Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu những sai lầm của học sinh và đề xuất biện pháp khắc phục sai lầm khi học về chủ đề phân số môn toán lớp 4.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA TIỂU HỌC MẦM NON
------- -------
NGHIÊN CỨU NHỮNG SAI LẦM CỦA HỌC SINH VÀ ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI LẦM VỀ CHỦ ĐỀ
PHÂN SỐ MÔN TOÁN LỚP 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD : ThS. Lê Tử Tín
SVTH : Nguyễn Thành Luân
Lớp : 10 STH1
Đà Nẵng, tháng 6/2014
MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chon đề tài
2.Mục đích của đề tài
3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.Phương pháp nghiên cứu
6.Gỉa thuyết khoa học
7.Cấu trúc của vấn đề
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ CHUNG CỦA VIỆC DẠY HỌC PHÂN SỐ CHO HỌC SINH LỚP 4
1.1. Cơ sở toán học
1.1.1. Nội dung dạy học chủ đề “Phân số” lớp 4
1.1.1.1. Mục tiêu
1.1.1.2. Nội dung
1.1.2. Tổng quan về phân số
1.1.2.1. Khái niệm “ phân số”
1.1.2.2. Phân số bằng nhau
1.1.2.3. Phân số đặc biệt
1.1.2.4. Rút gọn phân số
1.1.2.5. Quy đồng phân số
1.1.2.6. So sánh các phân số
1.1.2.7. Cascm phép tính với phân số và tính chất cơ bản
1.2.Cơ sở lý luận
1.2.1. Tri giác
1.2.2. Chú ý
1.2.3. Trí nhớ
1.2.4. Tưởng tượng
1.2.5. Tư duy
1.3.Cơ sở thực tiễn
CHƢƠNG 2: NHỮNG LỖI SAI CỦA HỌC SINH KHI HỌC CHỦ ĐỀ PHÂN SỐ VÀ PHƢƠNG PHÁP
DẢNG DẠY NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG SAI LẦM CỦA HỌC SINH TRONG CHƢƠNG TRÌNH
TOÁN HỌC LỚP 4.
2.1. Những lỗi sai của học sinh trong quá trình học phân số
2.1.1. Thứ nhất về cấu tạo phân số
2.1.2. So sánh phân số với phân số, phân số với số tự nhiên
2.1.3. Phép cộng phân số đối với phân số, số tự nhiên, hỗn số và ngược lại
2.1.4. Phép trừ phân số ddooid với phaann số, số tự nhiên, hỗn số và ngược lại
2.1.5. Phép nhân phân số với phân số, số tự nhiên và ngược lại
2.1.6. Phép chia phân số với phân số, số tự nhiên, hỗn số và ngược lại
3.1. Thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm: Gồm
3.1.3. Nội dung thực nghiệm
3.1.4. Qúa trình thực nghiệm
3.1.5. Kết quả thực nghiệm
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Lời cám ơn!
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo Khoa Giáo dục Tiểu học –
Mầm non, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã trang bị cho tôi trong suốt bốn
năm học, những kiến thức đó là nền tảng vững chắc, là cơ sở giúp tôi hoàn thành khóa luận
này.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy Lê Tử Tín, người đã trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo cho tôi rất nhiều điều trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
này.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo Trường Tiểu
học Nguyễn Văn Trỗi đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi thu được những kết quả, số liệu
thực tế về những lỗi sai của học sinh khi làm bài tập phần phân số.
Cảm ơn những người thân, bạn bè luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ để tôi thực
hiện tốt công việc của mình.
Vì đề tài tương đối rộng và chỉ thực hiện trong thời gian ngắn, người thực hiện còn
chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu nên không tránh khỏi những sai sót, hạn
chế.
Kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Trân trọng!
1. Lý do chọn đề tài:
PHẦN MỞ ĐẦU
Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh nhiệm vụ của
giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là “Tiếp
tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ
thống trường lớp và hệ thống quản lí giáo dục”. Muốn tạo chuyển biến cơ bản về chất
lượng giáo dục trước hết là phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Bởi vì, đội ngũ nhà
giáo là nhân tố hàng đầu quyết định đến chất lượng giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo, loại bỏ những giáo viên yếu kém về phẩm chất, đạo đức và chuyên môn
nghiệp vụ ra khỏi hệ thống giáo dục là yêu cầu cấp bách để giáo dục phát triển.
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, chất lượng giáo dục
phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở Tiểu học. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần
vào sự hình thành, phát triển nhân cách con người lao động mới. Trong các môn học ở Tiểu
học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Các kiến thức
kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết cho mội
người lao động và là cơ sở để học tập các môn học khác ở tiểu học và để học tiếp môn toán
ở các bậc tiếp theo.
Mặt khác, trong dạy học môn toán ở tiểu học thì giải toán chiếm vị trí quan trọng, giải
toán có thể sử dụng vào hầu hết các khâu của quá trình dạy học. Các bài toán được sử dụng
để gợi động cơ tìm hiểu kiến thức mới, giải toán được sử dụng để củng cố luyện tập vận
dụng tri thức vào thực tiễn, hơn nữa giải toán còn góp phần nâng cao năng lực tư duy của
học sinh, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất của con người lao động như tính kiên trì,
bền bỉ, làm việc có kế hoạch, năng động sáng tạo.
Mục tiêu và nhiệm vụcủa môn toán ởtiểu học.
- Mục tiêu:
Giáo dục ở tiểu học nhằm giúp học sinh :
+) Có những kiến thức cơ sở ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, các số thập
phân, các đại lượng cơ bản và mét sè yếu tố hình học đơn giản .
+) Hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều
ứng dụng thiết thực trong đời sống .
+) Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích
thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và
biết diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết) các suy luận đơn giản góp phần rèn luyện phương
pháp học tập, làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo. Ngoài những mục tiêu trên, còng nh các
môn học khác ở tiểu học, môn toán góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất, các
đức tính cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. {9, tr. 20}
- Nhiệm vụ:
Môn toán ở tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh:
+) Hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản, có nhiều ứng dụng trong đời sống về số học
các số tự nhiên, các số thập phân.
+) Có những hiểu biết ban đầu thiết thực nhất về các đại lượng cơ bản nh: Độ dài, khối
lượng, thời gian, diện tích, dung tích, tiền Việt Nam và mét số đơn vị đo thông dụng nhất
của chúng. Biết sử dụng các dông cụ để thực hành đo lường, biết sử dụng các đơn vị đo
đơn giản.
+) Rèn luyện để nắm chắc các kỹ năng thực hành tính nhẩm, tính viết về bốn phép tính với
các số tự nhiên, số thập phân, các số đo đại lượng.
+) Biết nhận dạng và bước đầu biết phân biệt mét sè các hình hình học thường gặp. Biết
tính chu vi, diện tích thể tích mét sè hình. Biết sử dụng các dông cụ đơn giản để đo và vẽ
mét sè hình.
+) Có những hiểu biết ban đầu, sơ giản về dùng chữ thay sè, về biểu thức toán học, về
phương trình và bất phương trình đơn giản nhất bằng phương pháp phù hợp với tiểu học.
+) Biết cách giải và trình bày bài giải với các bài toán có lời văn. Nắm chắc, thực hiện đúng
quy trình giải toán. Bước đầu biết giải các bài toán bằng các cách khác nhau.
+) Thông qua các hoạt động học tập toán, để phát triển đúng mức mét sè khả năng trí tuệ
và thao tác tư duy quan trọng nhất như: So sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái
quát hoá, cụ thể hoá, lập luận có căn cứ, bước đầu làm quen với các chứng minh đơn giản.
+) Hình thành tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch có kiểm tra, có tinh
thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì tự tin. {9, tr.21}
Trong mỗi cấp học, đặc biệt là cấp tiểu học, việc nâng cao chất lượng dạy học của
giáo viên và học sinh bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu bao trùm và chi phối mọi
hoạt động khác. Trong tất cả các môn học ở Tiểu học thì môn Toán được coi là trọng tâm
với số tiết tương đối lớn. Qua việc học toán, học sinh bước đầu nắm được kiến thức toán
học cơ bản, có cơ sở để học tốt các môn học khác, giúp các em luôn tự tin, luôn vươn tới
sự tìm tòi sáng tạo. Chương trình toán 4 mới là sự tiếp tục của toán 1, 2, 3 đã thực hiện ở
các năm trước. Nó đã có những đổi mới về nội dung để tăng cường thực hành và ứng
dụng kiến thức nhằm giúp học sinh học tập tích cực, linh hoạt, sáng tạo theo năng lực của
các em.
Trong các chương trình toán tiểu học được biên soạn theo hướng đồng tâm số học
được coi là mảng kiến thức cốt lõi. Mảng kiến thức số học được sắp xếp bắt đầu từ số tự
nhiên, phân số, số thập phân. Trong đó mảng kiến thức Phân số được đưa vào giảng dạy
và học tập trong chương trình Toán lớp 4 - là một chương mới và tương đối khó với các
em. Để đạt được mục tiêu mà chương Phân số đã đề ra, trước hết giáo viên phải nắm chắc
mục tiêu, nội dung, những khả năng có thể khai thác trong từng bài. Điều quan trọng là
giáo viên phải xây dựng những phương pháp dạy học và giúp học sinh tích cực trong hoạt
động học để nắm chắc và vận dụng thành thạo nội dung trong từng bài, góp phần phát triển
năng lựn tư duy và năng lực thực hành của học sinh. Với vị trí và tầm quan trọng như vậy
nên tôi tôi chọn đề tài cho mình là: “Nghiên cứu những sai lầm của học sinh và biện
pháp nhằm khắc phục sai lầm về chủ đề phân số môn toán 4”
2. Mục đích của đề tài:
Nghiên cứu về nội dung và phương pháp dạy học về phân số và các phép tính về phân số
ở tiểu học. đặc biệt là học sinh lớp 4 theo nội dung chương trình sách giáo khoa mới. Với
mục đích là chỉ ra và phân tích những sai lầm khi thực hiện các phép tính phân số của học
sinh tiểu học.
Đề xuất một số biện pháp khắc phục những sai lầm khi dạy về phân số và các phép tính
về phân số nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở toán lớp 4. Nhằm giúp cho học sinh học toán
tốt hơn, trình bày bài làm đúng, đủ, chính xác hơn trong các bài kiểm tra, giúp các em học
sinh yêu thích môn học toán trong các tiết học, giờ học trên lớp.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Những vấn đề liên quan đến chuyên đề toán phân số và phương pháp giải đã được nhiều tác
giả đề cập đến trong các tài liệu:
- Cuốn 140 bài toán về phân số của Nguyễn Danh Ninh, Vũ Dương Thụy (nhà xuất bản giáo
dục năm 1995) cung cấp các bài tập về phân số từ cơ bản đến nâng cao và đưa ra cách giải
cụ thể cho từng bài.
- Toán nâng cao lớp 4 của nhóm tác giả Vũ Dương Thụy, Nguyễn Danh Ninh (nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam, năm 2010) đưa ra các bài toán nâng cao theo từng chuyên đề trong
chương trình toán học 4, trong đó có chuyên đề toán phân số.
- Cuốn phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học của nhóm tác giả Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình
Hoan, Hà Sĩ Hồ năm 2003 bao gồm các dạng toán ở tiêu học và phương pháp dạy học cụ
thể, trong đó có chuyên đề toán phân số.
- Ngoài ra chuyên đề phân số đã có SV Nguyễn Thị Hiếu lớp 08STH2 nghiên cứu, song trong
đề tài em đã tiếp tục nghiên cứu những sai lầm của học sinh khi thực hiện phép tính và từ đó
đưa ra biện pháp dạy học thích hợp đề giúp các em khắc phục và đạt kết quả cao trong học
tập chủ đề về phân số.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Một số sai lầm mà học sinh gặp phải trong quá trình học phân số lớp 4
+ Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi – Hòa Khánh Nam – Liên Chiểu – Đà
Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu: dạy học về phần phân số cho học sinh lớp 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những lí luận liên quan đến phân số
- Nghiên cứu những sai lầm và biện pháp dạy học nhằm khắc phục sai lầm cho học sinh
khi học chủ đề phân số trong chương trình toán học 4.
- Thực nghiệm sư phạm
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra nghiên cứu thực tế
- Phương pháp tham khảo tài liệu
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp điều tra bằng Anket
7. Giả thuyết khoa học:
Thực tế, vấn đề học sinh mắc sai lầm trong học chủ đề phân số sách giáo khoa lớp 4
còn rất nhiều. Nên giáo viên phải biết tổ chức hướng dẫn học sinh nắm bắt được một cách
chắc chắn mạch kiến thức cơ bản về phân số và các tính chất của phân số, đồng thời phát
hiện ra lỗi sai của học sinh để kịp thời sửa chữa, nâng cao chất lượng dạy và học.
8. Cấu trúc của vấn đề:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc dạy học phân số cho học sinh lớp 4.
Chương 2: Các sai lầm của học sinh trong học phân số, nguyên nhân và biện pháp
khắc phục.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Phần kết luận và kiến nghị