Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Những Tác Động Ban Đầu Của Dự Án Phát Triển Ngành Lâm Nghiệp Tại Huyện Mộ Đức Tỉnh Quảng Ngãi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN BÍCH NGỌC
NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG BAN ĐẦU CỦA DỰ ÁN
PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN MỘ ĐỨC
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 60.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Hà Nội - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN BÍCH NGỌC
NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG BAN ĐẦU CỦA DỰ ÁN
PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN MỘ ĐỨC
TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Bích Ngọc
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Kinh tế
Nông nghiệp, được sự cho phép của Trường Đại học Lâm nghiệp - Phòng Sau
đại học tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự
án Phát triển ngành Lâm nghiệp tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi”.
Nhân dịp hoàn thành đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trường
Đại học Lâm nghiệp đã truyền đạt những kiến thức quí báu cho tôi trong quá
trình học tập tại trường. Tôi đặc biệt cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn
Tuấn người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tôi, đã dành nhiều thời gian, tận
tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô và cán bộ Khoa Đào tạo Sau đại học
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện báo
cáo tốt nghiệp.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban điều phối Trung ương
dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp, Ban quản lý dự án tỉnh Quảng Ngãi, bà con
nhân dân trên địa bàn huyện Mộ Đức, các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
động viên, giúp đỡ và cho những ý kiến quý báu để hoàn thiện luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ còn hạn
chế, nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của các Thầy cô giáo, các nhà khoa
học và bạn bè đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Bích Ngọc
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................i
Lời cảm ơn .....................................................................................................ii
Mục lục .........................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt………………………………………………………v
Danh mục các bảng…………………………………………………………..vi
Danh mục các hình………………………………..………………………….……vii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU............................................................................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý Dự án và đánh giá tác động của Dự án Lâm nghiệp5
1.1.1Một số khái niệm về dự án .............................................................. 5
1.1.2. Khái niệm dự án ODA ...................................................................7
1.1.3. Phát triển kinh tế bền vững ............................................................9
1.1.4. Đánh giá tác động của Dự án......................................................10
1.2. Tình hình thực tiễn về đánh giá tác động của các dự án lâm nghiệp.......... 17
1.2.1. Trên thế giới:...............................................................................17
1.2.2. Tại Việt Nam................................................................................20
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊNCỨU.......................................................................................... 26
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn Huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi................ 26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................26
2.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................... 26
2.1.1.2. Địa hình .............................................................................. 26
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội:..............................................................30
2.1.2.1 Dân số huyện Mộ Đức ...............................................................30
2.1.2.2 Thành phần dân tộc ...................................................................30
2.1.2.3 Lao động....................................................................................30
2.1.2.4 Cơ sở hạ tầng.............................................................................30
2.1.3. Thực trạng tài nguyên rừng tỉnh Quảng Ngãi và khu vực nghiên cứu32
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 35
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát..............................35
iv
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu .........................................35
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu: ................................................36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 38
3.1. Tình hình thực hiện Dự án WB3 trên địa bàn huyện Mộ Đức ................... 38
3.1.1. Giới thiệu về dự án......................................................................38
3.1.2. Mục tiêu Dự án............................................................................39
3.1.3. Tổ chức quản lý và phương thức thực hiện dự án ........................40
3.1.4. Kết quả thực hiện dự án:.............................................................51
3.1.5. Chính sách hưởng lợi...................................................................55
3.2. Nghiên cứu tác động của Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp tại huyện Mộ
Đức, tỉnh Quảng Ngãi ......................................................................................... 58
3.2.1. Tác động về kinh tế......................................................................58
3.2.2. Tác động về xã hội.......................................................................66
3.2.3 Tác động về môi trường............................................................... 73
3.2.4. Đánh giá tác động tổng hợp của dự án ........................................76
3.2.5. Đánh giá tính bền vững của dự án ...............................................78
3.2.6. Đánh giá những thành công và hạn chế của dự án tại khu vực
nghiên cứu.............................................................................................80
3.2.7. Một số bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện Dự án ...........89
3.3. Một số giải pháp nhằm duy trì, phát huy, nhân rộng các kết quả của
dự án .................................................................................................................... 90
3.3.1. Giải pháp cho giai đoạn hậu Dự án FSDP huyện Mộ Đức, tỉnh
Quảng Ngãi...........................................................................................90
3.3.2. Giải pháp để nhân rộng dự án .....................................................93
3.3.3. Giải pháp để người dân và địa phương tiếp tục tham gia phát triển
lâm nghiệp………………………………………………………………….…..95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
BQLDA Ban quản lý dự án
CPCU Ban điều phối dự án Trung ương
CWG Tổ công tác dự án xã
CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất
DIU Ban thực hiện dự án huyện
DPMU Ban quản lý dự huyện
FSDP Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp
FFG Nhóm nông dân trồng rừng
FSC Chứng chỉ rừng
GS&ĐG Giám sát và đánh giá
HGĐ Hộ gia đình
NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội
MHTD Mô hình trình diễn
ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
PPMU Ban quản lý dự án tỉnh
PTBV Phát triển bền vững
PTKTBV Phát triển kinh tế bền vững
RĐD Rừng đặc dụng
RSX Rừng sản xuất
SXLN Sản xuất Lâm nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
VCF Quỹ bảo tồn Việt Nam
WB Ngân hàng thế giới
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
2.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Mộ Đức 28
2.2 Diện tích rừng phân theo trạng thái và chức năng 32
2.3 Hiện trạng rừng huyện Mộ Đức phân theo chức năng 33
3.1 Cơ cấu nguồn vốn của Dự án 39
3.2 Tổng hợp kết quả thực hiện dự án tại huyện Mộ Đức qua các năm 52
3.3
Tiến độ giải ngân vốn tín dụng của Ngân hàng
Chính sách xã hội cho nông dân trồng rừng 54
3.4 So sánh chính sách vay vốn trồng RSX của Dự án FSDP và cho
vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH 56
3.5 Kết quả phân tích tài chính đối với 1ha rừng trồng dự án 60
3.6
Kết quả điều tra đánh giá mức thu nhập của người dân có tham
gia và không tham gia dự án tại huyện Mộ Đức 61
3.7 Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra trước và sau Dự án 62
3.8 Kết quả phỏng vấn về lý do tham gia dự án 64
3.9 Kết quả phỏng vấn về khả năng trả lãi và vốn vay của các hộ 65
3.10 Mức độ tham gia dự án của người dân 66
3.11 Chủ thể quyết định các hoạt động trong quá trình tham gia dự
án(%) 68
3.12
Các hành vi thể hiện nhận thức của người dân về kinh doanh
rừng bền vững 70
3.13
Tổng hợp phỏng vấn hộ về tác động của dự án tới năng suất cây
trồng 73
3.14
Tổng hợp kết quả phỏng vấn về khả năng chống xói mòn đất của
rừng trồng 74
3.15 Đánh giá của người dân về khả năng cải thiện nguồn nước của
rừng trồng trong khu vực 75
3.16 Sự thay đổi về mực nước 76
3.17
Tổng hợp những tác động của dự án đến kinh tế, xã hội và môi
trường tại huyện Mộ Đức 77
3.18 Phân tích SWOT đối với các hộ tham gia dự án 87
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên hình Trang
2.1
Bản đồ các xã tham gia dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp
thuộc Huyện Mộ Đức
29
3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý thực hiện dự án FSDP 43
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư phát triển có vai trò hết sức to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế
xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi ngành, mỗi địa phương, nó là nền tảng của tăng
trưởng và phát triển bền vững. Do đó, mỗi quốc gia, cũng như ở mỗi địa
phương đều phải quan tâm để không ngừng thu hút và nâng cao hiệu quả đầu
tư nói chung, đặc biệt là lĩnh vực Lâm nghiệp với nhiều đặc thù và hiệu quả
của lĩnh vực này.
Trong nền kinh tế quốc dân, ngành Lâm nghiệp là một ngành kinh tế
kỹ thuật đặc thù, có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, an sinh
xã hội và môi trường sinh thái nhất là với mục tiêu phát triển bền vững. Hiện
nay, ngành Lâm nghiệp đang quản lý 16,24 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp,
chiếm khoảng một nửa tổng diện tích lãnh thổ quốc gia. Phát triển rừng và
quản lý rừng bền vững là mục tiêu, là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt
Nam trước mắt và lâu dài.
Cùng với sự quan tâm của Chính phủ, với tiềm năng to lớn về tài
nguyên rừng và nguy cơ suy giảm rừng ngày càng hiện hữu, ngành Lâm
nghiệp Việt Nam đã và đang nhận được sự hỗ trợ phát triển từ Chính phủ các
nước thông qua các chương trình, dự án với rất nhiều các Nhà tài trợ như
Ngân hàng tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Thế giới (WB), Nhật… Trong đó
WB là một trong các Nhà tài trợ lớn, có nhiều lợi thế với các dự án đầu tư
phát triển ngành lâm nghiệp tại Việt Nam.
Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90 sau khi các nước phương
Tây và Mỹ xóa bỏ cấm vận, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, WB đã
tài trợ cho ngành Lâm nghiệp rất nhiều chương trình dự án trong đó đáng kể
đó là dự án Bảo vệ rừng và Phát triển nông thôn (WB1), dự án Bảo vệ và phát
triển những vùng đất ngập mặn ven biển miền Nam Việt Nam (WB2) và năm
2005 là dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp gọi tắt là WB3. Mục tiêu của dự
2
án là Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (FSDP) là dự án được đồng tài trợ
bởi Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Hà Lan, Phần Lan,
Quỹ Môi trường toàn cầu và Liên minh Châu Âu với tổng số tiền trên 100,19
triệu USD (chưa tính nguồn vốn đóng góp bằng công lao động của các hộ gia
đình tham gia dự án khoảng 10,9 triệu USD)..
Mục tiêu chính của dự án là quản lý rừng trồng sản xuất bền vững và
hiệu quả, bảo tồn sự đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng, tăng cường
đóng góp của ngành Lâm nghiệp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt
Nam và bảo vệ môi trường toàn cầu đồng thời làm tăng thu nhập cho người
dân, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo trong khu vực dự án, thông qua
việc thu hút nguồn lao động tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng bằng
các gói tín dụng hấp dẫn và hoạt động tư vấn kỹ thuật cho các hộ gia đình địa
phương nghèo để trồng rừng trên diện tích khoảng 70.300 ha. Dự án được
thực hiện tại 4 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên-Huế và Bình Định
trong giai đoạn 1 từ năm 2005 đến 2012 và trong giai đoạn 2 từ 2012 đến
2015. Giai đoạn 2 dự án có thêm sự tham gia của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ
An.
Dự án có tổng vốn đầu tư theo các Hiệp định khoảng 100,19 triệu
USD và bao gồm 4 hợp phần:
Hợp phần 1: Phát triển thể chế
Hợp phần 2: Trồng rừng sản xuất
Hợp phần 3: Rừng đặc dụng
Hợp phần 4: Quản lý dự án, giám sát và đánh giá
Việc nghiên cứu đánh giá tác động của dự án là cần thiết, từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm cho việc tiếp tục triển khai các dự án tương tự trên địa bàn,
cũng như đánh giá các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Lâm nghiệp và