Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu kỹ thuật ủ chua thân đậu phộng (lạc) làm thức ăn cho bò sữa, bò thịt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
21 Tạp chí chăn nuôi số 6 - 08
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nghiên cứu kỹ thuật ủ chua thân đậu phộng (lạc)
làm thức ăn cho bò sữa, bò thịt
Đoàn Đức Vũ*, Đặng Phước Chung và Nguyễn Thị Hiệp
1. Mở ĐầU
*
Đậu phộng (ĐP) là một trong những cây trồng
truyền thống và quan trọng trong hệ thống sản
xuất nông nghiệp ở nước ta. Trong chương trình
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, diện tích trồng
ĐP đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây.
Năm 2005, có khoảng 270 ngàn ha diện tích
trồng ĐP với sản lượng hạt thu được 485 ngàn
tấn (Niên giám thống kê năm 2005). ĐP sau khi
thu hoạch củ còn lại phần thân, là một trong
những nguồn thức ăn (TA) thô quan trọng cho
trâu bò. Phương thức sử dụng truyền thống của
nông dân là phơi khô dự trữ và bổ sung cho bò
sau thời gian chăn thả.
Tuy nhiên, việc phơi khô phụ thuộc rất nhiều
vào thời tiết, đặc biệt vào mùa mưa làm cho tỷ
lệ hao hụt nguồn TA này là rất lớn. Mặt khác,
chăn nuôi bò đang phát triển theo hướng thâm
canh quy mô lớn hơn, đòi hỏi nguồn TA thô,
đặc biệt là những loại TA ủ chua nhiều hơn. Vì
thế, ngoài cách phơi khô truyền thống như
trước đây, việc chế biến, dự trữ thân ĐP theo
hướng ủ chua là rất cần thiết. Đề tài nhằm
nghiên cứu kỹ thuật ủ chua thân ĐP để bảo
quản làm TA cho bò sữa, bò thịt.
2. PHƢƠNG PHáP
2.1. Đối tƣợng
Đối tượng nghiên cứu là phần thân ĐP sau khi
đã thu hoạch củ.
2.2. Vật liệu
Để làm chất phụ gia và chất bổ sung trong quá
trình ủ chua, chúng tôi đã sử dụng muối, men vi
sinh và rỉ mật. Men vi sinh với thành phần có
chứa Lactobacillus spp. 108 CFU/ml, Bacillus
spp. 109 CFU/ml; Sacchromyces spp.
107CFU/ml; Rỉ mật mua từ Nhà máy đường
Biên Hòa với vật chất khô là 60%. Để thí
nghiệm khả năng ăn vào trên gia súc đã sử dụng
bò sữa giai đoạn tơ và giai đoạn vắt sữa.
* Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
2.3. Địa điểm: Phòng nghiên cứu công nghệ
chăn nuôi và Trung tâm nghiên cứu và huấn
luyện chăn nuôi gia súc lớn, thuộc Viện KHKT
nông nghiệp miền Nam.
2.4. Thời gian: Từ năm 2004 đến năm 2006.
2.5. Phƣơng pháp
2.5.1. Đánh giá thành phần dinh dưỡng của
thân đậu phộng
Mẫu thân ĐP được thu thập ở 2 dạng: ngay sau
thu hoạch (dạng tươi) và sau khi phơi khô để dự
trữ (dạng khô) với số lượng 15 mẫu cho mỗi
loại.
Phân tích thành phần hóa học với các chỉ tiêu là
vật chất khô (DM), xơ thô (CF), protein thô
(CP), chất béo (EE), xơ trung tính (NDF), xơ
axít (ADF) và tro (Ash) theo các phương pháp
hiện hành.
2.5.2. Đánh giá cảm quan phương thức ủ chua
thân đậu phộng trong phòng thí nghiệm
Tiến hành thử nghiệm một số phương thức ủ
chua thân ĐP quy mô trong phòng thí nghiệm
với các yếu tố sau đây :
Hoàn toàn không có bất kỳ tác động nào đến
nguồn nguyên liệu và không có phụ gia.
Băm/chặt ngắn thân ĐP khoảng 5 - 10cm.
Đưa thêm chất bổ sung vào trong quá trình ủ,
bao gồm: Muối (1%), Men vi sinh (0,1%), Rỉ
mật (2%; 4% và 6%).
Tạo yếm khí bằng máy hút chân không và bằng
thủ công nén chặt.
2.5.3. Đánh giá thành phần dinh dưỡng, pH,
axít hữu cơ của thân đậu phộng ủ chua
Sau giai đoạn đánh giá cảm quan trong phòng
thí nghiệm, chúng tôi chọn một phương thức
phù hợp nhất để ủ với một lượng lớn ngoài sản
xuất để tiếp tục đánh giá một số chỉ tiêu về
thành phần dinh dưỡng của thân ĐP ủ chua
cũng như tạo nguyên liệu cho thí nghiệm đánh
giá khả năng ăn vào trên gia súc. Mẫu thân ĐP