Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Kĩ Thuật Chăn Nuôi Gà Rừng Gallus Gallus Tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện chƣơng trình học tập, tiếp cận với công tác nghiên cứu
khoa học và ứng dụng thực tế, đƣợc sự đồng ý của Trƣờng Đại học Lâm
nghiệp, Khoa QLTNR & MT và ThS. Đỗ Quang Huy, em đã thực hiện đề tài
tốt nghiệp “Nghiên cứu kĩ thuật chăn nuôi Gà rừng (Gallus gallus) tại Vườn
quốc gia Cúc Phương”.
Đến nay, sau thời gian 3 tháng thực hiện đề tài đã hoàn tất và đạt đƣợc
những mục tiêu cơ bản đề ra.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của trƣờng
Đại học Lâm Nghiệp đã dìu dắt chúng em trong suốt 4 năm qua để có đƣợc
kết quả nhƣ nhƣ ngày hôm nay.
Đặc biệt với lòng kính phục và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn
đến thầy giáo, ThS. Đỗ Quang Huy - Ngƣời thầy đã định hƣớng và trực tiếp
hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Em xin cảm ơn Trung tâm cứu hộ và bảo tồn động thực vật hoang dã
quí hiếm – Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng và các anh chị em công nhân của
trung tâm đã tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng do thời gian và trình độ có hạn nên
đề tài không tránh khỏi những thiết sót nhất định. Kính mong nhận đƣợc ý
kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, và bạn bè để luận văn tốt
nghiệp này đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, Ngày 08 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Lâm Thị Nhã
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………….........1
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………………3
1.1. Nghiên cứu ở trên thế giới………………………………………………3
1.2. Nghiên cứu ở trong nƣớc………………………………………………..4
Phần 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP……………………….7
2.1. Mục tiêu…………………………………………………………………7
2.2. Đối tƣợng, địa điểm nghiên cứu………………………………………...7
2.3. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………....7
2.4. phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………..8
Phần 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 12
3.1. Điều kiện tự nhiên……………………………………………………..12
3.1.1. Vị trí địa lý…………………………………………………………..12
3.1.2. Lịch sử địa chất và địa hình………………………………………….12
3.1.3. Thổ nhƣỡng………………………………………………………….13
3.1.4. Khí hậu thủy văn…………………………………………………….14
3.1.5. Tài nguyên động thực vật……………………………………………16
3.2. Điều kiện xã hội……………………………………………………….17
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN………………………………………19
4.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái của Gà rừng…………………………….19
4.1.1. Đặc điểm hình thái…………………………………………………..19
4.1.2. Đặc điểm sinh thái và tập tính của Gà rừng…………………………20
4.1.3. Tập tính của Gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt……………………21
4.2. Nghiên cứu kĩ thuật nuôi……………………………………………..28
4.2.1. Giai đoạn từ 1 – 20 tuần tuổi………………………………………..28
4.2.2. Giai đoạn gà trên 20 tuần tuổi……………………………………….32
4.3. Thức ăn của Gà rừng trong điều kiện nuôi nhốt……………………....33
4.3.1. Danh lục thức ăn của Gà rừng……………………………………….33
4.3.2. Nhu cầu ăn hàng ngày của Gà rừng trƣởng thành…………………...34
4.4. Quá trình sinh trƣởng của Gà rừng…………………………………….36
4.5. Một số bệnh thƣờng gặp và cách phòng tránh………………………...37
4.5.1. Bệnh cầu trùng………………………………………………………37
4.5.2. Bệnh bạch lỵ…………………………………………………………38
4.5.3. Bệnh Newcastele……………………………………………………39
4.5.4. Bệnh viêm phế quản mãn tính………………………………………40
4.5.5. Bệnh E.coly…………………………………………………………41
4.5.6.Bệnh tụ huyết trùng………………………………………………….43
4.5.6. Bệnh tụ huyết trùng…………………………………………………44
4.5.7. Bệnh đậu gà…………………………………………………………46
Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ………………………….....46
5.1. Kết luận………………………………………………………………..46
5.2. Tồn tại…………………………………………………………………47
5.3. Kiến nghị………………………………………………………………47
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Động vật hoang dã cung cấp cho con ngƣời rất nhiều sản phẩm có giá
trị nhƣ thực phẩm, nguyên liệu cho chế biến dƣợc phẩm và mỹ phẩm, phục vụ
cho giải trí, nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trƣờng… Đặc biệt là đối
với cộng đồng dân cƣ sống gần rừng thì động vật hoang dã vừa là nguồn cung
cấp thức ăn vừa là nguồn thu nhập của họ. Cùng với sự phát triển của xã hội,
động vật hoang dã đang là nguồn cung cấp các món ăn đặc sản hấp dẫn và
mang lại lợi ích kinh tế cao. Chính vì vậy mà nạn săn bắt và buôn bán động
vật trái phép ngày càng tăng mạnh, nhiều loài động vật đang đứng trƣớc nguy
cơ tuyệt chủng.
Từ thời xa xƣa, con ngƣời không chỉ biết săn bắt các loài động vật từ
thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu sống của mình mà còn biết bắt chúng về thuần
dƣỡng nhằm chủ động nguồn sản phẩm động vật cho cuộc sống hàng ngày,
dần dần cải tạo và thuần hóa thành các loài vật nuôi có giá trị. Hiện nay, chăn
nuôi động vật hoang dã đang là hƣớng đi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị
trƣờng và đem lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời chăn nuôi, giảm áp lực vào tự
nhiên và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
Việt Nam là một nƣớc có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, đặc điểm
khí hậu, tài nguyên động vật nhƣng nghề chăn nuôi động vật hoang dã ở nƣớc
ta vẫn chƣa phát triển mạnh, mới chỉ dừng lại ở mức độ hộ gia đình và các
trang trại nhỏ, phong trào chăn nuôi chƣa đƣợc nhân rộng và phổ biến do
ngƣời dân còn thiếu hiểu biết về kĩ thuật chăn nuôi, cũng nhƣ đặc điểm sinh
thái của loài vật nuôi nên hiệu quả đem lại còn thấp. Đây là vấn đề mà thực tế
cần giải quyết.
Gà rừng (Gallus gallus), thuộc họ trĩ (Phasianidae), bộ Gà
(Galliformes). Gà rừng là một loài động vật có giá trị về kinh tế bởi các sản
phẩm của chúng mang lại. Vì vậy, trong thực tế chúng thƣờng bị săn bắt, đánh
2
bẫy nhiều và có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng về số lƣợng trong môi
trƣờng hoang dã.
Sớm ý thức đƣợc giá trị mà loài Gà rừng đem lại, để góp phần bảo tồn
và phát triển loài Gà rừng đồng thời góp phần hoàn thiện quy trình kĩ thuật
chăn nuôi và tăng kinh tế hộ gia đình nên tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu
kỹ thuật chăn nuôi Gà rừng (Gallus gallus) tại Vƣờn quốc gia Cúc
Phƣơng”.
3
Phần 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu ở trên thế giới
Theo các tài liệu lịch sử, con ngƣời đã biết bắt các loài động vật hoang
dã về thuần dƣỡng từ 4 – 5 nghìn năm trƣớc công nguyên, ngày nay chúng ta
đã có một tập đoàn các loài vật nuôi rất đa dạng. Chăn nuôi động vật hoang dã
không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là giải pháp quan trọng
nhằm bảo tồn và các loài động vật đang có nguy cơ bị tiêu diệt.
Gà rừng (Gallus gallus) thuộc họ Trĩ (Phasianidae), bộ Gà
(Galliformes). Trên thế giới, đã từ rất lâu con ngƣời đã có ý thức thuần hóa
loài Gà rừng và lai tạo ra khoảng 150 nòi gà khác nhau. Theo các tài liệu khảo
cổ trong thập niên 1980 và dựa vào các di vật tìm đƣợc trong thung lũng
Indus tức Pakistan ngày nay, giới khoa học cho rằng, loài chim này đƣợc con
ngƣời thuần dƣỡng vào khoảng 400 năm trƣớc công nguyên.
Trong cuốn “ Origin of Species” Darwin cũng từng khẳng định rằng tất
cả các nòi gà nuôi trên thế giới đều có nguồn gốc từ Gà rừng Đông Nam Á.
Trong một bài viết cho tập san National Geographic, W. G. Solhein nhận xét
rằng Đông Nam Á là nơi phát triển nghề chăn nuôi đầu tiên trên trái đất. Gần
đây có 2 nghiên cứu từ Nhật cho thấy nòi gà Shamo, một loại gà nòi đƣợc
nuôi chủ yếu cho thể thao đá gà, có nguồn gốc từ Đông Dƣơng và miền nam
Trung Quốc ngày nay.
Theo Conway (1998), hiện nay các vƣờn động vật thế giới đang nuôi
khoảng 500.000 loài động vật có sƣơng sống ở cạn đại diện cho 3000 loài
chim, thú, bò sát, ếch nhái với mục đích là nuôi các quần thể động vật quí
hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng nhằm phục vụ tham quan giải trí và bảo
tồn đa dạng sinh học.
Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và một số nƣớc Châu Âu phất triển
nghề chăn nuôi động vật hoang dã rất mạnh và đạt kết quả tốt.
4
Vƣờn chim Childbiill (Hà Lan) đã nhân nuôi một số loài chim có giá trị
kinh tế cao thuộc họ Trĩ.
Cao Dực (2002), kỹ thuật thực hành nuôi dƣỡng động vật kinh tế. Các
tác giả đã đƣa ra một số nguyên tắc cơ bản về kĩ thuật chăn nuôi một số loài
chim, thú, bò sát, ếch nhái…
Ngày nay, với công nghệ sinh hoc hiện đại việc nghiên cứu về Gà rừng
đã có những đột phá mới. Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ
tuyên bố đã hoàn thành giải mã gien của gà rừng (Gallus gallus) - tổ tiên của
gà nhà. Họ đã đặt bản đồ gen gà rừng và bản đồ gen ngƣời song song với
nhau để giúp các nhà khoa học so sánh và hiểu đƣợc bộ máy sinh hoá của
chính con ngƣời.
Viện Di truyền Bắc Kinh đã đi đầu trong việc lập bản đồ của các biến
thể gen giữa ba loại gà giò và gà đẻ trứng khác nhau từ Anh, Thụy Điển và
Trung Quốc. Để làm điều này, các nhà khoa học đã phải nhận dạng và phân
tích hai triệu điểm biến thể gen.
1.2. Nghiên cứu ở trong nƣớc
Ở nƣớc ngoài nhân nuôi động vật hoang dã rất phát triển nhƣng ở Việt
Nam nghề nhân nuôi động vật hoang dã vẫn chƣa thực sự phát triển. Tuy
nhiên cũng có một số các nghiên cứu về nhân nuôi động vật hoang dã.
Từ năm 1975 tới nay, các nhà khoa học Việt Nam cùng hợp tác với các
nhà khoa học nƣớc ngoài đã gặt hái đƣợc nhiều thành tựu cơ bản và đóng góp
đƣợc nhiều phát hiện mới cho nghành khoa học động vật. Các nghiên cứu về
các loài chim hoang dã, đặc biệt là nghiên cứu về các loài chim trong họ Trĩ
(Phasianidae) tiêu biểu phải kể đến các tác giả: Nguyễn Cử, Trƣơng Văn Lã,
Võ Quý, Lê Trọng Trải…
Về phân loại, ở nƣớc ta hiện nay có 3 phân loài Gà rừng, đó là: Gallus
gallus gallus, Gallus gallus jabouillei, Gallus gallus spadiceus. Phân biệt các
loài này ở các điểm khác nhau theo Võ Quý (1971) thì G. g. gallus có da yếm
tai màu trắng, lông cổ rất dài màu đỏ cam, còn G. g. jabouillei da yếm tai màu