Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cưu lịch sử xuất nhập khẩu Việt Nam và thực trạng phát triển xuất nhập khẩu hiện nay - 1 pps
MIỄN PHÍ
Số trang
37
Kích thước
227.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1627

Nghiên cưu lịch sử xuất nhập khẩu Việt Nam và thực trạng phát triển xuất nhập khẩu hiện nay - 1 pps

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lời nói đầu

Từ khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,

nền kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc, thu nhập quốc dân mỗi năm một tăng cao, thu

nhập bình quân đầu người mỗi năm một gia tăng, đồng thời nền kinh tế cũng hoạt

động sôi động và khốc liệt hơn. Do đó để đứng vững trong nền kinh tế mang đầy

tính cạnh tranh khốc liệt này là một điều hoàn toàn không hề đơn giản đối với một

đơn vị kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đã quen với sự bao cấp của

Nhà nước. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã không trụ nổi và đã bị phá

sản. Nhưng bên cạnh đó vẫn có không ít các doanh nghiệp không chỉ đứng vững

trong thị trường mà còn đưa ra được những biện pháp hữu hiệu làm tăng doanh thu

hàng năm cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, góp

phần thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, thúc đẩy sự tăng

trưởng của nước nhà. Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu (PROSIMEX) –

Bộ Thương mại là một trong các doanh nghiệp đó. Đây là doanh nghiệp nhà nước

hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong những năm qua

Công ty đa luôn phát triển và tạo uy tín tốt với các bạn hàng trong và ngoài nước, và

nhập khẩu đã góp phần không nhỏ vào sự thành công này của Công ty. Doanh thu

bán hàng nhập khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn

Công ty (70%) do đó nhập khẩu là một lĩnh vực thực sự quan trọng của toàn Công

ty.

Để đánh giá một cách chính xác tình hình và vai trò của hoạt động nhập khẩu của

Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu em xin chọn đề tài: "Tiên đề cho kinh

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com

doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu

(PROSIMEX) – Bộ Thương mại" làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà, người trực tiếp hướng

dẫn em trong quá trình thực tập. Em cũng xin cảm ơn các cô chú trong Công ty

Prosimex, những người đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập tại Công ty.

Do hạn chế về khả năng bản thân và thời gian nghiên cứu nên chuyên đề này chắc

chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý và giúp đỡ của

các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn nữa.

Hà nội ngày 31-5-2003

Sinh viên: Chu Huy Phương

Chương I Những lý luận cơ sở về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

I. Khái quát về hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường.

1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

1.1. Khái niệm.

Nhập khẩu là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nhập khẩu là hoạt động

kinh doanh buôn bán diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Nhập khẩu không chỉ là

hoạt động buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một

nền kinh tế có tổ chức bên trong và bên ngoài. Nhập khẩu là thể hiện sự phụ thuộc

lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, đặc biệt trong tình

hình thế giới hiện nay xu hướng liên kết toàn cầu và khu vực làm cho mức độ ảnh

hưởng, tác động của từng quốc gia đối với nhau và của từng khu vực kinh tế thế

giới ngày một tăng.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com

Hoạt động nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các quốc gia, vì vậy nó phức tạp

hơn mua bán trong nước: Mua bán trung gian chiếm tỷ trọng lớn; đồng tiền thanh

toán là ngoại tệ, thường là ngoại tệ mạnh; hàng hoá phải chuyển qua biên giới, cửa

khẩu của quốc gia khác; hoạt động buôn bán phải tuân theo những tập quán, thông

lệ quốc tế cũng như địa phương.

Mục tiêu của hoạt động nhập khẩu là có được hiệu quả cao từ việc nhập khẩu vật tư

hàng hoá... phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng và nâng cao đời sống trong

nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển liên tục, nâng cao năng suất lao động, bảo vệ

các ngành sản xuất ở trong nước, giải quyết sự khan hiếm ở thị trường nội địa. Mặt

khác thông qua thị trường nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định những ngành

kinh tế mũi nhọn của mỗi nước mà khả năng sản xuất trong nước chưa đảm bảo

nguyên liệu cho chúng, tạo những năng lực mới cho sản xuất, khai thác thế mạnh

của quốc gia mình, kết hợp hài hoà có hiệu quả nhập khẩu và cán cân thanh toán.

1.2. Đặc điểm.

Nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các quốc gia trên thế giới. Hoạt động buôn

bán phát triển theo những tập quán thông lệ quốc tế, giao dịch buôn bán giữa những

người có quốc tịch khác nhau.

Thương mại quốc tế có quan hệ trực tiếp đến quan hệ chính trị các nước nhập khẩu

và các nước xuất khẩu, vì vậy hoạt động nhập khẩu là cơ hội để doanh nghiệp của

các nước khác nhau có mối quan hệ làm ăn lâu dài, nhập khẩu là hoạt động lưu

thông hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia. Vì vậy nó thường xuyên bị chi phối bởi

các chính sách luật pháp của mỗi quốc gia. Nhà nước quản lý hoạt động nhập khẩu

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!