Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Phát Triển Nguồn Dược Liệu Sạch Từ Loài Đỏ Ngọn Tại Trung Tâm Thực Nghiệm Đông Xuân Học Viện Quân Y 103
PREMIUM
Số trang
73
Kích thước
10.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1258

Nghiên Cứu Phát Triển Nguồn Dược Liệu Sạch Từ Loài Đỏ Ngọn Tại Trung Tâm Thực Nghiệm Đông Xuân Học Viện Quân Y 103

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CẢM ƠN

Thực hiện khóa luận tốt nghiệp là một cơ hội tốt để giúp sinh viên có

thể vận dụng những kiến thức trên giảng đường vào thực tế. Từ kiến thức thực

tế có thể đánh giá được quá trình học tập, rèn luyện tại nhà trường đồng thời

giúp sinh viên gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Được sự đồng ý của nhà

trường, khoa Quản Lý Rừng và Môi Trường, tôi thực hiện khóa luận

―Nghiên cứu phát triển nguồn dược liệu sạch từ loài Đỏ Ngọn tại trung

tâm thực nghiệm Đông Xuân- Học viện Quân Y 103”

Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã

nhận được nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy giáo, cô giáo,

các tổ chức cá nhân trong và ngoài trường.

Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trần Ngọc Hải

đã dành thời gian tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực

hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn những hướng dẫn và góp ý quý báu của thầy

Bùi Văn Năng phụ trách phòng thí nghiệm phân tích môi trường và các thầy

giáo, cô giáo trong bộ môn Quản lý môi trường, khoa Quản lý tài nguyên

rừng và môi trường, trường đại học Lâm Nghiệp đã giúp tôi nâng cao khóa

luận.

Tôi cũng xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ nhân viên làm

việc tại trung tâm thực nghiệm Đông Xuân - Học viện Quân Y 103 đã giúp đỡ

tôi trong thời gian thực tập tại trung tâm.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian hạn hẹp, năng lực bản

thân và kiến thức thực tế còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những

thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các

bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2011

Sinh viên

Bùi Thị Thanh Tâm

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Từ viết tắt Giải nghĩa

1 Al3+ Nhôm

2 As Asen

3 BOD5 Nhu cầu ôxy sinh hóa

4 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường

5 BVTV Bảo vệ thực vật

6 Cd Cadimi

7 Cr3+ Crom

8 EC Độ dẫn điện

9 FAO Tổ chức Nông lương thế giới

10 NO3- Nitrat

11 GAP Good Agricultural Practices

12 Hg Thủy ngân

13 QCVN Quy chuẩn Việt Nam

14 KĐ keo đất

15 KLN Kim loại nặng

16 PO4

2-

Phốt phát

17 TCCP Tiêu chuẩn cho phép

18 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

19 TDS Tổng chất rắn hòa tan

20 SS Chất rắn lơ lửng

21 YHCT Y học cổ truyền

22 YHHĐ Y học hiện đại

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

TT Tên Trang

Bảng 5.1 Giá trị pH trong môi trường nước 46

Bảng 5.2 Giá trị BOD5 trong môi trường nước 47

Bảng 5.3 Giá trị COD trong môi trường nước 48

Bảng 5.4 Bảng giá trị hàm lượng chất rắn lơ lửng trong môi

trường nước

49

Bảng 5.5 Giá trị Độ đục, EC, TDS, Độ muối trong môi trường

nước

49

Bảng 5.6 Hàm lượng Nitrat trong môi trường nước 50

Bảng 5.7 Hàm lượng KLN trong môi trường nước 50

Bảng 5.8 Bảng tổng hợp giá trị của các thông số trong môi trường

nước

51

Bảng 5.9 Chỉ tiêu về kim loại nặng 52

Bảng 5.10 Hàm lượng KLN trong lá Đỏ ngọn 53

Bảng 5.11 Hàm lượng KLN trong sản phẩm Đỏ ngọn 53

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................

I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1

II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................ 3

2.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới ..................................................... 3

2.1.1 Lịch sử sử dụng cây cỏ làm cây thuốc trên thế giới ..................... 3

2.1.2 Hiện trạng tài nguyên cây thuốc trên thế giới.............................. 5

2.2. Tài nguyên cây thuốc Việt Nam ......................................................... 7

2.2.1 Lược sử các nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam .......................... 7

2.2.2. Hiện trạng nguồn cây thuốc Việt Nam hiện nay ......................... 9

2.3 Các nghiên cứu về Đỏ ngọn tại Việt Nam......................................... 12

2.4 Tiêu chuẩn GAP vàVietGAP ............................................................. 14

III. MỤC TIÊU- NỘI DUNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........... 17

3.1. Mục tiêu........................................................................................... 17

3.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................ 17

3.2.1. Đánh giá quá trình gây, trồng loài Đỏ Ngọn tại khu vực nghiên

cứu....................................................................................................... 17

3.2.2. Tìm hiểu kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, chế biến loài Đỏ Ngọn làm

thuốc .................................................................................................... 17

3.2.3. Áp dụng tiêu chuẩn GAP để đánh giá dược liệu sạch và vận

dụng cho loài Đỏ Ngọn trồng tại trung tâm thực nghiệm Đông Xuân18

3.2.4. Đề xuất phát triển loài Đỏ Ngọn theo tiêu chuẩn GAP............. 18

3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 18

3.3.1. Phương pháp điều tra xã hội học ............................................. 18

3.3.2. Phương pháp lấy mẫu và bảo quảnmẫu:................................... 21

3.3.3 Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu..................................... 32

3.3.4. Phương pháp nội nghiệp (gồm cả phương pháp phân tích trong

phòng thí nghiệm) ............................................................................... 32

IV. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU.................... 33

4.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................. 33

4.2 Đặc điểm khí hậu của khu vực trồng thử nghiệm............................. 34

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 35

5.2.Đánh giá quá trình gây, trồng, chăm sóc loài Đỏ Ngọn ................... 35

5.2.1. Đánh giá vùng đất trồng cây Đỏ Ngọn của trung tâm thực

nghiệm ................................................................................................. 36

5.2.2. Giống cây trồng ......................................................................... 37

5.2.3. Cách quản lý đất và giá thể........................................................ 38

5.2.4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây .................................................. 38

5.2.5 Phân bón và chất phụ gia ........................................................... 40

5.2.6. Nước tưới................................................................................... 40

5.2.7. Bảo vệ thực vật và sử dụng hóa chất ......................................... 41

5.3 Kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, chế biến loài Đỏ Ngọn làm thuốc ........ 41

5.4 Công tác đào tạo cho cán bộ, nhân viên về trồng cây Đỏ ngọn ........ 45

5.5 Áp dụng tiêu chuẩn GAP để đánh giá dược liệu sạch và vận dụng

cho loài Đỏ Ngọn trồng tại trung tâm thực nghiệm Đông Xuân ............ 46

5.6 Đề xuất phát triển loài Đỏ ngọn theo tiêu chuẩn GAP .................... 54

5.6.1 Giải pháp chinh sách.................................................................. 54

5.6.2 Giải pháp kỹ thuật ...................................................................... 55

VI. KẾT LUẬN- TỒN TẠI- KHUYẾN NGHỊ ......................................... 59

6.1 Kết luận.............................................................................................. 59

6.2 Tồn tại................................................................................................ 60

6.3 Khuyến nghị ...................................................................................... 60

Tài liệu tham khảo

1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam nằm trong vùng lục địa Đông Nam Á thuộc khu vực cổ nhiệt

đới, là cái nôi của thực vật hạt kín, lại là giao điểm của các luồng thực vật di

cư từ các khu hệ thực vật lân cận ( Hệ thực vật Malaixia- Indonexia, hệ thực

vật Himalaya- Vân Nam, Quỳ Châu, hệ thực vật Ấn Độ- Mianma) nên thành

phần thực vật rất đa dạng và phong phú. Theo các tài liệu công bố gần đây đã

thống kê được 9607 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 2010 chi và 219 họ,

chiếm gần 80% tổng số loài dự đoán có ở Việt Nam. Ngoài ra còn có 733 loài

nhập nội từ nước ngoài và chỉ gặp trong trồng trọt, đưa tổng số loài thực vật

bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam lên đến 10340 loài thuộc 2256 chi và 305

họ. Cũng theo các thống kê gần đây Việt Nam đã có hơn 3800 loài thực vật

được dùng làm thuốc, đa số trong đó đều là cây mọc hoang dại. Trong số đó

có rất nhiều loài là cây dược liệu có giá trị của Việt Nam cũng như trên thế

giới.

Trải qua hàng nghìn năm thử nghiệm và tích lũy ông cha ta đã biết sử

dụng, chế biến và tạo ra nhiều loại thuốc chữa bệnh cho nhân dân từ thực vật.

Các công thức pha chế, cách thức sử dụng các loại dược liệu làm thuốc đã

được ghi chép và lưu truyền qua các thế hệ. Nhờ đó kho tàng kiến thức về các

loại dược liệu Việt Nam ngày càng phong phú, là nền tảng phát triển nền y

học cổ truyền dân tộc.

Hiện nay các nghiên cứu tách chiết các hoạt chất chữa bệnh từ những loài

cây mọc hoang dại phổ biến, là một trong những hướng nghiên cứu được thế

giới quan tâm. Các hoạt chất được tách chiết ra có thể dùng làm thuốc chữa

bệnh hoặc sản xuất các loại thực phẩm chức năng phục vụ đời sống con

người. Bảo tồn, nghiên cứu phát triển các loài các loài dược liệu đã trở thành

mối quan tâm dặc biệt của các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Trong những

năm gần đây con người có xu hướng phát triển các nguồn dược liệu đó dựa

2

theo các tiêu chuẩn được quốc tế, quốc gia nghiên cứu đề ra nhằm giảm thiểu

tác động xấu ở mức tối thiểu cho con người, sinh vật và môi trường.

Tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc có rất nhiều loài cây thuốc mọc

hoang dại hoặc được gây trồng có giá trị dược liệu cao. Trong đó nhóm cây có

tác dụng chống oxy hóa cũng có trữ lượng đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay còn

nhiều loài cây trong nhóm này mọc hoang dại chưa được quan tâm nghiên

cứu và nhiều loài bị khai thác rất mạnh hoặc sinh cảnh sống của loài đang bị

thu hẹp. Hiện nay nhiều loài cây thuốc có nguồn gốc tự nhiên đã được khai

thác, sử dụng và gây trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng thảo dược ngày càng

cao hiện nay. Tuy nhiên, vấn để đặt ra là một nguồn dược liệu muốn đạt tiêu

chuẩn đảm bảo an toàn phải quản lý được xuất xứ, nguồn gốc, quá trình trồng,

chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản nguồn dược liệu đó. Do đó, các quá

trình này cần được điều tra, đánh giá một cách thường xuyên và nghiêm ngặt.

Ngày nay, việc nghiên cứu, phát triển các nguồn dược liệu đặc biệt là nguồn

dược liệu sạch đang là vấn đề cấp thiết của các quốc gia nói chung và Việt

Nam nói riêng.

Chính vì lí do đó, tôi thực hiện khóa luận: ―Nghiên cứu phát triển

nguồn dược liệu sạch từ loài Đỏ Ngọn tại trung tâm thực nghiệm Đông

Xuân- Học viện Quân Y 103” nhằm góp phần vào công tác bảo tồn, phát

triển nguồn dược liệu sạch từ loài Đỏ ngọn cung cấp cho ngành Y dược Việt

Nam, từ đó có thể áp dụng cho nhiều loài cây dược liệu khác trong phạm vi cả

nước.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!