Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Kỹ Thuật Cứu Hộ Thú Ăn Thịt Và Tê Tê Của Chương Trình Bảo Tồn Thú Ăn Thịt Và Tê Tê Tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương Tỉnh Ninh Bình
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
999

Nghiên Cứu Kỹ Thuật Cứu Hộ Thú Ăn Thịt Và Tê Tê Của Chương Trình Bảo Tồn Thú Ăn Thịt Và Tê Tê Tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương Tỉnh Ninh Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................... 3

1.1. Hoạt động cứu hộ động vật hoang dã ở Việt Nam.............................. 3

1.1.1. Quy mô và tổ chức hoạt động .............................................................. 3

1.1.2. Những yêu cầu kỹ thuật trong cứu hộ và tái thả động vật hoang dã 5

1.1.2.2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái thả động vật rừng...................... 6

1.2. Hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã ở Việt Nam ........................ 9

1.3. Sơ lƣợc về các loài thuộc nhóm Thú ăn thịt và Tê tê ở Việt Nam ..... 12

1.3.1. Thú ăn thịt ............................................................................................ 12

1.3.2. Loài Tê tê .............................................................................................. 14

1.4 Chƣơng trình bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê tại VQG Cúc Phƣơng .... 17

Chƣơng 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU............................................................................................... 18

2.1. Mục tiêu................................................................................................... 18

2.1.1. Mục tiêu chung..................................................................................... 18

2.1.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 18

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................. 18

2.3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 18

2.4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 18

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 19

2.5.1. Kế thừa tài liệu ..................................................................................... 19

2.5.2. Phỏng vấn............................................................................................. 19

2.5.3. Theo dõi diễn biến tại hiện trường...................................................... 20

2.5.4. Phân tích mô hình SWOT.................................................................... 22

2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu................................................................... 22

Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU.................................. 24

3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 24

3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 24

3.1.2. Địa hình ................................................................................................ 24

3.1.3. Khí hậu ................................................................................................. 25

3.1.4. Thủy văn ............................................................................................... 25

3.1.5. Tài nguyên ............................................................................................ 25

3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .......................................................................... 28

3.2.1. Dân số và lao động............................................................................... 28

3.2.2. Kinh tế, xã hội ...................................................................................... 28

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN .......................... 30

4.1. Hiện trạng hoạt động cứu hộ các loài Thú ăn thịt và Tê tê tại Trung

tâm CPCP, VQG Cúc Phƣơng..................................................................... 30

4.1.1. Cơ cấu tổ chức và nhân sự .................................................................. 30

4.1.2. Số lượng động vật đã được cứu hộ tại Trung tâm CPCP .................. 30

4.2. Kỹ thuật cứu hộ các loài Thú ăn thịt và Tê tê tại Trung tâm CPCP -

VQG Cúc Phƣơng ......................................................................................... 33

4.2.1. Kỹ thuật tiếp nhận cứu hộ ................................................................... 33

4.3.Đánh giá hoạt động cứu hộcác loài Thú ăn thịt và Tê tê tại Trung tâm CPCP.. 49

4.4. Đề xuất giải pháp cứu hộ và phát triển hoạt động cứu hộ Thú ăn thịt và

Tê tê ở VQG Cúc Phƣơng............................................................................. 51

4.4.1. Mở rộng diện tích Trung tâm và các khu nuôi nhốt .......................... 51

4.4.3. Đẩy mạnh công tác theo dõi các loài động vật sau khi tái thả........... 52

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 54

Kết luận .......................................................................................................... 54

Tồn tại............................................................................................................. 55

Kiến nghị ........................................................................................................ 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp động vật hoang dã nuôi năm 2013 ....................................................9

Bảng 1.2: Danh sách các loài thú ăn thịt ở Việt Nam...............................................................13

Bảng 1.3: Phân biệt 2 loài Tê tê ở Việt Nam............................................................................15

Bảng 2.1: Loại thức ăn và khẩu phần ăn của các loài Thú ăn thịt và Tê tê trong điều kiện nuôi

nhốt...........................................................................................................................................21

Bảng 2.2: Cân trọng lượng các loài Thú ăn thịt và Tê tê định kỳ ............................................21

Bảng 4.1: Danh sách các loài Thú ăn thịt và Tê tê đang được cứu hộ .....................................31

tại VQG Cúc Phương................................................................................................................31

Bảng 4.2: Danh sách các loại thức ăn cung cấp cho các loài Thú ăn thịt nhỏ và Tê tê............36

Bảng 4.3: Khẩu phần ăn của các loài động vật tại Trung tâm CPCP .......................................37

Bảng 4.4: Danh sách các loại bệnh thường gặp ở Thú ăn thịt và Tê tê ....................................42

Bảng 4.5: Các biện pháp làm giàu môi trường sống cho các loài ............................................45

Thú ăn thịt và Tê tê...................................................................................................................45

Bảng 4.6. Số lượng các loài Thú ăn thịt và Tê tê đã được tái thả tại........................................48

Trung tâm CPCP.......................................................................................................................48

Bảng 4.7: Mô hình SWOT đánh giá hoạt động cứu hộ Thú ăn thịt và Tê tê............................49

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ phân bố loài Tê tê java (Manis javanica) trên thế giới .......... 16

Hình 1.2: Bản đồ phân bố loài Tê tê vàng (Manis pentadactyla) trên thế giới .. 16

Hình 1.3: Tê tê java (Manis javanica) ……………………...........................17

Hình1.4: Tê tê vàng (Manis pentadactyla)……………………………………..17

Hình 4.1: Hộp cứu hộ và thức ăn đã được chuẩn bị sẵn cho công tác cứu hộ.... 33

Hình 4.2: Cán bộ quản lý Trung tâm tiếp nhận cứu hộ Cầy Vằn tại .................. 34

Hình 4.3: Khu kiểm dịch để cách ly chăm sóc động vật mới tiếp nhận ............. 35

Hình 4.4: Nhân viên trung tâm thay nước vệ sinh cho chuồng nuôi Tê tê java........ 35

Hình 4.5. Tỷ lệ khẩu phần ăn so với trọng lượng cơ thể của các loài Thú ăn thịt

và Tê tê tại Trung tâm CPCP............................................................................................39

Hình 4.8: Cầy mực (Mrs. B) đang ăn chuối được đặt trên cành cây .................. 47

Hình 4.9: Tê tê java được cho ăn kiến sống trước khi tái thả. ............................ 49

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên Khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu kỹ thuật cứu hộ Thú ăn thịt và Tê tê

của Chương trình bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê tại Vườn Quốc gia Cúc

Phương, tỉnh Ninh Bình”

Giảng viên hướng dẫn 1: PGS. TS. Vũ Tiến Thịnh

Giảng viên hướng dẫn 2: Ths. Giang Trọng Toàn

Sinh viên thực hiện: Mai Việt Anh

Mã sinh viên: 1253101889

Lớp: K57B – QLTNTN (C)

Cứu hộ và bảo tồn động vật hoang dã có vai trò rất quan trọng trong việc

duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên, các loài động vật hoang dã quý

hiếm có giá trị kinh tế cao đã và đang có nguy cơ đứng bên bờ vực của sự tuyệt

chủng do sự tác động của con người và những biến đổi trong môi trường sống tự

nhiên. Từ khi chính thức đi vào hoạt động (tháng 11 năm 2006), Chương trình

bảo tồn Thú ăn thịt nhỏ và Tê tê (CPCP) tại VQG Cúc phương đã đạt được

nhiều thành tựu to lớn trong công tác cứu hộ và bảo tồn các loài động vật hoang

dã. Tuy nhiên công tác cứu hộ động vật tại Trung tâm vẫn còn một số tồn tại và

những khó khăn trong công tác quản lý và hoạt động cứu hộ.

1. Mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm hiểu tình hình chung công tác cứu hộ Thú ăn thịt và Tê tê đang

được thực hiện tại VQG Cúc Phương

- Tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật của các hoạt động tiếp nhận, xử lý,

chăm sóc, phục hổi chức năng sinh thái và tái thả Thú ăn thịt, Tê tê đang được

thực hiện tại VQG Cúc Phương

- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và tiềm năng của Chương

trình Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê (CPCP) ở VQG Cúc Phương

- Đề xuất được các giải pháp cứu hộ và phát triển hoạt động cứu hộ Thú

ăn thịt và Tê tê ở VQG Cúc Phương

2. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu hiện trạng của hoạt động cứu hộ Thú ăn thịt và Tê tê tại VQG

Cúc Phương.

Nghiên cứu Kỹ thuật cứu hộ Thú ăn thịt và Tê tê đang được thực hiên tại

VQG Cúc Phương.

Đánh giá công tác cứu hộ Thú ăn thịt và Tê tê đang được thực hiện tại

VQG Cúc Phương.

Đề xuất các giải pháp cứu hộ và phát triển Thú ăn thịt và Tê tê tại VQG

Cúc Phương.

3. Đối tƣợng, phạm vi, địa điểm nghiên cứu:

Đối tượng: Các loài thú thuộc nhóm Thú ăn thịt và Tê tê hiện đang được

cứu hộ tại Trung tâm CPCP, VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình

Phạm vi: nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm CPCP, Vườn quốc gia

Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình trong thời gian 5 tháng (Từ

tháng 01 năm 2016 đến tháng 05 năm 2016)

Địa điểm: Vườn quốc gia Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

4. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Kế thừa tài liệu

Phỏng vấn

Theo dõi diễn biến tại hiện trường

Phân tích mô hình SWOT

Phương pháp xử lý số liệu

5. Kết quả nghiên cứu:

Hiện trạng hoạt động cứu hộ: Trung tâm đã tiếp nhận cứu hộ hơn 200 cá

thể động vật, tái thả thành công lại tự nhiên 110 cá thể động vật, hiện tại Trung

tâm đang chăm sóc 23 cá thể động vật, cụ thể là: 9 cá thể Cầy vằn, 4 cá thể Tê tê

(02 Tê tê java và 02 Tê tê vàng), 4 cá thể Mèo rừng, 03 cá thể Cầy mực, 02 cá

thể Cầy vòi mốc và 01 cá thể Cầy tai trắng.

Kỹ thuật tiếp nhận cứu hộ các loài động vật tại đây được thực hiện có bải

bản, quy củ và thống nhất.

Hoạt động chăm sóc phục hồi sử khỏe, chức năng của các loài ĐVHD tại

trung tâm được quan tâm và chú trọng.

Đề tài đã thành lập được mô hình SWOT đánh giá kỹ thuật cứu hộ các

loài động vật tại Trung tâm CPCP và đã đưa ra được những Điểm mạnh (S) và

Cơ hội (O) mà Trung tâm đã và đang có được, bên cạnh đó cũng đưa ra những

Điểm yếu (W) và những Nguy cơ (T), những khó khăn, thách thức mà công tác

cứu hộ tại đây đang phải đối mặt và giải quyết.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cứu hộ động vật hoang dã là hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc và tác

động tới các cá thể động vật hoang dã trong tình trạng nguy cấp khác nhau do

bị cất giữ, mua bán, vận chuyển trái pháp luật (bị thương, bị bệnh, mất tập tính

do nuôi nhốt lâu ngày…) để phục hồi sự sống và có khả năng tồn tại được

trong môi trường tự nhiên sau khi được tái thả (UBNDTP Hà Nội, 2011). Cứu

hộ động vật hoang dã là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đối với sự bảo

tồn và phát triển các loài động vật nguy cấp, quý hiếm.

Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú trong

đó tài nguyên động vật đóng góp lớn cho sự đa dạng này. Mặc dù vậy, với sự

phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội trong khi sự quản lý còn thiếu chặt

chẽ đã dẫn tới nhiều loài động vật hoang dã đang bị khai thác và buôn bán bất

hợp pháp. Động vật hoang dã bị buôn bán có nguồn gốc cả trong nước và nước

ngoài như ở Lào, Campuchia, Thái Lan.v.v.v. Khi bị cơ quan chức năng thu

giữ, các cá thể động vật này sẽ được tái thả trở lại tự nhiên nếu chúng còn trong

điều kiện sức khỏe tốt và có nguồn gốc ở Việt Nam. Nếu chúng có nguồn gốc

từ nước ngoài và không còn khỏe mạnh thì sẽ được đưa vào các trung tâm cứu

hộ động vật hoang dã để phục hồi sức khỏe, sau đó tùy hoàn cảnh mà có thể

được tái thả trở lại tự nhiên hoặc nuôi lâu dài tại các trung tâm cứu hộ, chuyển

cho các vườn thú hoặc các trang trại nhân nuôi động vật hoang dã.

Vườn Quốc Gia (VQG) Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình được thành lập từ

năm 1962 (là Khu Bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam) với nhiệm vụ

bảo tồn nguồn tài nguyên động thực vật hiện có trong khu vực. Trải qua quá

trình xây dựng và phát triển, VQG Cúc Phương đã đạt được những thành tựu to

lớn trong việc nhân nuôi các loài động vật hoang dã và bảo tồn các loài động

thực vật quý hiếm của Việt Nam. Trung tâm Cứu hộ và bảo tồn động thực vật

hoang dã Cúc Phương được thành lập vào năm 2005 gồm 5 đơn vị là Trung

tâm Bảo tồn và Phát triển thực vật, Trung tâm Bảo tồn hươu nai Cúc Phương,

2

Chương trình Bảo tồn thú linh trưởng, Chương trình bảo tồn Rùa và Chương

trình Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê (CPCP).

Sau 10 năm thành lập, Chƣơng trình Bảo tồn Thú ăn thịt nhỏ và Tê tê

đã cứu hộ được 9 loài Thú ăn thịt là Mèo rừng (Prionailurus bengalensis), Cầy

mực (Arctictis binturong), Cầy vằn (Chrotogale owstoni), Cầy vòi mốc

(Paguma larvata), Cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus), Cầy tai

trắng (Arctogalidia trivirgata), Cầy hương (Viverricula indica), Chồn bạc má

nam (Melogale personata), Chồn bạc má bắc (Melogale moschata) và 02 loài

Tê tê là Tê tê java (Manis javanica) và Tê tê vàng (Manis pentadactyla). Số

lượng các cá thể tái thả lại tự nhiên là trên 100 cá thể. Một thành tựu nổi bật

khác của Chương trình là đã nuôi sinh sản thành công loài Cầy vằn và loài Tê

tê trong điều kiện nuôi nhốt. Với những thành tựu đạt được, Chương trình Bảo

tồn Thú ăn thịt và Tê tê đã dần tạo thành địa chỉ tin cậy của cả nước về cứu hộ

các nhóm loài động vật quý hiếm này. Tuy nhiên, công tác cứu hộ Thú ăn thịt

và Tê tê cũng tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình cứu hộ do con vật bị nhốt

giữ lâu ngày, bị stress, bị bơm bột đá vào dạ dày trong quá trình buôn bán, bị

thương nặng hoặc khó khăn trong việc tìm môi trường tái thả phù hợp sau cứu

hộ.v.v.v.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật

cứu hộ Thú ăn thịt và Tê tê của Chương trình bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê

tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình”. Đề tài được thực hiện

nhằm đánh giá hiện trạng, tìm hiểu kỹ thuật cứu hộ là cơ sở để đề xuất giải

pháp cứu hộ và phát triển Thú ăn thịt và Tê tê tại VQG Cúc Phương. Để giải

quyết mục đích trên, đề tài sẽ tập trung tìm câu trả lời cho 2 câu hỏi:

(1) - Công tác cứu hộ Thú ăn thịt và Tê tê tại VQG Cúc Phương đang

được thực hiện như thế nào?

(2) - Giải pháp hiệu quả cho cứu hộ Thú ăn thịt và Tê tê là gì?

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!