Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Khoa Học 2021_Official (1).Pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
NĂM 2021
TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VÀ
VIỆC CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ PHI KIỂM TOÁN:
GÓC NHÌN NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM
Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội
HÀ NỘI, 3/2022
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Tính độc lập của
Kiểm toán viên và việc cung cấp các dịch vụ Phi kiểm toán: Góc nhìn Nhà đầu tư
Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của chúng tôi. Các số liệu sử dụng trong
bài nghiên cứu được thu thập từ thực tế, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng và được xử
lý trung thực, khách quan. Tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, kết quả
của đề tài nghiên cứu không sao chép bất kì công trình nào.
Hà Nội, tháng 3 năm 2022
Đại diện Nhóm
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT………………………………………………………………
DANH MỤC BẢNG BIỂU…………………………………………………………….
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC…………………………………...
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu 1
1.2. Tổng quan các công trình có liên quan đến Đề tài nghiên cứu 3
1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về Tính độc lập của KTV và việc
cung cấp dịch vụ NAS trên Thế giới và Việt Nam 3
1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về Tính độc lập của KTV và việc
cung cấp các dịch vụ NAS dưới góc nhìn của các nhóm NĐT trên Thế giới 6
1.2.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu 13
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 14
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 14
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 14
1.4. Các giả thuyết nghiên cứu 15
1.5. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của Đề tài 15
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu 15
1.5.2. Đối tượng khảo sát 15
1.5.3. Phạm vi nghiên cứu 16
1.6. Phương pháp nghiên cứu 17
1.7. Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu 17
1.8. Kết cấu của Đề tài nghiên cứu 17
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU 19
2.1. Tính độc lập của KTV 19
2.1.1. Khái niệm tính độc lập của KTV 19
2.1.2. Tầm quan trọng của tính độc lập của KTV 20
2.2. Dịch vụ phi kiểm toán 21
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV khi cung cấp dịch vụ NAS
dưới góc nhìn của NĐT: 21
2.3.1. Mức phí dịch vụ NAS 22
2.3.2. Nhân sự thực hiện Kiểm toán 22
2.3.3. Nhiệm kỳ kiểm toán 22
2.3.4. Việc cung cấp các dịch vụ NAS 24
2.4. Các trường phái lý thuyết liên quan đến Đề tài nghiên cứu 24
2.4.1. Lý thuyết đại diện 24
2.4.2. Lý thuyết tính hợp pháp 25
2.4.3. Lý thuyết của DeAngelo 26
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1. Giới thiệu 28
3.2. Sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu 28
3.2. Sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu 29
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu 30
3.4.1. Phân tích dữ liệu thứ cấp 30
3.4.2. Phân tích dữ liệu sơ cấp 30
3.5. Phương pháp nghiên cứu định tính 30
3.5.1. Thu thập dữ liệu 30
3.5.2. Xử lý dữ liệu 31
3.5.3. Kết quả phỏng vấn 32
3.6. Phương pháp nghiên cứu định lượng 33
3.6.1. Mô hình nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu 33
3.6.2. Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng 41
3.6.3 Thiết kế mẫu 46
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 48
4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 48
4.2. Đánh giá thang đo 48
4.2.1. Kiểm định dạng phân phối của các thang đo 55
4.2.2. Độ tin cậy của thang đo 58
4.2.3. Kiểm định giá trị của các biến 60
4.2.4. Kiểm định hệ số tương quan 69
4.2.5. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu 71
4.3. Kết quả và Thảo luận 78
4.3.1. Ảnh hưởng của việc cung cấp các dịch vụ NAS 78
4.3.2. Ảnh hưởng của các loại hình dịch vụ NAS khác nhau 80
4.3.3. Mức phí dịch vụ NAS 85
4.3.4. Nhiệm kỳ kiểm toán 85
CHƯƠNG 5 : HÀM Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 89
5.1. Các hàm ý từ kết quả nghiên cứu 89
5.1.1. Nhận định về xu hướng quyết định 90
5.1.2. Về việc cung cấp dịch vụ NAS có ảnh hưởng “tiêu cực” tới tính độc lập của
KTV 90
5.1.3. Về mức phí dịch vụ NAS 90
5.1.4. Về nhiệm kỳ KT 91
5.1.5. Về nhân sự thực hiện KT 91
5.1.6. Về loại hình dịch vụ NAS 92
5.2. Hạn chế của nghiên cứu & định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo: 93
5.3. Khuyến nghị từ hàm ý của kết quả nghiên cứu 94
5.3.1. Khuyến nghị với các cơ quan nhà nước 94
5.3.2. Khuyến nghị với Công ty kiểm toán 94
5.3.3. Khuyến nghị với các doanh nghiệp niêm yết 94
5.3.4. Khuyến nghị với các KTV 94
5.3.5. Khuyến nghị với các NĐT tại Việt Nam 95
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC
102
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Giải nghĩa
1 KTV Kiểm toán viên
2 NAS Non-audit services (dịch vụ phi kiểm toán)
3 NĐT Nhà đầu tư
4 TTCK Thị trường chứng khoán
5 BCTC Báo cáo tài chính
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng biểu Trang
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan 10
Hình 3.6.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 30
Bảng 3.6.2: Các nhân tố được sử dụng trong mô hình nghiên cứu 42
Bảng 4.1. Cấu trúc mẫu theo giới tính 48
Bảng 4.2. Cấu trúc mẫu theo độ tuổi 48
Bảng 4.3. Thông tin chung khác về mẫu nghiên cứu 49
Bảng 4.4. Thống kê mô tả các thang đo 53
Bảng 4.5. Nhân tố: Tính độc lập của KTV dưới góc nhìn của các NĐT Việt Nam 56
Bảng 4.6. Nhân tố: Cung cấp dịch vụ Phi kiểm toán (NAS) 56
Bảng 4.7. Nhân tố: Mức phí dịch vụ Phi kiểm toán 57
Bảng 4.8. Nhân tố: Nhiệm kỳ kiểm toán 58
Bảng 4.9. Nhân tố: Loại hình dịch vụ Phi kiểm toán (NAS) 59
Bảng 4.10. Kết quả Tổng phương sai tích (Total Variance Explained) 61
Bảng 4.11. Ma trận xoay nhân tố 63
Bảng 4.12. Kết quả Tổng phương sai tích chính thức (Total Variance Explained) 65
Bảng 4.13. Ma trận xoay nhân tố chính thức (Rotated Component Matrix) 66
Bảng 4.14. Kết quả Tổng phương sai tích (Total Variance Explained) 68
Bảng 4.15. Kết quả Tổng phương sai tích (Total Variance Explained) 69
Bảng 4.16. Hệ số tương quan giữa các nhóm nhân tố 70
Bảng 4.17. Sơ lược mô hình hồi quy các nhân tố 72
Bảng 4.18. Kết quả phân tích ANOVA của hồi quy đa biến 73
Bảng 4.19. Thống kê đa cộng tuyến 73
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ Histogram và Normal P-P Plot giả định phân phối chuẩn
của phần dư 74
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ Scatterplot giả định liên hệ tuyến tính 75
Bảng 4.20. Bảng tổng hợp Hệ số hồi quy 76
Bảng 4.21. Kết quả kiểm định giả thuyết 78
Biểu đồ 4.3. Tóm tắt kết quả khảo sát cho H1 80
Bảng 4.22. Kết quả khảo sát giả thuyết H5 82
Biểu đồ 4.4. Tóm tắt kết quả khảo sát cho H1 86
Biểu đồ 4.5. Tóm tắt kết quả khảo sát cho H1 88
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu nhận thức của các NĐT Việt Nam về
Tính độc lập của KTV và việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán (NAS). Nhóm tác
giả thực hiện Nghiên cứu định tính kết hợp Nghiên cứu định lượng. Trong Nghiên cứu
định tính, nhóm nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn sâu 10 chuyên gia trong linh vực
Kế toán - Kiểm toán Việt Nam. Thông qua Nghiên cứu định tính, nhóm nghiên cứu đã
có những điều chỉnh thích hợp cho mô hình nghiên cứu, từ đó làm cơ sở xây dựng
bảng hỏi trong Nghiên cứu định lượng. Sau đó, với 1010 câu trả lời hợp lệ thu thập từ
bảng hỏi khảo sát, các tác giả sử dụng phần mềm SPSS 26 để thực hiện Thống kê mô
tả; Phân tích Cronbach’s Alpha; EFA; Tương quan Pearson và Hồi quy tuyến tính/ nhị
phân. Kết quả nghiên cứu chính cho thấy dưới góc nhìn của các NĐT Việt Nam, việc
cung cấp các dịch vụ NAS là có ảnh hưởng tiêu cực đến Tính độc lập của KTV, trong
đó Tính độc lập của KTV bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: “Cung cấp dịch vụ NAS”,
“Mức phí dịch vụ NAS”, “Độ dài của Nhiệm kỳ Kiểm toán”, “Loại hình dịch vụ
NAS”; các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi và thâm niên không ảnh hưởng
đến nhận thức của các NĐT về mối liên hệ này. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra một
số khuyến nghị với Cơ quan quản lý và các bên liên quan của doanh nghiệp có BCTC
được Kiểm toán, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của việc cung cấp các loại hình dịch vụ
NAS lên Tính độc lập của KTV về cả mặt hình thức lẫn tư tưởng, nâng cao chất lượng
nhân sự thực hiện kiểm toán tại các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam, đồng
thời gia tăng niềm tin trong nhận thức của các NĐT vào ý kiến kiểm toán trên BCTC
được kiểm toán giúp thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam theo hướng tích cực.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu
Dưới áp lực về uy tín, thương hiệu và lợi nhuận cho quản trị; gần đây, nhiều
công ty kiểm toán đã cung cấp dịch vụ NAS bên cạnh các dịch vụ kiểm toán cơ bản.
Những thay đổi về tỷ lệ dịch vụ của Công ty kiểm toán như vậy đã làm phát sinh vấn
đề liên quan đến tính độc lập của KTV và việc cung cấp dịch vụ NAS. Tính độc lập là
một yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng kiểm toán, là nền tảng của chức năng
kiểm toán (Lowe, Geiger & Pany, 1999) đặc biệt là trong thời gian gần đây khi thị
trường ngày càng đòi hỏi tính minh bạch cao. Chất lượng kiểm toán theo nhận thức
của thị trường là khả năng phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trong BCTC
của đơn vị được kiểm toán (DeAngelo, 1981).
Về mặt lý thuyết, nhu cầu về dịch vụ kiểm toán bắt nguồn từ nhu cầu tạo thuận
lợi cho các mối quan hệ hợp đồng giữa khách hàng kiểm toán và các nhóm NĐT
(Duff, 2004), Trong khi có nhiều nghiên cứu cho rằng việc cung cấp các dịch vụ NAS
cho khách hàng làm giảm tính độc lập của KTV; như việc KTV cung cấp dịch vụ hỗ
trợ kiện tụng có khả năng biện hộ quan điểm khách hàng của họ, từ đó làm suy giảm
tính độc lập kiểm toán (Brody & Masselli, 1996; Haynes và cộng sự, 1998; Shaub,
2004; Francis và công sự, 2004; Jenkins & Lowe, 2011). Hay việc Simunic (1984),
Beck, Frecka và Solomon (1988) đã từng bày tỏ lo ngại rằng mối quan hệ kinh tế giữa
KTV và khách hàng trở nên bền chặt hơn khi tính độc lập về thuế và quản lý bị đe dọa.
Ngược lại, cũng có một số nghiên cứu cho rằng dịch vụ NAS nâng cao kiến thức của
KTV về khách hàng và do đó tính khách quan và độc lập sẽ tăng lên (Jenkins và
Krawezyk, 2002; Lennox, 1999).
Chất lượng kiểm toán là một vấn đề trọng yếu đối với một nghề kế toán đang
phải đối mặt với sự chỉ trích từ các cơ quan quản lý và nhóm các cổ đông. Một cuộc
kiểm toán chất lượng cao sẽ làm giảm các mối lo ngại liên quan đến BCTC của các
NĐT (Wallace, 1985). Knechel và Sharma (2008) cho rằng KTV cung cấp các dịch vụ
NAS đã là một chủ đề gây tranh cãi trong nhiều năm đặc biệt trong các cuộc tranh luận
về các mối đe dọa tiềm tàng đối với Tính độc lập của KTV. Tuy nhiên, Zoe-Vonna
Palmrose (1986) đã đưa ra nhận định rằng khách hàng cảm nhận tốt hơn với việc được
2
công ty kiểm toán cung cấp đồng thời dịch vụ kiểm toán và NAS. Ủng hộ cho nhận
định này, Mohinder Parkash và Carol F. Venable (1993) chỉ ra khách hàng có định
hướng mua dịch vụ NAS vì có sự lan tỏa kiến thức khi có sử dụng đồng thời của dịch
vụ kiểm toán và dịch vụ NAS từ một công ty kiểm toán. Vì sự xuất hiện của các luồng
ý kiến trái chiều, theo Schneider và cộng sự (2006) các nghiên cứu trong tương lai cần
phải mô tả tác động của dịch vụ NAS đối với các loại NĐT khác nhau, bao gồm cả
những người mới làm quen, đồng thời nên kiểm tra thêm loại dịch vụ NAS nào là vấn
đề nhất đối với người sử dụng BCTC. Các phát hiện từ nghiên cứu này có thể cung cấp
thông tin cho các nhà quản lý và ủy ban kiểm toán của các tập đoàn quan tâm đến nhận
thức của NĐT liên quan đến dịch vụ NAS do KTV bên ngoài của họ cung cấp.
Đối với nước ta ngành Kiểm toán còn non trẻ và có đặc điểm kinh tế, văn hóa,
xã hội khác so với các nước trên thế giới. Trong xu thế hội nhập về dịch vụ kế toán,
kiểm toán với khu vực và quốc tế, những đòi hỏi về thực tiễn quản lý đã đặt ra yêu cầu
phải nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp của các công ty kiểm toán độc lập Việt
Nam. Một nhân tố thiết yếu góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng của các cuộc
kiểm toán là việc đánh giá khoa học và chuẩn xác tính độc lập của KTV và việc cung
cấp các dịch vụ NAS. Tại Việt Nam, tính độc lập của KTV và việc cung cấp các dịch
vụ NAS là một vấn đề đã được quan tâm và nghiên cứu từ lâu nhưng chưa từng có
nghiên cứu nào dành riêng cho bộ phận NĐT. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện tại: Đại
dịch Covid 19 đang hoành hành khiến mọi ngành công nghiệp, hoạt động giao thương,
buôn bán bị đình trệ thì người dân bắt đầu hướng sự quan tâm vào nguồn thu nhập đến
từ các sàn giao dịch chứng khoán. Bằng chứng là theo Trung tâm lưu ký chứng khoán
(VSD), số lượng NĐT cá nhân trong nước đã mở mới tài khoản riêng 11 tháng đầu
năm 2021 là 1,3 triệu tài khoản, tăng 230% so với số lượng tài khoản mở mới năm
2020.
Và, điều đặc biệt là Nghiên cứu về tính độc lập của KTV và các dịch vụ NAS
dưới góc nhìn các NĐT chưa từng được thực hiện ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu
“Tính độc lập của KTV và việc cung cấp các dịch vụ NAS: Góc nhìn của các NĐT Việt
Nam.” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu sẽ tiến hành khảo
sát và phân tích nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các dịch vụ NAS đến tính độc
lập của KTV, đồng thời xác định loại hình dịch vụ NAS được cho là có ảnh hưởng
3
nhất đến tính độc lập của KTV dưới góc nhìn của các nhóm NĐT Việt Nam. Từ đó,
đưa ra các kiến nghị góp phần bảo đảm tính độc lập của KTV và giữ vững/cải thiện
niềm tin của các NĐT vào ý kiến Kiểm toán.
1.2. Tổng quan các công trình có liên quan đến Đề tài nghiên cứu
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan tác động của dịch vụ NAS đến
tính độc lập của KTV tại nhiều thị trường khác nhau qua các thời kỳ. Có thể kể tới các
nghiên cứu điển hình dưới đây.
1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về Tính độc lập của KTV và việc
cung cấp dịch vụ NAS trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Tại Úc, Allen T. Craswell (1999) đã tiến hành nghiên cứu: “Việc cung cấp các
dịch vụ NAS có ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV không?”, nghiên cứu được thực
hiện để điều tra xem việc cung cấp dịch vụ NAS có làm ảnh hưởng đến tính độc lập
của KTV hay không bằng cách thử nghiệm xem mối liên hệ giữa việc cung cấp dịch
vụ NAS và ý kiến báo cáo của KTV. Dựa trên thông tin công khai về các công ty niêm
yết của Úc trong các năm 1984, 1987 và 1994, bằng chứng cho thấy rằng các tính
chính xác trong ý kiến được đưa ra của họ không bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc cung
cấp các dịch vụ NAS.
Một nghiên cứu khác được thực hiện ở Vương Quốc Anh cùng năm bởi Beattie
và cộng sự, đã đo lường tính độc lập của KTV thông qua góc nhìn của 153 giám đốc
điều hành, 244 Cộng sự Kiểm toán và 18 Nhà báo hoạt động trong lĩnh vực tài chính.
Kết quả cho thấy Việc cung cấp các dịch vụ NAS là một trong bốn yếu chính ảnh
hưởng đến tính độc lập của KTV.
Mahdi Salehi (2009) và cộng sự đã nghiên cứu đề tài “Dịch vụ NAS và tính độc
lập của KTV: bằng chứng từ Iran”. Các tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách
gửi 488 bảng câu hỏi tới 227 KTV và 261 cổ đông, sau đó các mẫu câu hỏi trên được
phân tích thông qua phần mềm SPSS. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các cổ
đông hoàn toàn đồng ý rằng việc cung cấp các dịch vụ NAS bởi các KTV bên ngoài
cho cùng một khách hàng có ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến tính độc lập kiểm toán.
4
Yu Zhang (2016) cùng các cộng sự đã nghiên cứu về “Các dịch vụ NAS và tính
độc lập của KTV: Bằng chứng từ Na Uy”. Bài nghiên cứu dựa trên dữ liệu tài chính
của các công ty Na Uy trong giai đoạn 2008-2010, bao gồm dữ liệu của 138 công ty
trong năm 2008, 139 công ty trong năm 2009 và 138 công ty trong năm 2010. Các tác
giả đã điều tra mối quan hệ giữa “mức phí NAS và ý kiến của KTV” và họ thấy rằng
không có bất kì bằng chứng nào cho thấy tính độc lập của KTV bị suy giảm. Họ cũng
xem xét mối quan hệ giữa “thời hạn nhiệm kỳ của KTV và các dịch vụ NAS”, tương
tự, họ cũng không tìm thấy bằng chứng chứng minh việc mất tính độc lập. Ngoài ra,
các cuộc kiểm tra về các khoản phí đột xuất hoặc vượt quá và chi phí nợ cũng không
cung cấp bất kỳ bằng chứng nào về sự mất độc lập về hình thức của KTV. Từ kết quả
tổng thể của bài nghiên cứu, nhóm tác giả không cho rằng việc cung cấp các dịch vụ
NAS có thể làm suy giảm tính độc lập của KTV.
Trong cùng năm 2016, Md Shahidul Islam đã thực hiện nghiên cứu về “ Tác
động của các dịch vụ NAS và các quy định về nhiệm kỳ đối với tính độc lập của KTV
và chất lượng BCTC: Bằng chứng từ Vương quốc Anh” để tìm ra tác động của việc
cung cấp dịch vụ NAS và các quy định về nhiệm kỳ của công ty kiểm toán đến tính
độc lập của KTV và chất lượng BCTC. Kết quả cho thấy dịch vụ NAS và nhiệm kỳ
kiểm toán dài có ảnh hưởng tiêu cực đến tính độc lập của KTV và làm giảm chất
lượng BCTC. Tác giả tán thành quan điểm cấm hoàn toàn việc cung cấp dịch vụ NAS
cho các khách hàng kiểm toán và yêu cầu luân chuyển KTV thường xuyên hơn để giúp
cải thiện chất lượng BCTC.
Một nghiên cứu khác được tiến hành vào năm 2019 bởi Paul Nnamdi Onulaka
và các cộng sự nhằm điều tra mức độ ảnh hưởng của việc cung cấp các dịch vụ NAS
đến tính độc lập của KTV và khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở Nigeria. 30 cuộc
phỏng vấn chuyên sâu với các Partner kiểm toán và quản lý các quỹ lương hưu đã
được tiến hành nhằm khám phá quan điểm của họ về vấn đề trên. Kết quả phân tích
cho thấy việc các công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ NAS cho khách hàng mà họ
đang kiểm toán sẽ làm giảm tính độc lập của KTV và gia tăng khoảng cách kỳ vọng về
kiểm toán. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phí dịch vụ NAS có ảnh hưởng đến KTV và
tán thành việc xây dựng những quy định chặt chẽ hơn về dịch vụ NAS để nâng cao
5
tính minh bạch của các thông tin kiểm toán.
Daniela Hohenfels (2020) cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về sự ảnh
hưởng của “Dịch vụ NAS” đến “chất lượng kiểm toán” ở Đức. Các tác giả đã sử dụng
mẫu là 2567 công ty niêm yết có chọn lọc ở Đức trong giai đoạn 2006 - 2013. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng mức phí NAS cao hơn thực sự dẫn đến chất lượng kiểm toán
thấp hơn; tính độc lập của KTV đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các dịch vụ bảo đảm và các
dịch vụ tư vấn, nhưng không bị ảnh hưởng bởi dịch vụ thuế. Nhưng họ cũng thấy rằng
việc cấm hoàn toàn các dịch vụ NAS sẽ không dẫn đến chất lượng kiểm toán tốt hơn
so với mức chất lượng kiểm toán trung bình. Daniela cùng cộng sự cũng tin rằng giới
hạn phí Liên minh Châu Âu đặt ra là quá cao, quá lỏng lẻo để tránh các tác động tiêu
cực của phí dịch vụ NAS đến chất lượng kiểm toán. Do đó, họ đề xuất rằng Đức và
các quốc gia thành viên khác nên xem xét việc áp dụng giới hạn phí dịch vụ NAS
nghiêm ngặt hơn.
1.2.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Lê Đoàn Minh Đức (2017) đã thực hiện nghiên cứu “Dịch vụ NAS và tính độc
lập của KTV Việt Nam”. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tư liệu và phương
pháp diễn giải để nghiên cứu để tổng kết các nghiên cứu trước đã công bố trước đó,
sau đó tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu theo bối cảnh để xác định các loại
hình dịch vụ NAS có thể tác động đến tính độc lập kiểm toán tại Việt Nam, cuối cùng
tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phỏng vấn sâu, tham vấn ý kiến của các
chuyên gia là giám đốc công ty kiểm toán, KTV, trợ lý kiểm toán, cán bộ tín dụng
ngân hàng, giám đốc và kế toán trưởng công ty được kiểm toán, cán bộ hội nghề
nghiệp kiểm toán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam, các dịch vụ
NAS đang được các công ty kiểm toán cung cấp gồm có: Dịch vụ ghi sổ kế toán, dịch
vụ tư vấn thuế, dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ thiết kế hệ
thống thông tin kế toán, dịch vụ thiết kế kiểm soát nội bộ, dịch vụ đánh giá kiểm soát
nội bộ, dịch vụ cung cấp phần mềm kế toán và thuế, dịch vụ kế toán quản trị, định giá
doanh nghiệp, tư vấn niêm yết/ cổ phần hóa doanh nghiệp, dịch vụ đào tạo. Trong đó,
“dịch vụ ghi sổ kế toán” và “dịch vụ tư vấn thuế” làm suy giảm đáng kể tính độc lập
kiểm toán. Các dịch vụ NAS còn lại thì không làm suy giảm tính độc lập của KTV.