Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nghiên cứu lịch sử triết học Trung Hoa cổ, trung đại
MIỄN PHÍ
Số trang
20
Kích thước
156.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1937

nghiên cứu lịch sử triết học Trung Hoa cổ, trung đại

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Tiểu luận triết học Mai Thị Nhâm

LỜI MỞ ĐẦU

Trung Hoa cổ đại là một quốc gia rộng lớn, có hai miền đối lập nhau về

điều kiện tự nhiên, miền Bắc (có lưu vực sông Hoàng Hà, xa biển, đất đai khô

cằn, cây cỏ thưa thớt, sản vật hiếm hoi) và miền Nam (có lưu vực sông Dương

Tử, khí hậu ấm áp, cây cối xanh tươi, sản vật phong phú). Đây được coi là một

trong hai trung tâm tư tưởng và văn hóa lớn của thế giới cổ, trung đại (Ấn Độ

và Trung Hoa). Những tư tưởng triết học và văn hóa của nó đã có những ảnh

hưởng sâu rộng đến nền văn minh Trung Hoa nói chung và cả Đông Á nói

riêng; Nó đã được hình thành từ thời Tây Chu và phát triển mạnh vào thời

Đông Chu với sự xuất hiện của 6 trường phái triết học chính là: Nho Giáo, Mặc

Gia, Đạo Gia, Âm - Dương Gia, Danh Gia, Pháp Gia. Lịch sử gọi thời kỳ này

là “Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia minh tranh” (trăm nhà

đua tiếng). Cũng giống như ở Phương Tây, triết học Trung Hoa cổ đại có nhiều

tư tưởng phức tạp và đa dạng với nhiều trường phái, đều đề cập đến mọi lĩnh

vực và vấn đề của triết học.

Những tư tưởng triết học và văn hóa của hai trung tâm văn hóa lớn là

Trung Quốc và Ấn Độ, mà nhất là Trung Quốc đã có những ảnh hưởng rất

nhiều đối với văn hóa Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử triết học Trung

Hoa cổ, trung đại là rất cần thiết để góp phần tìm hiểu lịch sử tư tưởng, văn hóa

của dân tộc.

Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn hẹp và tài liệu tham khảo chưa

nhiều nên bài viết của em sẽ còn nhiều thiếu sót .Em rất mong nhận được sự

góp ý của quý thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn .Em xin chân thành cảm

ơn!

1

Tiểu luận triết học Mai Thị Nhâm

Nội dung:

I. Lịch sử phát triển:

Sự hình thành và phát triển của triết học Trung Hoa cổ đại dựa trên cơ sở

của sự biến động của xã hội Trung Hoa cổ đại. Vì vậy khi nghiên cứu về triết

học Trung Hoa cổ đại cần đề cập đến lịch sử phát triển của xã hội đó. Có thể

nói, Trung Hoa cổ đại là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.

Theo truyền thuyết, thời tối cổ Trung Quốc đã có Tam Hoàng (người phát

minh ra lửa), Phục Hy (người chăn nuôi) và Nhân Hoàng. Sau đó là thời ngũ đế

với hai vị vua nổi tiếng là Nghiêu và Thuấn. Tiếp đến là thời nhà Hạ với văn

hóa đặc trưng là văn hóa Long Sơn (tức văn hóa đồ gốm đen), kéo dài từ năm

2005-765 TCN. Thời nhà Thương được thành lập sau đó vào khoảng đầu thế

kỷ XVII TCN; Đến khoảng thế kỷ XIV, vua mười đời nhà Thương là Bàn

Canh đã dời đô về đất Ân, từ đó nhà Thương còn được gọi là nhà Ân. Đến

khoảng thế kỷ XI TCN, Chu Vũ Vương là con trai của Chu Văn Vương đã giết

vua Trụ nhà Thương và lập ra nhà Chu, bao gồm hai giai đoạn phát triển là Tây

Chu (1027-770 TCN) và Đông Chu (Xuân Thu: 770-481 TCN, Chiến Quốc:

481-32 TCN). Giai đoạn đầu của thời nhà Chu là Tây Chu đã tiến lên một bước

trong lịch sử phát triển vì đã đưa chế độ nô lệ ở Trung Hoa lên đỉnh cao. Trong

thời kỳ thứ nhất này, những tư tưởng triết học đã xuất hiện, tuy chưa đạt tới

mức là một hệ thống. Thế giới quan thần thoại, tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm

thần bí là thế giới quan thống trị trong đời sống tinh thần và thế quyền và ngay

từ đầu nó đã lý giải sự liên hệ mật thiết giữa đời sống chính trị - xã hội với lĩnh

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!