Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu phát triển hệ thống bảo vệ catôt bằng dòng điện ngoài chống ăn mòn vỏ tàu biển.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
53 61(3) 3.2019
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Mở đầu
Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài nên ngành
công nghiệp vận tải biển được xác định có vai trò then chốt
trong phát triển kinh tế. Cùng với sự phát triển của ngành đóng
tàu, các nghiên cứu chống ăn mòn cho vỏ tàu cũng đã được
quan tâm nhiều nhằm nâng cao tuổi thọ làm việc của tàu cũng
như giảm giá thành vận tải để tăng tính cạnh tranh kinh tế.
Bảo vệ catôt kết hợp với sơn phủ để chống ăn mòn vỏ tàu biển
có hiệu quả rất cao trong môi trường biển và là công việc bắt
buộc đã được Cục đăng kiểm quy định. Thông thường, có hai
phương pháp bảo vệ catôt là sử dụng anôt hy sinh (protectơ) và
bằng dòng điện ngoài. Từ trước đến nay, phương pháp bảo vệ
vỏ tàu biển thường được sử dụng anôt hy sinh do có ưu điểm
đơn giản trong lắp đặt và theo dõi [1, 2].
Phương pháp bảo vệ catôt chống ăn mòn vỏ tàu biển bằng
dòng điện ngoài ICCP mới được áp dụng nhiều trong những
năm gần đây do có những tiến bộ về thiết bị cũng như vật liệu
anôt trơ [3, 4]. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là điện
áp/dòng điện tại các điện cực được tự động điều chỉnh tùy thuộc
vào tốc độ ăn mòn/xâm thực của các vùng biển khác nhau, tạo
ra hiệu quả bảo vệ chống ăn mòn thân vỏ tàu tối ưu nhất. Tuổi
thọ và thời gian làm việc của các điện cực trong hệ thống chống
ăn mòn dạng này được tính từ 10-30 năm (tuỳ điều kiện cụ
thể của vùng biển tàu hoạt động và tùy thuộc vào loại vật liệu
anôt). Vì vậy, chu kỳ lên đà sửa chữa của tàu được kéo dài và sẽ
giảm chi phí [4-6]. Hình 1 là sơ đồ nguyên lý của một hệ thống
ICCP bảo vệ chống ăn mòn cho vỏ tàu biển. Hệ thống này bao
gồm các bộ phận chính là nguồn điện một chiều, các điện cực
anôt trơ và các điện cực so sánh. Khi hệ thống ICCP vận hành,
cực âm của nguồn điện một chiều được nối với vỏ tàu và cực
Nghiên cứu phát triển hệ thống bảo vệ catôt
bằng dòng điện ngoài chống ăn mòn vỏ tàu biển
Nguyễn Ngọc Phong1
, Đỗ Chí Linh1*,
Phạm Hồng Hạnh1
, Phạm Quang Ngân1
, Phạm Xuân Ngọc2
1
Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam 2
Viện Kỹ thuật Hải quân, Quân chủng Hải quân
Ngày nhận bài 1/8/2018; ngày chuyển phản biện 7/8/2018; ngày nhận phản biện 10/9/2018; ngày chấp nhận đăng 14/9/2018
Tóm tắt:
Gần đây, hệ thống bảo vệ catôt bằng dòng điện ngoài (ICCP) sử dụng các anôt trơ nền Ti phủ hỗn hợp ôxit hiếm
MMO (mixed metal oxides) đã được ứng dụng rộng rãi trong bảo vệ chống ăn mòn cho vỏ của các tàu biển trọng
tải lớn do có ưu điểm về hiệu quả bảo vệ cũng như tính kinh tế cao. Trong bài báo này, việc đánh giá tính chất vật
liệu điện cực MMO và thiết kế, chế tạo, lắp đặt vận hành một hệ thống ICCP đã được nghiên cứu thực hiện. Độ
bền của các vật liệu anôt MMO đã được nghiên cứu đánh giá bằng phương pháp phân cực dòng tĩnh tại các mật
độ dòng điện và các nồng độ dung dịch khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ điện cực Ti/RuIrTiO2
phù hợp
sử dụng trong hệ ICCP ở mật độ dòng cao đến 600 A/m2
trong môi trường nước biển (3,5% NaCl). Sử dụng hệ điện
cực MMO này, hệ thống ICCP hoàn chỉnh bao gồm nguồn điện một chiều, điện cực anôt trơ và điện cực so sánh đã
được Viện Khoa học Vật liệu thiết kế, chế tạo và lắp đặt bảo vệ chống ăn mòn cho tàu Minh Phú 99. Số liệu đo đạc
kiểm tra điện thế cho thấy, điện thế vỏ tàu âm hơn nhiều so với giá trị -800 mV (giá trị điện thế bảo vệ theo các tiêu
chuẩn bảo vệ catôt). Điều đó có nghĩa là hệ thống ICCP đã vận hành bảo vệ chống ăn mòn cho vỏ tàu rất hiệu quả.
Từ khóa: anôt trơ phủ hỗn hợp oxit hiếm MMO, ăn mòn, bảo vệ catôt, điện thế bảo vệ, vỏ tàu.
Chỉ số phân loại: 2.5
*
Tác giả liên hệ: Email: [email protected]
Hình 1. Hệ thống chống ăn mòn dạng catôt dùng dòng điện
ngoài điển hình: 1. Thiết bị điều khiển trung tâm; 2. Nguồn điện
một chiều DC; 3. Thiết bị ngắn mạch giữa chân vịt và vỏ tàu
theo cơ cấu tiếp xúc chổi than; 4. Các điện cực anôt; 5.Các điện
cực so sánh.