu cuối và các dịch vụ sẽ triển khai.
8
1.3 Vấn đề đánh số (numbering) trong kết nối liên mạng:
Kế hoạch đánh số là một trong những nội dung chính của chiến lược quy
hoạch tổng thể phát triển một mạng viễn thông. Trong xu thế cạnh tranh, khi xuất
hiện ngày càng nhiều nhà khai thác tham gia vào cung cấp các dich vụ trong thị
trường viễn thông, đòi hỏi mỗi nhà khai thác phải có mã nhận dạng để phân biệt
mạng và các dịch vụ khác nhau, cũng như điều tiết, phân bổ tài nguyên đánh số giữa
các nhà khai thác một cách hợp lý phù hợp với nhu cầu phát triển.
Kế hoạch đánh số đã được các tổ chức viễn thông quốc tế nghiên cứu và đưa
ra những khuyến nghị quan trọng, dựa trên những khuyến nghị này các nhà quản lý
viễn thông quốc gia sẽ xây dựng kế hoạch đánh số cho phù hợp với quốc gia mình.
1.3.1 Cơ sở để xây dựng kế hoạch đánh số:
- Các kết quả dự báo nhu cầu phát triển mạng viễn thông, số lượng thuê bao và
loại hình dịch vụ cung cấp cho thuê bao và xu hướng phát triển của công nghệ viễn
thông. Các kết quả dự báo về thuê bao và dịch vụ viễn thông này được tính toán xác
định dựa trên các số liệu về sự phát triển của dân số : số hộ, số dân, mật độ dân
số...; sự phát triển tăng trưởng của nền kinh tế: tăng trưởng DGP, thu nhập bình
quân đầu người,... và nhiều yếu tố khác.
- Các số liệu về cấu hình mạng hiện tại, các dịch vụ đang được cung cấp cho
khách hàng và đặc biệt quan trọng là kế hoạch đánh số hiện đang sử dụng. Sự thay
đổi kế hoạch đánh số phải đảm bảo sao cho ít rắc rối, ảnh hưởng nhất về phía người
sử dụng thuê bao.
- Các quy định về chính sách viễn thông: Luật, nghị định, quyết định, thông
tư,... liên quan đến viễn thông của Chính phủ và chiến lược phát triển mạng lưới
viễn thông quốc gia cũng như mạng viễn thông quốc tế.
1.3.2 Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch đánh số:
- Đáp ứng đủ số, có xem xét đến việc dự đoán sự phát triển của các dịch vụ
viễn thông trong tương lai, đối với mỗi số hoặc dãy số phải được phân bổ và sử
dụng sao cho có hiệu quả.
- Các số phải bao gồm ít chữ số nhất có thể được.
9
- Phải phân bổ sao cho công bằng, bình đẳng giữa các nhà doanh nghiệp hoặc
khai thác viễn thông riêng khác.
- Tuân thủ các khuyến nghị của ITU-T về đánh số.
1.3.2.1 Kế hoạch đánh số quốc gia
Đánh số quốc gia theo địa lý
Cấu trúc số viễn thông công cộng mạng viễn thông:
CC NDC SN
Sè quèc gia
Tèi ®a (15-n) ch÷ sè
1-3 ch÷
sè
Max 15 digits
Sè viÔn th«ng c«ng céng qu«c tÕ
ph©n theo vïng ®Þa lý
CC M· quèc gia theo c¸c vïng ®Þa lý
NDC M· ®Ých quèc gia
SN Sè thuª bao
n Sè ch÷ sè m· quèc gia
Hình 1.3: Cấu trúc số viễn thông công cộng phân theo vùng địa lý
Đánh số quốc gia cho các mạng
Đánh số quốc gia cho các mạng cũng đánh số theo vùng địa lý, Chính phủ chỉ
quản lý, phân phối đánh số đến số đầu của dãy số thuê bao, độ dài số thuê bao phụ
thuộc vào việc đánh số thuê bao đến từng người sử dụng do các doanh nghiệp hoặc
các nhà khai thác Viễn thông chịu trách nhiệm.
Đánh số quốc gia cho các dịch vụ
Các số dịch vụ được dùng chung toàn quốc (số dịch vụ truy nhập phổ cập)
không theo vùng địa lý, cụ thể cho vùng đánh số nào đó hoặc một vùng hoạt động
được phép của một nhà khai thác hệ thống Viễn thông. Các số dịch vụ toàn quốc là
những số có thể luôn luôn được nối đến từ mạng quốc gia với vùng một số quốc gia
có nghĩa. Số dịch vụ toàn quốc được quay từ bất cứ nơi nào trong nước với giá cước
nội hạt, trong khi đó các số dịch vụ thông thường áp dụng giá cao hơn.
10
1.3.2.2 Kế hoạch đánh số quốc tế
• Cấu trúc số viễn thông công cộng quốc tế
Theo các khuyến nghị E.164 của ITU-T: có 3 dạng cấu trúc khác nhau sử dụng
cho số viễn thông công cộng quốc tế:
- Số viễn thông công cộng quốc tế theo phân chia theo khu vực địa lý.
- Số viễn thông công cộng quốc tế theo phân chia theo dịch vụ toàn cầu.
- Số viễn thông công cộng quốc tế theo phân chia theo mạng.
• Độ dài của số viễn thông công cộng quốc tế
ITU-T khuyến nghị số các chữ số tối đa sử dụng trong cả 3 loại cấu trúc số
viễn thông công cộng quốc tế là 15 (không kể các số mào đầu quốc tế). Các nhà
quản lý đánh số sẽ phải thoả thuận giới hạn các chữ số sử dụng cho phù hợp với các
nhu cầu về dịch vụ.
• Các dạng của số viễn thông công cộng quốc tế
Số viễn thông công cộng quốc tế phân theo các vùng địa lý là tổ hợp các chữ
số thập phân được xắp sếp trong các trường mã xác định (hình 1) bao gồm:
- Mã quốc gia CC
- Số quốc gia NN = NDC + SN
CC NDC SN
Sè quèc gia
Max (15-n) digits 1 to 3 digits
Max 15 digits
Sè viÔn th«ng c«ng céng qu«c tÕ
ph©n theo vïng ®Þa lý
CC M· quèc gia theo c¸c vïng ®Þa lý
NDC M· ®Ých quèc gia
SN Sè thuª bao
n Sè ch÷ sè m· quèc gia
Hình 1.4: Cấu trúc số viễn thông công cộng quốc tế phân theo vùng địa lý
Việc sử dụng khuôn dạng được xác định theo từng dịch vụ và phụ thuộc vào
các yêu câù đánh số chi tiết được đề cập tới trong các khuyến nghị tương ứng của
11