Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn thép CT38 trong dung dịch HCl 1M của dịch chiết cây thuốc lá Thái Nguyên
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
447.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1750

Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn thép CT38 trong dung dịch HCl 1M của dịch chiết cây thuốc lá Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trương Thị Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 73 - 77

73

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CT38 TRONG DUNG

DỊCH HCl 1M CỦA DỊCH CHIẾT CÂY THUỐC LÁ THÁI NGUYÊN

Trương Thị Thảo*

, Nguyễn Thị Cúc

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Dịch chiết nước lá cây thuốc lá trồng tại Thái Nguyên đã được chiết lại bằng một hệ các dung môi

có độ phân cực tăng dần và dịch nước cuối cùng được sử dụng làm chất ức chế ăn mòn cho thép

CT38 trong dung dịch HCl 1M. Thử nghiệm ăn mòn đã thực hiện bằng các phép đo điện hóa và

phương pháp quan sát vi mô. Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả ức chế ăn mòn tăng đáng kể

so với sử dụng dịch chiết nước lá thuốc lá làm chất ức chế ăn mòn mà không chiết lại qua hệ thống

dung môi, từ khoảng 64% lên khoảng 77% . Tính toán nhiệt động học cho thấy, cơ chế ức chế ăn

mòn là cơ chế hấp phụ, quá tình hấp phụ thuộc hấp phụ vật lý, tự diễn biến và tuân theo mô hình

hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir.

Từ khóa: ức chế ăn mòn, dịch chiết thuốc lá, thép

MỞ ĐẦU*

Quá trình ăn mòn kim loại hầu hết làm suy

giảm tính chất và khả năng ứng dụng của vật

liệu kim loại nói chung, dẫn đến nhiều tổn

thất cho nền kinh tế cũng như ảnh hưởng đến

sức khỏe con người và môi trường. Sử dụng

chất ức chế là một trong những biện pháp đơn

giản mà lại hiệu quả nhằm hạn chế quá trình

ăn mòn kim loại xảy ra. Một trong những xu

hướng hiện nay là tìm kiếm các chất ức chế

thân thiện môi trường và con người. Nhiều

nghiên cứu đã chứng minh dịch chiết cây

trồng có thể sử dụng làm chất ức chế xanh [1-

9].

Nhằm tăng khả năng ức chế ăn mòn thép

trong dung dịch HCl 1M của dịch chiết cây

thuốc lá, chúng tôi tiến hành loại trừ các

thành phần kém hoạt động điện hóa trong

dịch chiết nước lá thuốc lá bằng nhiều dung

môi và tiếp tục đánh giá khả năng ức chế ăn

mòn của sản phẩm này.

THỰC NGHIỆM

Điều chế chất ức chế ăn mòn

Lá cây thuốc lá thu hái tại La Hiên, Võ Nhai,

Thái Nguyên vào tháng 10 được rửa sạch,

phơi khô rồi xay nhỏ, ngâm trong nước cất tại

nhiệt độ phòng, sau 15h đem lọc chiết lần 1,

phần bã đem ngâm tiếp 15h rồi lọc lần 2,

* Tel: 0915 216469, Email: [email protected]

phần bã sau đó được ngâm tiếp 15h rồi đem

lọc. Gom cả 3 phần dịch lọc, đem cô cách

thuỷ cho đến khi thu được dịch chiết đặc

sánh. Dịch chiết này tiếp tục được chiết lần

lượt bằng các dung môi: n-hexan, điclometan,

etylaxetat, n-butanol theo tỉ lệ 250ml dịch

chiết: 50ml dung môi trộn trong máy khuấy từ

30 phút, chuyển vào phễu chiết để lắng phân

pha 30 phút và chiết lấy phần dịch nước. Mỗi

dung môi tiến hành ba lần. Dịch chiết cuối

cùng sau khi chiết bằng n-butanol được dùng

làm chất ức chế ăn mòn cho thép CT38 trong

dung dịch HCl 1M ở các nồng độ 0,25 đến

5,00g/l.

Chuẩn bị mẫu

Mẫu thép Thái Nguyên có thành phần 97,5%

Fe; 0,021%C; 0,652%Si; 1,630%Mn; 0,197%

(P,S,Co,Cu,Al,Nb,Sn) được chế tạo thành

mẫu tròn đường kính 1cm (hình 1) dùng làm

điện cực làm việc trong các phép thử nghiệm

điện hoá và chụp ảnh hiển vi quang học SEM.

Hình 1: Mẫu nghiên cứu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!