Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua căn hộ chung cư trung cấp để ở tại Thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Nguyễn Hoàng An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HOÀNG AN
NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN MUA CĂN HỘ CHUNG CƯ TRUNG CẤP
ĐỂ Ở TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HOÀNG AN
NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN MUA CĂN HỘ CHUNG CƯ TRUNG CẤP
ĐỂ Ở TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tiến
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
TÓM TÁT
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua căn hộ chung cư trung cấp để ở tại TPHCM. Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố:
Tài chính, Vị trí, Thẩm mỹ, Tiếp thị, Xã hội có mức độ ảnh hưởng nhất định đối với
quyết định của người mua căn hộ chung cư. Bằng phương pháp khảo sát bằng bảng
câu hỏi, nghiên cứu đã phát ra 350 bảng câu hỏi, thu về 325 bảng, trong đó có 158
bảng hỏi phù hợp với điều kiện của nghiên cứu (kích thước mẫu = 158). Bằng phần
mềm SPSS 20.0, tác giả đã kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố
khám phá, kết quả gộp nhóm được 5 nhân tố chính: Tài chính, Vị trí, Thẩm mỹ,
Tiếp thị, Xã hội có ảnh hưởng đối với quyết định của người mua căn hộ chung cư.
Bằng phân tích hồi quy đối với mô hình, tác giả phát hiện ra rằng yếu tố Xã hội có
tác động mạnh nhất đến người mua khi quyết định mua chung cư trung cấp để ở
(mức ảnh hưởng 33.4%), tiếp sau đó lần lượt là các yếu tố: Tiếp thị, Thẩm mỹ, Tài
chính với mức độ tác động tương ứng: 28.4%, 27.4% và 23.5%. Yếu tố Vị trí có tác
động ít nhất đối với quyết định của người mua. Mô hình đề xuất được chấp nhận vì
phù hợp với các dữ liệu. Dữ liệu có thể giúp các doanh nghiệp kinh doanh BĐS có
các ứng xử phù hợp như xây dựng ban quản lý chung cư chuyên nghiệp, văn minh,
tạo môi trường xã hội tốt, ngoài ra tập trung một số yếu tố về tiếp thị và xây dựng
thương hiệu. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số hạn chế: chưa nghiên cứu đến những
đối tượng có ý định mua chung cư, đây là những đối tượng cần thông tin nhất hiện
nay. Mô hình nghiên cứu có mẫu khảo sát còn thấp, chỉ tập trung vào những người
đã mua căn hộ chung cư tại TPHCM, chưa khái quát được các yếu tố tác động đến
toàn thị trường BĐS.
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
TP . Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả
Nguyễn Hoàng An
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh
sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô,
cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập
nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS. Nguyễn Văn Tiến người đã
hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin
chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Quản trị Kinh
doanh và khoa sau đại học Đại học Ngân hàng TPHCM đã tận tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả
Nguyễn Hoàng An
i
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.........................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài. ..........................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu: .........................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu. .....................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................3
1.6. Đóng góp của đề tài: ........................................................................................3
1.7. Thực trạng thị trường căn hộ chung cư trung cấp tại TP.HCM.......................4
1.7.1. Căn hộ chung cư trung cấp. .............................................................................4
1.7.2. Thực trạng phân khúc căn hộ chung cư trung cấp tại TP.HCM. .....................5
1.8. Kết cấu của luận văn. .......................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........................7
2.1. Tổng quan lý thuyết .........................................................................................7
2.1.1. Hành vi tiêu dùng.............................................................................................7
2.1.2. Quyết định chọn mua của người tiêu dùng. ...................................................10
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua...........................................13
2.2.1. Những yếu tố trình độ văn hoá.......................................................................14
2.2.2. Những yếu tố mang tính chất xã hội..............................................................16
2.2.3. Các yếu tố mang tính chất cá nhân ................................................................17
2.2.4. Những yếu tố thuộc về tâm lý........................................................................19
2.3. Một số nghiên cứu liên quan trước đây .........................................................20
2.3.1. Nghiên cứu của Đào Nhật Tân (2016)...........................................................20
2.3.2. Nghiên cứu của Nguyễn Thi (2015) ..............................................................21
2.3.3. Nghiên cứu của Haddad và cộng sự (2011)...................................................22
2.3.4. Nghiên cứu của Kamal và cộng sự (2015).....................................................23
2.3.5. Nghiên cứu của Ibrahim Mohammed (2016).................................................24
2.3.6. Nghiên cứu của Nasar & Manoj (2015).........................................................25
2.4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất .................................26
ii
2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................26
2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................31
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................33
3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................33
3.2. Nghiên cứu định tính......................................................................................35
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ........................................................................35
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính.........................................................................36
3.2.3. Phát triển, điều chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu ............................38
3.3. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................40
3.3.1. Chọn mẫu .......................................................................................................40
3.3.2. Cỡ mẫu ...........................................................................................................40
3.3.3. Thu thập dữ liệu .............................................................................................41
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................46
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ...................................................................................46
4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo.................................................................................47
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Hệ số Cronbach’s Alpha).....................47
4.2.2. Phân tích nhân tố EFA: ..................................................................................49
4.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. ...........................52
4.4. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu................................................53
4.4.1. Phân tích tương quan Pearson........................................................................53
4.4.2. Kiểm định độ phù hợp và ý nghĩa các hệ số hồi quy của mô hình ................54
4.4.3. Kiểm độ các vi phạm trong mô hình..............................................................56
4.4.4. Kết luận các giả thuyết nghiên cứu................................................................59
4.5. Thảo luận kết quả đạt được............................................................................60
4.5.1. Thảo luận kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo ............................................60
4.5.2. Thảo luận kết quả phân tích nhân tố EFA......................................................61
4.5.3. Thảo luận kết quả phân tích mô hình hồi quy................................................61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...............................................64
5.1. Kết luận ..........................................................................................................64
5.2. Đề xuất các giải pháp và hàm ý quản trị........................................................64
iii
5.2.1. Xã hội.............................................................................................................65
5.2.2. Tiếp thị ...........................................................................................................66
5.2.3. Thẩm mỹ ........................................................................................................67
5.2.4. Tài chính. .......................................................................................................68
5.2.5. Địa lý..............................................................................................................68
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................................69
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS Bất động sản
CHCC Căn hộ chung cư
CC Chung cư
DL Địa lý
DN Doanh nghiệp
KT Kinh tế
MK Marketing
QD Quyết định
TM Thẩm mỹ
TP Thành phố
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
XH Xã hội
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các yếu tố từ các nghiên cứu trước đây....................................26
Bảng 3.1. Thang đo các biến độc lập ........................................................................39
Bảng 3.2. Thang đo biến phụ thuộc ..........................................................................40
Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ..............................................................46
Bảng 4.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho biến Thẩm mỹ (lần 1) .......47
Bảng 4.3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho biến Thẩm mỹ (lần 2) .......48
Bảng 4.4. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ....................................................48
Bảng 4.5. Kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích EFA biến độc lập ..................50
Bảng 4.6. Kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích EFA biến phụ thuộc..............51
Bảng 4.7. Gộp nhóm các nhân tố ..............................................................................52
Bảng 4.8. Hệ số tương quan Pearson ........................................................................54
Bảng 4.9. Bảng tóm tắt mô hình hồi quy ..................................................................54
Bảng 4.10. Kết quả phân tích ANOVA trong hồi quy..............................................55
Bảng 4.11. Hệ số hồi quy giữa các biến độc lập lên biến phụ thuộc ........................55
Bảng 4.12. Kết luận các giả thuyết ...........................................................................60