Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu phát triển hoạt động tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
W X
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN,
MÔI GIỚI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
Chủ nhiệm Đề tài: TS. HOÀNG XUÂN LONG
Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN
7472
31/7/2009
Hà Nội, 2009
1
LỜI NÓI ĐẦU
Thời gian qua, hoạt động tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở nước
ta đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập. Đồng thời, cũng có những khía cạnh khác
nhau được cách tiếp cận về chủ đề nghiên cứu này. Có những công trình đề cập tới tổ
chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ như một khía cạnh có liên quan khi bàn về
các chủ đề khác (về thị trường KH&CN, chuyển giao công nghệ, gắn kết nghiên cứu với
sản xuất, ...) (điển hình như Đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2005: Thị trường khoa học và
công nghệ ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp" - Hà Nội 2006). Có những nghiên cứu
đi vào phân tích một loại hình tổ chức dịch vụ môi giới chuyển giao công nghệ nhất định
(điển hình là "Vai trò tư vấn pháp lý trong hoạt động chuyển giao công nghệ", Báo cáo
tham luận tại Hội thảo "Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp và phát triển thị trường
công nghệ ở Việt Nam, do Bộ KH&CN tổ chức tại Hà Nội, 28-12-2004). Có những
nghiên cứu tìm hiểu hoạt động dịch vụ môi giới chuyển giao công nghệ trong một lĩnh
vực hoạt động kinh tế (điển hình là "Chuyển giao tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông
nghiệp: Hiện trạng và giải pháp", Tạp chí Hoạt động Khoa học - số 11/2004). Có những
nghiên cứu phân tích tình hình đang diễn ra và chưa có điều kiện đi sâu tìm kiếm các giải
pháp khắc phục những tồn tại hiện nay (điển hình các bài tham luận tại Hội thảo:
"Chuyển giao cộng nghệ phát triển nông thôn miền núi phía Bắc Việt Nam" do Chương
trình Nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan tổ chức tại Tp. Thái Nguyên, ngày29 - 30/8/2003).
Những công trình nghiên cứu đã có là những đóng góp quan trọng vào nghiên
cứu tổ chức tư vấn, môi giới, xúc tiến mua bán, chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên,
nhìn chung, đây vẫn là vấn đề chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện. Đặc
biệt hiện vẫn đang có nhiều bất cập từ thực tiễn đặt ra chưa được giải quyết thoả đáng.
Như vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu về tổ chức tư vấn, môi giới, xúc tiến mua bán,
chuyển giao công nghệ ở nước ta.
Nghiên cứu phát triển các tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở
Việt Nam là công trình nghiên cứu thuộc khuôn khổ Đề tài cấp cơ sở năm 2008 do Viện
Chiến lược và Chính sách KH&CN chỉ trì. Mục tiêu của Đề tài là xây dựng các căn cứ lý
luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển các tổ chức
tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở nước ta.
Ngoài các phương pháp khảo cứu các tài liệu từ nhiều nguồn, phân tích lôgic,
nghiên cứu so sánh,... Đề tài đã chú ý đến những cách tiếp cận sau: dựa trên quan điểm
thực tế để nắm bắt các vấn đề đặt ra và vận dụng lý luận, kinh nghiệm của thế giới và
của đổi mới trong nước thời gian qua để giải quyết các vấn đề đặt ra; tiếp cận hệ thống
và liên ngành để phân tích các vấn đề liên quan tới các tổ chức tư vấn, môi giới chuyển
giao công nghệ ở nước ta.
2
Phù hợp với mục tiêu và phương pháp nghiên cứu trên, Đề tài được kết cấu làm
các phần chính:
Phần 1:Lý luận và kinh nghiệm thế giới về hoạt động tư vấn, môi giới chuyển
giao công nghệ.
Phần 2: Phát triển hoạt động tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở nước ta.
Mặc dù có nhiều cố gắng, chắc chắn công trình nghiên cứu không tránh khỏi
những thiếu sót. Nhóm tác giả xin hoan nghênh và trân trọng mọi ý kiến góp ý, bổ sung
đối với sản phẩm của mình.
Hà Nội, Tháng 12 năm 2008
Nhóm thực hiện đề tài
3
PHẦN I: LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, MÔI
GIỚI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
I.1 THỐNG NHẤT KHÁI NIỆM VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Theo Luật Chuyển giao công nghệ được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 10, Khoá XI (Từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 29
tháng 11 năm 2006), tư vấn chuyển giao công nghệ là: "hoạt động hỗ trợ các bên trong
việc lựa chọn công nghệ, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công
nghệ" (Điều 3), môi giới chuyển giao công nghệ là "hoạt động hỗ trợ bên có công nghệ,
bên cần công nghệ trong việc tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ )
(Điều 3).
Tư vấn chuyển giao công nghệ và môi giới chuyển giao công nghệ (gọi tắt là tư
vấn, môi giới CGCN) là một phần của dịch vụ chuyển giao công nghệ. Với ý nghĩa
được quy định như trong Điều 3 và Điều 28 của Luật Chuyển giao công nghệ, dịch vụ
chuyển giao công nghệ được bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, ngoài tư vấn, môi
giới chuyển giao công nghệ được còn có đánh giá công nghệ, định giá công nghệ, giám
định công nghệ, xúc tiến chuyển giao công nghệ được.
Có những cách khác nhau để thu nhận công nghệ: thông qua giao dịch thương mại
(bao gồm: mua trực tiếp, đầu tư vốn, liên doanh, cấp lixăng, đặc quyền kinh tiêu, mua
thiết bị, hợp đồng phụ, hợp tác nghiên cứu và triển khai hoặc thoả thuận hợp tác sản
xuất); thông qua các biện pháp phi chính thức (bao gồm: nhập sản phẩm, trao đổi cán bộ
KH&CN, hội nghị khoa học, triển lãm KH&CN, đào tạo, tham quan thương mại, tư liệu
được công bố (tạp chí, sách báo, ...), các chương trình hỗ trợ của chính phủ, gián điệp
công nghiệp)1
. Tư vấn, môi giới CGCN sẽ hỗ trợ vào loại thứ nhất. Điều này cũng phù
hợp với khái niệm chuyển giao công nghệ được được nêu trong Luật Chuyển giao công
nghệ được là: "chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ
công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ được sang bên nhận công nghệ" (Điều
3).
Trên thực tế, có các hoạt động tư vấn, môi giới CGCN phù hợp với các đối tượng
khác nhau là doanh nghiệp, tổ chức NC&PT và nhà nước
2
. Tuy nhiên, trong khuôn khổ
của Đề tài này, chúng ta sẽ tạm thời tập trung vào đối tượng doanh nghiệp và chưa nói
nhiều đến hoạt động tư vấn, môi giới CGCN phục với tổ chức NC&PT và nhà nước.
1 Trung tâm Thông tin Tư liệu KH&CN quốc gia: Tổng luận Khoa học - Kỹ thuật - Kinh tế, số 3/1999,
trang 30.
2
Như sẽ có dịp trình bày sau này, không chỉ doanh nghiệp và tổ chức NC&PT, mà cả nhà nước cũng có
nhu cầu đựơc tư vấn công nghệ nói chung và tư vấn CGCN nói riêng.
4
I.2 Ý NGHĨA VÀ VỊ TRÍ CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, MÔI GIỚI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Việc tham gia vào chuyển giao công nghệ thường gặp nhiều khó khăn. Đó chính
là lý do cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài của các tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công
nghệ.
Trước hết và là điều dễ nhận thấy nhất là khó khăn của doanh nghiệp trước sự
phức tạp trong chuyển giao công nghệ.
Xoay quanh vấn đề công nghệ, các học giả đã từng đưa ra nhiều tranh luận.
Chẳng hạn như các bàn thảo dai dẳng về những điều cơ bản như định nghĩa về công nghệ
và chuyển giao công nghê (hàm chứa đằng sau là cách tiếp cận khác nhau), đánh giá đóng
góp của công nghệ vào tăng trưởng kinh tế ... Các doanh nghiệp có thể không quan tâm
tới những gì mang tính học thuật hoặc tác động ở tầm vĩ mô, nhưng còn có cả những
phức tạp khác liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyển giao công nghệ của doanh
nghiệp.
Có nhiều phương thức chuyển giao công nghệ khác nhau mà doanh nghiệp phải
lựa chọn: mua thiết bị, hợp đồng chìa khoá trao tay, liên doanh, mua lixăng, liên kết
NC&TK, ... Các phương thức này có liên quan tới lợi ích của các bên và đặc điểm công
nghệ. Thông thường, người bán thích được tham gia cổ phần để có thể giám sát được
nhiều hơn đối với người mua công nghệ, nhất là đối với những công nghệ quan trọng
hoặc đang ở giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm. Trái lại, nếu công nghệ thuộc loại
không quan trọng hoặc ở vào giai đoạn cuối của vòng thì người bán thích phương thức
bán lixăng. Về phía người mua, quyết định lựa chọn phương thức chuyển giao nào phụ
thuộc chủ yếu bởi năng lực công nghệ và các nguồn lực hiện có. Nếu công nghệ định
mua đòi hỏi nguồn lực quá cao, người mua thích phương thức liên doanh; nếu người mua
có năng lực công nghệ cao, họ không thích việc tham gia cổ phần, trì khi có những lý do
như để tiếp cận thị trường. Lựa chọn đúng phương thức chuyển giao công nghệ có ý
nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi, như Ramanathan đã chỉ ra3, nó giúp cho
chuyển giao công nghệ có hiệu quả, năng lực công nghệ phát triển và lớn mạnh lên một
cách vững chắc.
Có những giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển giao công nghệ mà doanh
nghiệp phải trải qua. Trong giai đoạn nhận biết cơ hội doanh nghiệp cần nhận biết được
các nhu cầu và lập luận chứng cho việc giao dịch. Giai đoạn lựa chọn đối tác bao gồm
việc tìm đối tác, đánh giá và chọn đối tác. Giai đoạn tiếp theo là hoàn thiện phương thức
giao dịch với nội dung nhận dạng phương thức chuyển giao công nghệ khả thi và chọn
3
Ramanathan. K,. "Application of Industria Technological Indicators", in Science and Technology
Management Informtion Systems, N. Sharif and K. Ramanathan, eds., UNDP - UNESCO - Indonesian
Institute of Sciences, Jarkarta, 1994.