Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh hưng yên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------
BÙI VĂN PHÚC
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ THEO
HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC Ở TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TUẤN SƠN
HÀ NỘI - 2009
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả
Bùi Văn Phúc
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự hướng dẫn rất nhiệt tình
của PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn cùng với những ý kiến đóng góp ý quý báu
của các thầy, cô giáo trong Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế Nông
nghiệp và PTNT, Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới những sự giúp
đỡ quí báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng
Yên, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh, Phòng nông nghiệp và Trạm
khuyến nông huyện Yên Mỹ, Phù Cừ và các Phòng chức năng, cán bộ của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư
cùng cán bộ khuyến nông các huyện và Khuyến nông viên một số xã đã giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên,
tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2009
Tác giả luận văn
Bùi Văn Phúc
iii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục Lục iii
Danh mục viết tắt v
Danh mục bảng vi
1. MỞ ĐẦU i
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4 Các câu hỏi nghiên cứu 5
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI 6
2.1 Cơ sở lý luận 6
2.2 Cơ sở thực tiễn 20
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
3.1 Đặc điểm địa bàn 38
3.2 Phương pháp nghiên cứu 49
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54
4.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi gà của Hưng Yên thời gian qua 54
4.1.1 Tình hình chung về phát triển đàn gà của tỉnh 54
4.1.2 Tình hình phát triển chăn nuôi gà ở các hộ điều tra 69
4.2 Một số thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển mô hình chăn
nuôi gà theo hướng an toàn sinh học 90
4.2.1. Thuận lợi 90
4.2.2. Khó khăn 91
4.2.3. Bất cập trong chăn nuôi gà theo hướng ATSH ở Hưng Yên 94
iv
4.3 Nghiên cứu điển hình mô hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn
sinh học ở Hưng Yên 96
4.4 Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gà
theo hướng an toàn sinh học 112
4.4.1 Định hướng phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học 112
4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an
toàn sinh học 114
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 121
5.1 Kết luận 121
5.2 Kiến nghị 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải nội dung
ATSH An toàn sinh học
BQL Ban quản lý
BQ Bình quân
CLB Câu lạc bộ
CGC Cúm gia cầm
DA Dự án
ĐVT Đơn vị tính
HQKT Hiệu quả kinh tế
KD Kinh doanh
KN-KL Khuyến nông khuyến lâm
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
FAO Tổ chức nông lâm thế giới
vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Sản phẩm chăn nuôi gia cầm của thế giới 21
2.2 Sản lượng thịt gia cầm năm 2005 của một số nước trên thế giới 22
2.3 Sản lượng trứng gia cầm năm 2005 của một số nước trên thế giới 23
3.1 Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh qua 3 năm (2006 - 2008) 42
3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của tỉnh Hưng Yên 44
3.3 Tình hình phát triển y tế, giáo dục 45
3.4 Tình hình dân số và lao động của tỉnh 48
4.1 Quy mô đàn gà của tỉnh trong 3 năm (2006 – 2008) 55
4.2 Quy mô đàn gà theo đơn vị hành chính của tỉnh trong 3 năm (2006 – 2008) 57
4.3 Một số giống gà được đưa vào nuôi ở địa phương thời gian qua 58
4.4 Tình hình sản xuất và cung cấp gà giống của tỉnh 59
4.5 Tình hình sản xuất và cung cấp thức ăn công nghiệp 61
4.6 Tình hình dịch bệnh xẩy ra trên địa bàn tỉnh qua 3 năm (2006 – 2008) 63
4.7 Tình hình chung của các hộ điều tra 70
4.8 Quy mô chăn nuôi của các hộ điều tra 72
4.9 Tỷ lệ gà nuôi sống của các hộ điều tra 84
4.10 Diễn biến dịch bệnh trong chăn nuôi gà giữa 2 mô hình 85
4.11 Tỷ lệ các hình thức thụ sản phẩm của các hộ điều tra 87
4.12 HQKT của chăn nuôi gà của các hộ điều tra 89
1
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài năm gần đây, Việt Nam đối đầu với 3 đợt dịch cúm gia cầm
lớn dẫn đến những thiệt hại rất lớn về kinh tế và người. Những đợt dịch này
diễn ra ở hầu hết các tỉnh và thành phố trong toàn quốc: Đợt dịch đầu tiên kéo
dài từ tháng 12 năm 2003 đến 27 tháng 2 năm 2004. Theo thống kê của Báo
Vietnam.net ra ngày 25 tháng 10 năm 2005, trong đợt dịch này, tổng số gà và
thủy cầm bị chết và tiêu hủy là 43,9 triệu con chiếm gần 17% tổng đàn gia
cầm trong đó gà chiếm 30,4 triệu con. Đợt dịch thứ 2 bắt đầu bùng phát vào
tháng 4 năm 2004 đến tháng 11 năm 2004 thì chấm dứt. Dịch đã xẩy ra ở 46
xã, phường của 32 huyện, quận, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành trong cả nước.
Tổng gia cầm bị tiêu hủy trong đợt dịch này là 84.078 con trong đó có gần
56000 con gà. Đợt dịch thứ 3 kéo dài từ tháng 12 năm 2004 đến tháng 5 năm
2005. Dịch xuất hiện ở 15 tỉnh phía Bắc và 21 tỉnh phía Nam. Số gia cầm bị
tiêu hủy trong đợt này là 470.500 con, nghiêm trong hơn nhiều so với đợt dịch
thứ hai [12].
Báo cáo của Chính phủ tại Hội nghị “Tổng kết 2 năm (2004-2005)
phòng chống dịch cúm gia cầm” tháng 4 năm 2005 cho thấy dịch cúm đầu
năm 2004 đã làm giảm 0,5% tăng trưởng GDP quốc gia, tương đương với
3000 tỷ đồng. Nhiều hộ, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm lâm vào
cảnh mất trắng. Một số vùng tuy không có dịch nhưng việc duy trì đàn gia
cầm rất khó khăn, đặc biệt đối với những cơ sở chăn nuôi tâp trung, qui mô
lớn do không tiêu thụ được gia cầm và sản phẩm gia cầm. Mặc dù đợt dịch
cuối năm 2004-2005 thiệt hại trực tiếp không lớn, song thiệt hại gián tiếp vẫn
đáng kể do ảnh hưởng đến việc tiêu thụ, sản xuất và chăn nuôi gia cầm. Ước
tính ngành chăn nuôi mất thêm 500 tỉ đồng [12].
2
Cúm gà không chỉ gây thiệt hại lớn về vật chất mà nguy hiểm hơn là đe
dọa đến sức khỏe con người. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Chí Liêm, dịch
cúm gia cầm đã kéo theo sự xuất hiện của cúm A phân tuýp H5N1 trên người.
Kể từ trường hợp mắc bệnh đầu tiên đến này, 3 đợt dịch đã xảy ra 71 trường
hợp mắc bệnh tại 26 tỉnh, thành trên cả nước trong đó có 36 trường hợp tử
vong. Gần 73% trường hợp mắc bệnh liên quan đến cúm gia cầm bị bệnh và
52% do ăn thịt và làm thịt gia cầm bị bệnh. Bộ Y tế nhận định, dịch cúm gia
cầm lặp đi lặp lại, hiện tại, mầm bệnh trong gia cầm khá phổ biến. Đã có biểu
hiện người lành mang virus, không có triệu chứng lâm sàng làm cho virus lây
lan nhanh trong cộng đồng, không bị phát hiện là rất phổ biển. Hiện tượng
này là nguy cơ tiểm ần rất nguy hiểm đối với cộng đồng và ngành chăn nuôi
gà nói riêng.
Tỉnh Hưng Yên nằm ở phía Đông Nam của thủ đô Hà Nội, cách trung
tâm Hà Nội 60 km về phía Đông. Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng
sông Hồng, có diện tích và dân số vào loại trung bình của vùng. Sản xuất
nông nghiệp khá phát triển đặc biệt là ngành chăn nuôi. Tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân của ngành chăn nuôi của tỉnh trong giai đoạn 2001-2006 đạt
12,5 %. Theo báo cáo của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên,
mặc dù có dịch bệnh trong 3 năm 2003-2005, nhưng đàn gia cầm vẫn tiếp tục
phát triển ổn định và cho sản lượng cao, năm 2005 đạt sản lượng 13205 tấn
chiếm 20,64% sản lượng thịt cả tỉnh (đàn gà chiếm từ 65,4% đến 79,2% tổng
đàn gia cầm toàn tỉnh). Sản lượng thịt gia cầm tăng từ 12452 tấn năm 2001
lên 13205 tấn năm 2005 và chiếm khoảng 20% sản lượng thịt các loại trong
toàn tỉnh. Sản lượng trứng cũng có xu hướng tăng từ 100,35 triệu quả năm
2001 lên 118,72 triệu quả năm 2005. Tuy trong 3 năm có dịch bệnh nhưng
đàn gà vẫn chiếm 65,4% tổng đàn gia cầm [12]. Điều này chứng tỏ chăn nuôi
gà vẫn chiếm ưu thế trong chăn nuôi gia cầm của Hưng Yên. Và đó cũng là
3
minh chứng cho định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên trong
những năm tới.
Chăn nuôi gà đóng vai trò quan trọng trong kinh tế của tỉnh Hưng Yên.
Song dịch bệnh trong những năm gần đây đã có tác động rất lớn đến chăn
nuôi gà. Sở dĩ có những thiệt hại như trên là do chăn nuôi gà chưa áp dụng
triệt để các biện pháp kỹ thuật theo quy trình hướng dẫn. Người chăn nuôi,
người tiêu dùng, cộng đồng dân cư và lãnh đạo địa phương chưa tìm được
tiếng nói chung và chưa thống nhất hành động nên dịch bệnh vẫn xẩy ra vừa
ảnh hưởng đến người chăn nuôi vừa ảnh hưởng đến cộng đồng. Nếu người
chăn nuôi thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh một cách
nghiêm ngặt, nếu cộng đồng dân cư cùng chung tay thực hiện các mô hình
chăn nuôi gà an toàn sinh học thì tất cả mọi người dân, cả xã hội cùng có lợi.
Để phát triển nhanh và bền vững ngành chăn nuôi gà và tránh được
những thiệt hại về vật chất và con người thì chăn nuôi gà an toàn sinh học là
điều thiết yếu đối với sự phát triển chăn nuôi gia cầm của tỉnh Hưng Yên nói
riêng và của Việt Nam nói chung. Để góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi gà
phát triển mạnh ở địa phương trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của nhân dân, đảm bảo an toàn cho người chăn nuôi, người tiêu dùng và cả
cộng đồng chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phát triển
chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh Hưng Yên”.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình chăn nuôi gà ở tỉnh Hưng Yên thời
gian qua đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà theo hướng an
toàn sinh học ở địa phương trong những năm tới góp phần nâng cao thu nhập
cho người nông dân.
4
1.2. 2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia
cầm, chăn nuôi gà và chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học;
- Đánh giá tình hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở Hưng
Yên thời gian qua;
- Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển
chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở Hưng Yên;
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà
theo hướng an toàn sinh học ở địa phương trong giai đoạn tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ chăn nuôi, buôn bán sản phẩm và cung ứng dịch vụ đầu vào
cho chăn nuôi gà.
- Các hộ không chăn nuôi, các hộ sử dụng sản phẩm chăn nuôi gà
trong cùng địa bàn.
- Cán bộ chính quyền địa phương các cấp, cán bộ kỹ thuật chăn nuôi
và thú y.
- Các tổ chức hỗ trợ thực hiện mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học
ở tỉnh Hưng Yên thời gian qua.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu các mô hình chăn nuôi gà và mô hình chăn
nuôi gà an toàn sinh học ở Hưng Yên.
- Về không gian: Tỉnh Hưng Yên nhưng tập trung ở hai xã Yên Hòa
(huyện Yên Mỹ) và Tống Phan (huyện Phù Cừ).
- Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập trong 3 năm từ 2006
đến 2008.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 8 năm 2009.
5
1.4 Các câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau liên quan đến chăn nuôi,
buôn bán và sử dụng các sản phẩm chăn nuôi gà và chăn nuôi gà theo hướng
an toàn sinh học:
1) Nhà nước ta và tỉnh Hưng Yên đã ban hành những chủ trương
chính sách gì về phát triển chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi gia cầm theo
hướng an toàn sinh học? Việc thực thi các chính sách đó có gì bất cập?
Nguyên nhân do đâu?
2) Những khó khăn vướng mắc mà người chăn nuôi, buôn bán sản
phẩm gặp phải trong sản xuất và buôn bán sản phẩm chăn nuôi gia cầm?
3) Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở
Hưng Yên đã đạt được mức độ nào, những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến kết
quả và hiệu quả của việc chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học?
4) Những giải pháp gì cần đề xuất nhằm phát triển chăn nuôi gà
theo hướng an toàn sinh học, nâng cao kết quả và hiệu quả của hình thức
chăn nuôi này?
6
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Vai trò ý nghĩa của phát triển chăn nuôi và chăn nuôi gia cầm
Trong nông nghiệp có hai ngành chính đó là trồng trọt và chăn nuôi.
Ngày nay do sự phát triển của kinh tế, thu nhập và đời sống của nhân dân
ngày một tăng do đó cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người dân cũng dần có sự
thay đổi. Càng ngày tỷ trọng về lương thực trong bữa ăn càng có xu hướng
giảm xuống nhường chỗ cho các sản phẩm từ chăn nuôi có tỷ lệ đạm cao. Do
đó vai trò của ngành chăn nuôi ngày càng tăng lên.
Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phục
vụ nhu cầu cuộc sống của con người. Trong cuộc sống hàng ngày có các chất
dinh dưỡng để tồn tại và phát triển. Trong đó có hai nguồn cung cấp chất
dinh dưỡng đó là thực vật và động vật. Phát triển chăn nuôi gia cầm, chăn
nuôi gà cung cấp cho xã hội nguồn protein có nguồn gốc động vật. Đây là
nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với nhu cầu
cuộc sống hàng ngày của con người. Chăn nuôi cung cấp các sản phẩm như
trứng, sữa cho nhu cầu hàng ngày. Theo FAO, mỗi ngày một người cần nhận
đựơc bình quân là 3000 Kcal. Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật.., trong
khẩu phần ăn hàng ngày đạt 90g protein, trong đó 2/3 là protein có nguồn
gốc từ động vật do chăn nuôi mang lại. Điều này cũng nói lên tầm quan
trọng của chăn nuôi đối với cuộc sống hàng ngày của con người.
Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến
và các ngành công nghiệp khác phát triển. Chăn nuôi cung cấp xương, da,
lông, sừng..., cho các ngành công nghiệp nhẹ và cung cấp đầu vào khác như
thịt, trứng sữa cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Do vậy khi