Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 91 - 96
91
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƯỚNG
SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thu Hằng*
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Huyện Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, gồm có 17
xã và 3 thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 47.377,94 ha trong đó đất nông nghiệp là
12.488,92 ha chiếm 26,55% diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp là 21.402,61 ha chiếm 45,5%
diện tích đất tự nhiên còn lại là các loại đất khác. Đây là huyện có nhiều tiềm năng nông lâm
nghiệp chưa được khai thác, cơ sở hạ tầng và kinh tế hộ nông dân vẫn còn nhiều khó khăn. Một
trong những nguyên nhân quan trọng là kinh tế hộ nông dân còn gặp nhiều trở ngại, chưa thực sự
đi vào sản xuất hàng hoá. Chính vì vậy nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản
xuất hàng hoá là hết sức cần thiết đối với từng vùng, từng địa phương và phạm vi toàn quốc
Từ khoá: Hộ nông dân, xản xuất, hàng hoá, phân tích, Đồng Hỷ
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong những năm gần đây vùng miền núi đã
được chú trọng đầu tư phát triển kinh tế xã
hội. Nhiều chương trình dự án như: phủ xanh
đất trống đồi núi trọc, (dự án 661, dự án
327...), mở rộng giao thông miền núi, xây
dựng các cơ sở hạ tầng (dự án 135)... được
dành riêng ưu tiên cho miền núi, đời sống vật
chất tinh thần của nhân dân dần dần được cải
thiện. Tuy nhiên những thay đổi đó mới chỉ là
bước đầu, về cơ bản miền núi vẫn là vùng
kinh tế chậm phát triển đời sống nhân dân còn
nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu và
thiếu. Do đó để đẩy mạnh nhịp độ phát triển
kinh tế xã hội, đưa miền núi hoà nhập với
miền xuôi, ngoài việc tăng cường đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng chúng ta còn phải tập
trung đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ nông dân
miền núi nói riêng trong tổng thể phát triển
kinh tế hộ nông dân cả nước nói chung, lấy
kinh tế hộ làm khởi điểm cho việc thay đổi bộ
mặt nông thôn miền núi.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất
mà nền sản xuất xã hội chuyển từ sản xuất tự
nhiên, tự cung, tự cấp thành sản xuất kinh tế
hàng hoá, hộ gia đình nông dân là đơn vị kinh
tế tự chủ, là nhân vật trung tâm trong quá
trình chuyển nền nông nghiệp tự nhiên hiện
vật sang nền nông nghiệp hàng hoá.
*
Tel: 0912 108 538; Email: [email protected]
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
NÔNG DÂN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Ở
HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN
Trong tổng số 90 hộ điều tra có 86,7% chủ hộ
là nam giới và 13,3% chủ hộ là nữ, xã Hoá
Thượng có chủ hộ là nữ chiếm tỷ lệ cao nhất
16,7%, xã Hoà Bình có chủ hộ là nữ thấp nhất
chiếm 10%.
Nguồn gốc của các chủ hộ cũng khác nhau,
chủ hộ là người dân bản địa chiếm 88,9%,
dân di dời lòng hồ 10%, dân khai hoang
1,1%. Dân bản địa chiếm tỷ lệ cao nhất ở xã
Hóa Thượng 93,3%, dân khai hoang chiếm tỷ
lệ rất thấp chỉ có ở xã Hòa Bình chiếm 3,3%.
Nếu phân theo tộc người thì chủ hộ là người
Kinh vẫn chiếm đa số, chiếm 73,3% thấp nhất
là chủ hộ là người Sán dìu chiếm 5,6%. Chủ
hộ là người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất ở xã
Hoá Thượng 83,3%; thấp nhất là dân tộc Sán
dìu cũng ở xã Hoá Thượng 0%. Như vậy là ở
xã Hoà Bình xã vùng cao của huyện thì ở đây
tỷ lệ chủ hộ là người dân tộc thiểu số cao hơn
các xã khác, tỷ lệ chủ hộ là người Kinh ở xã
này thấp nhất 66,7%.
* Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không
thể thay thế được trong sản xuất nông, lâm
nghiệp của hộ nông dân. Nếu phân tích theo
loại đất sử dụng thì đất nông nghiệp chung cả
3 loại hộ thì đất nông nghiệp chiếm 45%
trong đó hộ thuần nông chiếm tỷ lệ cao nhất
53,35%, thấp nhất là hộ nông lâm kết hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn