Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất tanin tách từ thịt quả điều lộn hột.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột
Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 1 PGS.TS Lê Tự Hải
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC
----------
TRẦN NGỌC HẢI UYÊN
Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của
hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HÓA PHẨM
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột
Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 2 PGS.TS Lê Tự Hải
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột
Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 3 PGS.TS Lê Tự Hải
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Chống ăn mòn kim loại là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm của hầu hết mọi
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Theo
đánh giá hàng năm của cơ quan phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), ăn mòn kim loại
làm tổn thất khá lớn đối với nền kinh tế quốc dân và chiếm tới 3% tổng sản phẩm quốc
gia (GNP). Có nhiều phương pháp để chống ăn mòn kim loại, trong đó việc sử dụng
các chất ức chế như cromat, photphat, nitrit, …cũng đã mang lại hiệu quả đáng kể. Tuy
nhiên, các chất ức chế này thường gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, công nghệ chống
ăn mòn mới hướng đến việc sử dụng các chất ức chế sạch, thân thiện với môi trường
đang được các nhà khoa học chú trọng.
Trên thế giới, người ta biết đến tanin là một hợp chất có nhiều ứng dụng đặc
biệt: làm dược phẩm, dùng trong công nghệ thuộc da, làm bền màu, làm chất ức chế ăn
mòn kim loại
Hiện nay ở nước ta cây điều lộn hột được biết đến như một loại cây trồng quen
thuộc có giá trị kinh tế cao. Từ năm 2002 Việt Nam đã vươn lên đứng thứ nhì thế giới
sau Ấn Độ cả về diện tích trồng điều (350.000 ha), sản lượng công nghiệp (220-250
ngàn tấn) lẫn kim ngạch xuất khẩu (214 triệu USD). Cây điều lộn hột trở thành loài cây
xóa đói giảm nghèo cho người nông dân. Khi nói đến quả điều người ta thường chỉ
nghĩ tới một vài sản phẩm của nó như: hạt điều,dầu điều... còn thịt quả điều lộn hột bị
bỏ đi sau thu hoạch lấy hạt, chỉ một số lượng rất ít không đáng kể được sử dụng làm
thức ăn gia súc, nước mắm chay... Trung bình cứ 1 tấn hạt điều thô được thu hoạch thì
có đến 8-10 tấn thịt quả điều bị người nông dân bỏ đi gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Trong khi đó, trong thịt quả điều lộn hột có một lượng rất lớn tanin bị thải loại
hoang phí. Vì vậy việc khai thác thêm ứng dụng, nhằm nâng cao giá trị của cây điều
lộn hột và giải quyết vấn đề chất ức chế ăn mòn kim loại thân thiện với môi trường có
ý nghĩa thực tiễn cao. Bên cạnh đó góp phần giải quyết được mối lo về ô nhiễm môi
trường và tạo thêm công ăn việc làm cho người nông dân. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột
Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 4 PGS.TS Lê Tự Hải
"Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả
điều lộn hột.”
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng:
- Thịt quả điều lấy từ cây điều lộn hột ở khu vực thị trấn Phú Hoà, huyện
ChưPăh, tỉnh Gia Lai .
2.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu quy trình chiết tách tanin bằng các dung môi khác nhau; khảo sát
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách và khảo sát khả năng ức chế ăn mòn kim
loại trong môi trường NaCl 3,5%; HCl.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
3.1. Mục tiêu nghiên cứu :
- Đánh giá khả năng tách tanin từ thịt quả điều lộn hột.
- Thử tác dụng chống ăn mòn kim loại của tanin thu được từ thịt quả điều lộn
hột.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Nghiên cứu chiết tách và ứng dụng tanin từ thịt quả điều lộn hột làm chất ức
chế ăn mòn kim loại.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tìm hiểu về quả đào lộn hột, Tanin thông qua các tài liệu tham khảo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp chiết tách Tanin từ thịt quả điều lộn hột.
- Phương pháp khối lượng, phương pháp phân hủy mẫu phân tích và phương
pháp phổ hấp thụ nguyên tử.
- Phương pháp phổ hồng ngoại và phương pháp sắc lí lỏng cao áp ghép khối
phổ.
- Phương pháp điện hóa để khảo sát khả năng ức chế ăn mòn kim loại của Tanin.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài : Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của hợp chất Tanin tách từ thịt quả điều lộn hột
Sinh viên: Trương Ngọc Hải Uyên Trang 5 PGS.TS Lê Tự Hải
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách Tanin từ thịt quả điều
lộn hột để thu được hàm lượng Tanin cao.
- Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn kim loại của Tanin.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nâng cao hiệu quả kinh tế của quả điều lộn hột.