Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Phát Triển Cây Bồ Đề Styrax Tonkinensis Carib Ex Hartwich Kinh Doanh Lấy Gỗ Kết Hợp Lấy Nhựa Benzoin Gum Tại Huyện Đà Bắc Tỉnh Hòa Bình
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
8.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1630

Nghiên Cứu Phát Triển Cây Bồ Đề Styrax Tonkinensis Carib Ex Hartwich Kinh Doanh Lấy Gỗ Kết Hợp Lấy Nhựa Benzoin Gum Tại Huyện Đà Bắc Tỉnh Hòa Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRỊNH HỮU MINH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÂY BỒ ĐỀ (STYRAX TONKI

NENSIS Carib. ex Hartwich) KINH DOANH LẤY GỖ KẾT

HỢP LẤY NHỰA (Benzoin Gum) TẠI HUYỆN ĐÀ BẮC,

TỈNH HÒA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

MÃ NGÀNH: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. TRẦN NGỌC HẢI

Hà Nội, 2021

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨ VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình

nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ

kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Hà nội, ngày…….tháng…. năm 2021

Người cam đoan

Trịnh Hữu Minh

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện bản luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này, tôi đã

nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy cô giáo, các nhà quản lý, các

cán bộ nông dân, các bạn bè và đặc biệt là thầy giáo NGƯT. PGS. TS.

Trần Ngọc Hải. Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy,

người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi ngay từ buổi đầu khi hình thành ý

tưởng, xây dựng đề cương cho đến khi hoàn thành bản luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Ban quản lý khu bảo tồn

thiên nhiên Phu Canh, Hạt Kiểm lâm huyện Đà Bắc, cùng toàn bộ UBND

xã Tu Lý, Cao Sơn, Tân Minh, Đoàn Kết và các cán bộ Kiểm Lâm trên

địa bàn đã tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình thực tập ngoại nghiệp.

Xin gửi lời cảm ơn tới nhóm sinh viên K62 ngành Quản lý Tài

nguyên rừng đã đồng hành cùng tôi trong quá trình điều tra, thu thập số

liệu làm luận văn.

Mặc dù đã có sự cố gắng của bản thân, song do thời gian và trình độ

còn hạn chế, lại là bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học nên luận

văn không tránh khỏi thiếu sót. Để luận văn được hoàn thiện hơn, tôi rất

mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo và bạn bè.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày….. tháng ….. năm 2021

Tác giả

Trịnh Hữu Minh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii

MỤC LỤC.......................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................vi

DANH MỤC BẢNG......................................................................................vii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ...................................................................viii

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.................................................... 3

1.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu......................................................... 3

1.2. Trên thế giới............................................................................................ 5

1.3. Ở Việt Nam............................................................................................. 9

1.3.1. Phân loại ........................................................................................... 9

1.3.2. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng....................................................... 10

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 12

2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 12

2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 12

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 12

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................... 12

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................... 12

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.................................................. 12

2.3.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 12

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 13

Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC

NGHIÊN CỨU............................................................................................... 18

3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đà Bắc......................................................... 18

3.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................... 18

3.1.2. Địa hình, địa thế.............................................................................. 18

iv

3.1.3. Khí hậu - Thuỷ văn .......................................................................... 18

3.1.4. Thuỷ văn - nguồn nước.................................................................... 19

3.1.5. Điều kiện thổ nhưỡng ...................................................................... 19

3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng ................................................................... 20

3.2.1. Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp............................... 20

3.2.2. Hiện trạng đất lâm nghiệp theo chủ quản lý................................... 23

3.2.3. Tình hình tái sinh phục hồi rừng..................................................... 24

3.2.4. Động thực vật rừng ......................................................................... 24

3.2.5. Lâm sản ngoài gỗ ............................................................................ 25

3.2.6. Đánh giá diễn biến diện tích rừng .................................................. 25

3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................... 27

3.3.1. Nguồn nhân lực ............................................................................... 27

3.3.2. Thực trạng kinh tế xã hội ................................................................ 28

3.3.3. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 29

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 32

4.1. Thực trạng trồng Bổ đề ở huyện Đà Bắc .............................................. 32

4.1.1. Thực trạng về diện tích trồng Bồ đề................................................ 32

4.1.2. Sự tham gia của người dân trong các hoạt động trồng Bồ đề........ 36

4.2. Tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác loài Bồ đề tại huyện Đà

Bắc, tỉnh Hòa Bình....................................................................................... 37

4.2.1. Nhân giống ...................................................................................... 37

4.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc............................................................. 38

4.2.3. Khai thác nhựa, chế biến và bảo quản............................................ 42

4.3. Đánh giá sinh trưởng của rừng trồng Bồ đề hiện nay, đánh giá sinh

trưởng theo cấp tuổi ..................................................................................... 44

4.3.1. Sinh trưởng của rừng Bồ đề theo cấp tuổi...................................... 44

4.4. Tìm hiểu các chính sách có liên quan đến phát triển Bồ đề bền vững . 48

4.5. Đề xuất phát triển trồng Bồ đề để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người

dân tại khu vực nghiên cứu.......................................................................... 57

v

4.5.1. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức cho phát triển Bồ đề ở

địa phương................................................................................................. 57

4.5.2. Hiệu quả kinh tế của việc khai thác nhựa ....................................... 58

4.5.3. Đề xuất kỹ thuật khai thác nhựa...................................................... 60

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ......................................................... 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Giải nghĩa

D1.3 Đường kính thân cây ở vị trí cao 1,3m

Dt Đường kính tán

Hdc Chiều cao dưới cành

Hvn Chiều cao vút ngọn của cây

KBT Khu bảo tồn

LSNG Lâm sản ngoài gỗ

Mtb Trữ lượng rừng trung bình

N/ha Mật độ rừng (cây/ha)

N-D1.3 Phân bố số cây theo cấp chiều cao

N-Dt Phân bố số cây theo đường kính tán

N-Hvn Phân bố số cây theo cấp chiều cao

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ntb/ha Mật độ trung bình/ha

OTC Ô tiêu chuẩn

TC Tàn che

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Biểu điều tra sinh trưởng rừng trồng Bồ đề theo cấp tuổi.............. 14

Bảng 2.2. Tổng hợp và phân tích các chính sách có liên quan đến phát triển Bồ đề.15

Bảng 3.1. Hiện trạng rừng tại khu vực nghiên cứu......................................... 21

Bảng 3.2. Hiện trạng đất lâm nghiệp theo chủ quản lý tại khu vực nghiên cứu ...23

Bảng 3.3. Diễn biến diện tích rừng tại điểm nghiên cứu ................................ 25

Bảng 4.1. Tổng hợp diện tích trồng Bồ đề theo xã ......................................... 32

Bảng 4.2. Tổng hợp diện tích trồng Bồ đề theo cấp tuổi ................................ 34

Bảng 4.3. Sinh trưởng về đường kính, chiều cao và trữ lượng rừng của Bồ đề

tại khu vực nghiên cứu (năm 2021) ................................................................ 44

Bảng 4.4. Tổng hợp các bước trong thủ tục khai thác gỗ, nhựa Bồ đề........... 52

Bảng 4.5. Nhiệm vụ UBND xã, Hạt kiểm lâm về kiểm soát khai thác nhựa bồ

đề tại rừng trồng HGD .................................................................................... 53

Bảng 4.6. Một số quy định về mua bán vận chuyển nhựa Bồ đề ................... 55

Bảng 4.7. Phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức cho phát triển Bồ

đề ở địa phương............................................................................................... 57

Bảng 4.8. Thu nhập từ rừng trồng Bồ đề ........................................................ 58

viii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Hình thái loài Bồ đề (Styrax tonkinensis(Pierre) Craib ex Hartwich.1913)....4

Hình 2.1. Rừng trồng Bồ đề huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ........................... 16

Hình 2.2. Lập OTC rừng trồng Bồ đề ............................................................. 17

Hình 2.3. Phỏng vấn người dân và cán bộ Kiểm lâm..................................... 17

Hình 3.1. Sơ đồ hiện trạng rừng của huyện Đà Bắc ....................................... 27

Hình 4.1. Rừng Bồ đề cấp tuổi 2..................................................................... 35

Hình 4.2. Rừng Bồ đề cấp tuổi 3..................................................................... 35

Hình 4.3. Rừng Bồ đề cấp tuổi 4..................................................................... 35

Hình 4.4. Một số hình ảnh cây mới trồng sau khi khai thác trắng.................. 40

Hình 4.5. Phỏng vấn hộ gia đình và người dân............................................... 42

Biểu đồ 4.2. Đường kính D1.3 của rừng trồng Bồ đề cấp tuổi 2, tuổi 3 và tuổi 4...45

Biểu đồ 4.3. Chiều cao vút ngọn Hvn của rừng trồng Bồ đề cấp tuổi 2, tuổi 3

và tuổi 4........................................................................................................... 46

Biểu đồ 4.4. Trữ lượng M/ha của rừng trồng Bồ đề cấp tuổi 2, tuổi 3 và tuổi 4. 47

Hình 4.6. Nhựa Bồ đề - Nước hoa chế biến từ nhựa Bồ đề ............................ 59

Hình 4.7. Cây đang nhỏ nhựa gần gốc............................................................ 62

Hình 4.8. Các bước thao thác lấy nhựa ........................................................... 62

Hình 4.9. Khai thác nhựa Bồ đề ở công ty Đức Phú....................................... 63

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong

phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích rừng trên

thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị suy giảm một cách nhanh

chóng làm mất đi môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật và

các loài cây lâm sản ngoài gỗ đã được khai thác sử dụng từ lâu đời thuộc

nhiều nhóm giá trị sử dụng khác nhau như cây cho sợi, cây làm dược liệu,

cây làm thực phẩm, cây cho dầu, nhựa hay sơn, chất nhuộm, tanin... Bồ

đề là một trong những loài cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng, được xếp

vào nhóm cây cho nhựa thơm, trong thành phần của nhựa có chứa tinh

dầu thơm.

Bồ đề có tên khoa học Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex

Hartwich,1913 là Cây gỗ trung bình, rụng lá, cao 15 – 20 m, đường kính

20-25 cm. Thân thẳng, vỏ nhắn màu nâu nhạt hay xám bóng. Cành mọc

gần ngang ở 1/3 phía ngọn của thân; cành con hình trụ, khi non có lông tơ,

sau nhẵn màu nâu. Nhựa Bồ đề được dùng làm thuốc chữa viêm phế quản

mãn tính, hen suyễn, ho, đau bụng lạnh, thổ tả, phụ nữ đẻ máu xấu, bị

ngất. Dùng ngoài, nhựa làm vết thương mau lành, chữa nẻ vú, xua đuổi

côn trùng, làm chậm ôi thiu. Nhựa Bồ đề được phối hợp với các vị thuốc

khác làm cao xoa. Nhựa Bồ đề là chất định hương, nên được dùng nhiều

trong công nghiệp hoá mỹ phẩm và công nghiệp thực phẩm. Bồ đề là loài

cây có giá trị kinh tế và bảo tồn cao góp phần giúp người dân thoát nghèo.

Hiện nay các quần thể Bồ đề trong rừng tự nhiên đang bị suy giảm

nghiêm trọng do bị khai thác quá mức và số lượng cây tái sinh tự nhiên

còn ít. Ở nhiều vùng của Việt Nam Bồ đề đang được coi là một trong

những loài cây gỗ bản địa chính trong tập đoàn giống cây phục vụ công

tác trồng rừng, kinh doanh lấy gỗ và lấy nhựa, phục hồi rừng tự nhiên. Tại

tỉnh Hòa Bình, loài Bồ đề đã được người dân trồng ở nhiều địa phương

2

như Đà Bắc, Kim Bôi, Kỳ Sơn... từ nhiều năm nay với mục đích lấy gỗ là

chính; ngoài ra cũng đã có một số địa phương trước đây khai thác nhựa,

nhưng đã mai một dần. Do đó có nhiều vấn đề về kỹ thuật gây trồng, khai

thác gỗ và nhựa tại địa phương cần được đánh giá, hoàn thiện và cải tiến.

Xuất phát từ thực tế trên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phát

triển cây Bồ đề (Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hartwich.1913)

kinh doanh lấy gỗ kết hợp lấy nhựa (Benzoin Gum) tại huyện Đà Bắc,

tỉnh Hòa Bình”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!