Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nghiên cứu khả năng ứng dụng biện pháp kiểm tra kháng sinh đồ trực tiếp từ cơ quan bệnh phẩm mủ gan
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
TRẦN THỊ ĐAN THANH
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
BIỆN PHÁP KIỂM TRA KHÁNG SINH ĐỒ
TRỰC TIẾP TỪ CƠ QUAN BỆNH PHẨM MỦ GAN
TRÊN CÁ TRA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
2009
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
TRẦN THỊ ĐAN THANH
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
BIỆN PHÁP KIỂM TRA KHÁNG SINH ĐỒ
TRỰC TIẾP TỪ CƠ QUAN BỆNH PHẨM MỦ GAN
TRÊN CÁ TRA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH
ĐẶNG THỤY MAI THY
2009
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
i
LỜI CẢM TẠ
Trong những năm tháng trên giảng đường đại học những kiến thức được tích
lũy là hành trang quý báu cho tôi trên con đường phát triển nghề nghiệp tương
lai. Vì thế thực hiện luận văn tốt nghiệp chính là sự lựa chọn tốt nhất để tổng
hợp kiến thức trong những năm học của rất nhiều sinh viên trong đó có cá nhân
tôi. Tuy nhiên để có thể hoàn thành luận văn ngoài phấn đấu bản thân còn được
sự ủng hộ từ gia đình và sự tận tâm hướng dẫn của quý thầy cô.
Do vậy đầu tiên tôi muốn gửi những lời biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình đã
luôn động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ
đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong khoảng thời gian học tập.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Đặng Thị Hoàng Oanh và cô Đặng Thụy
Mai Thy đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Bích Hằng, cô Trần Thị Tuyết Hoa đã quan
tâm và động viên trong những thời gian qua.
Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Bệnh học thủy sản K31 đã giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập tại trường.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
ii
TÓM TẮT
Sau khi được phục hồi từ nguồn vi khuẩn trong bộ sưu tập 10 chủng 3B3, E3,
E8, CAF260, T8, A1, CAF255, STL303, CAF258, E223 được kiểm tra kháng
sinh đồ trên 2 loại kháng sinh ampicillin và chloramphenicol. Đồng thời vi
khuẩn cũng được dùng cho thí nghiệm MTT. Kết quả thu được ở cả phương
pháp kháng sinh đồ và MTT đều cho thấy tất cả các chủng vi khuẩn nhạy với 2
kháng sinh ngoại trừ chủng CAF258, E223 kháng ampicillin và chủng T8
kháng chloramphenicol.
Đề tài cũng tiến hành nghiên cứu thí nghiệm MTT trên mô thận tươi. Kết quả
thu được cho thấy sau khi sử dụng chloramphenicol mật độ tế bào tồn tại giảm
từ 1-10% so với sử dụng ampicillin. Bên cạnh đó thực hiện thí nghiệm MTT
trên mô đã giảm được thời gian (còn 1,5 ngày) và hạ giá thành từ 7-8 lần so
với phương pháp kháng sinh đồ.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................. i
TÓM TẮT........................................................................................................ ii
MỤC LỤC....................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG...................................................................................... iv
DANH SÁCH HÌNH....................................................................................... v
Chương I: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1
Chuơng II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................... 2
2.1 Tình hình bệnh mủ gan trên cá tra......................................................... 2
2.2 Bệnh mủ gan.......................................................................................... 2
2.2.1 Tác nhân gây bệnh................................................................................. 2
2.2.2 Đường lây truyền................................................................................... 3
2.2.3 Dấu hiệu bệnh lý.................................................................................... 3
2.3 Thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản......................................... 3
2.3.1 Định nghĩa ............................................................................................. 4
2.3.2 Nguyên tắc phối hợp kháng sinh trong điều trị ..................................... 4
2.3.3 Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh ..................................................... 5
2.3.4 Cơ chế của sự kháng thuốc.................................................................... 7
2.3.5 Những nghiên cứu về kháng sinh trên E.ictaluri................................... 7
2.4 Thí nghiệm MTT ................................................................................... 8
2.4.1 Định nghĩa ............................................................................................. 8
2.4.2 Những điểm đặc trưng của thí nghiệm MTT......................................... 10
2.4.3 Các nghiên cứu về thí nghiệm MTT...................................................... 10
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................... 13
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 13
3.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 13
3.3 Vật liệu và thiết bị nghiên cứu................................................................ 14
3.3.1 Đối tượng thí nghiệm............................................................................. 14
3.3.2 Vật liệu .................................................................................................. 14
3.3.3 Thiết bị................................................................................................... 14
3.3.4 Hóa chất................................................................................................. 15
3.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 15
3.4.1 Chuẩn bị vi khuẩn Edwardsiella ictaluri............................................... 15
3.4.2 Kháng sinh đồ........................................................................................ 16
3.4.3 Thí nghiệm MTT ................................................................................... 17
3.4.4 Xử lý số liệu .......................................................................................... 21
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................ 22
4.1 Kết quả thí nghiệm trên vi khuẩn .......................................................... 22
4.1.1 Kết quả kháng sinh đồ ........................................................................... 22
4.1.2 Kết quả thí nghiệm MTT trên vi khuẩn................................................. 24
4.1.3 So sánh số lượng vi khuẩn tồn tại sau sử dụng kháng sinh giữa phương
pháp kháng sinh đồ và thí nghiệm MTT ......................................................... 29
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com