Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống cà chua nhập nội trong điều kiện trồng trái vụ năm 2016 tại thành phố Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
154
Kích thước
3.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
997

Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống cà chua nhập nội trong điều kiện trồng trái vụ năm 2016 tại thành phố Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

---------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------

-------------

AAN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

----------------------------------

VŨ LAN ANH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA

MỘT SỐ GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI TRONG

ĐIỀU KIỆN TRỒNG TRÁI VỤ NĂM 2016

TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành : Khoa học cây trồng

Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MÃO

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là

trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 8 năm 2017

Tác giả luận văn

Vũ Lan Anh

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị

Mão là người hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo bộ môn Sinh

lý thực vật, khoa Nông học, khoa Sau đại học, các thầy cô đã tham gia giảng

dạy chương trình cao học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông

Lâm Thái Nguyển đã tạo điều kiện và giúp đỡ về địa điểm triển khai các thí

nghiệm của tôi

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, toàn thể gia đình, bạn bè,

đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành

luận văn này xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.

Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa

luận được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, Ngày 20 tháng 8 năm 2017

Sinh viên

Vũ Lan Anh

iii

DANH MỤC VIẾT TẮT

BNNPTNT : Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

CT : Công thức

H –T : Hè - Thu

NL : Nhắc lại

NSLT : Năng suất lí thuyết

NSTT : Năng suất thực thu

T – Đ : Thu - Đông

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TPTN : Thành phố thái nguyên

TLB : Tỉ lệ bệnh

TLH : Tỉ lệ hại

UTL : Ưu thế lai

iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề: .................................................................................................... 1

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài..................................................................... 2

2.1 Mục đích ..................................................................................................... 2

2.2 Yêu cầu........................................................................................................ 2

1.4. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài:.................................................. 2

1.4.1 Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................... 2

3.2 Ý nghĩa khoa học của đề tài........................................................................ 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4

1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 4

1.2 Nguồn gốc ................................................................................................... 5

1.3. Giá trị của cây cà chua ............................................................................... 6

1.3.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học.......................................................... 6

1.3.2 Giá trị kinh tế của cây cà chua ................................................................ 8

1.4. Đặc điểm thực vật học của cây cà chua ..................................................... 8

1.4.1 Bộ rễ......................................................................................................... 8

1.4.2 Thân, cành................................................................................................ 9

1.4.3 Lá.............................................................................................................. 9

1.4.4 Hoa ........................................................................................................... 9

1.3.5 Quả ......................................................................................................... 10

1.4.6 Hạt.......................................................................................................... 10

1.5. Một số điều kiện ngoại cảnh chính ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát

triển cây cà chua trái vụ .................................................................................. 10

1.5.1. Nước..................................................................................................... 10

1.5.2 Nhiệt độ.................................................................................................. 11

1.5.3 Ánh sáng ................................................................................................ 13

1.5.4 Đất trồng và chất dinh dưỡng ................................................................ 13

v

1.6. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và trong nước........................... 15

1.6.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới................................................ 15

1.6.2. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam................................................ 16

1.7 Một số kết quả nghiên cứu cà chua trên thế giới và ở Việt Nam ............. 18

1.7.1 Tình hình nghiên cứu giống cà chua trên thế giới ................................ 18

1.7.2 Tình hình nghiên cứu giống cà chua ở Việt Nam.................................. 20

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU ................................................................................................................ 24

2.1. Vật liêu nghiên cứu ................................................................................. 24

2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 24

2.3. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 24

2.3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 24

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................... 24

2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: ................................................. 27

2.4. Phương pháp xử lý số liệu: ...................................................................... 30

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 31

3.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và hình thái cấu trúc của các giống cà chua. .... 31

3.1.1 Thời kỳ vườn ươm ................................................................................. 31

3.1.2 Thời kỳ ra đồng ruộng ........................................................................... 35

3.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao và số lá của các giống cà chua trong thí

nghiệm............................................................................................................. 38

3.1.3 Đặc điểm về cấu trúc cây của các giống cà chua................................... 49

3.1.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất....................................... 52

3.2. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các giống cà chua tham gia thí nghiệm... 55

3.4 Đặc điểm hình thái và chất lượng quả của các giống cà chua .................. 58

3.5 Đặc điểm giống cà chua nhập nội ưu tú thích hợp cho trồng trái vụ tại TP

Thái Nguyên.................................................................................................... 62

vi

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................. 63

1.Kết luận ........................................................................................................ 63

2. Đề nghị........................................................................................................ 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 65

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần hóa học của 100mg cà chua.......................................... 7

Bảng 1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cà chua ở các mức ................................... 15

năng suất khác nhau ........................................................................................ 15

Bảng 1.3 Diện tích sản xuất cà chua trên thế giới (từ 2006 – 2014) .............. 15

Bảng 1.4 Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục trên thế

giới năm 2014.................................................................................................. 16

Bảng 1.5: Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam giai đoạn 2007-2011....... 17

Bảng 3.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của các giống cà chua thí

nghiệm trong vườn ươm vụ Hè Thu năm 2016. ............................................. 31

Bảng 3.2 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của các giống cà chua thí

nghiệm trong vườn ươm vụ Thu Đông năm 2016. ......................................... 32

Bảng 3.3: Chiều cao cây qua các giai đoạn của các giống cà chua ................ 33

thí nghiệm trong vườn ươm ............................................................................ 33

Bảng 3.4: Các giai đoạn sinh trưởng của các giống cà chua thí nghiệm trong 2

vụ Hè – Thu và Thu – Đông năm 2016........................................................... 35

Bảng 3.5 Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống cà chua vụ Hè

Thu 2016 ......................................................................................................... 38

Bảng 3.6 Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống cà chua vụ Thu

Đông 2016....................................................................................................... 41

Bảng 3.7: Động thái tăng trưởng số lá trên thân chính của các giống cà chua

vụ Hè Thu 2016............................................................................................... 44

Bảng 3.8: Động thái tăng trưởng số lá trên thân chính của các giống cà chua

vụ Thu Đông 2016 .......................................................................................... 47

Bảng 3.9 Một số đặc điểm cấu trúc cây của các giống cà chua vụ Hè Thu và

Thu Đông 2016................................................................................................ 49

viii

Bảng 3.10 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống cà chua

vụ Hè Thu 2016............................................................................................... 52

Bảng 3.11 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống cà chua

vụ Thu Đông 2016 .......................................................................................... 53

Bảng 3.12 Tình hình sâu hại trong hai vụ Hè – Thu và Thu – Đông.............. 55

năm 2016......................................................................................................... 55

Bảng 3.13: Tình hình bệnh hại trong hai vụ Hè – Thu và Thu – Đông năm 2016.... 57

Bảng 3.14. Một số đặc điểm hình thái quả của các giống cà chua trong các vụ

Hè – Thu và Thu - Đông 2016 tại TPTN........................................................ 59

Bảng 3.15 Một số chỉ tiêu chất lượng quả vụ Hè Thu và Thu Đông 2016..... 60

Bảng 3.16 Đặc điểm của giống cà chua nhập nội ưu tú Hero 95.................... 62

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Đồ thị biểu diến động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống

cà chua vụ Hè Thu năm 2016.......................................................................... 39

Hình 3.2: Đồ thị biểu diến động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống

cà chua vụ Thu Đông năm 2016 ..................................................................... 42

Hình 3.3: Đồ thị động thái ra lá trên thân chính của các giống cà chua vụ Hè

Thu năm 2016.................................................................................................. 45

Hình 3.4: Đồ thị động thái ra lá trên thân chính của các giống cà chua vụ Thu

Đông năm 2016 ............................................................................................... 48

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề:

Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) là một loại rau ăn quả có

giá trị dinh dưỡng cao, đứng đầu về giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị sử

dụng. Trong quả cà chua có chứa nhiều glucid, nhiều axit hữu cơ, là nguồn

cung cấp chất chống ô xy hóa quan trọng như Lycopen, Phenolic, Vitamin C.

Thành phần của cà chua chứa nhiều loại vitamin như Vitamin A, B, C, PP, K

và các khoáng chất Ca, Fe, P, S, Na, Mg cần thiết cho cơ thể người [10]. Vì

thế hiện nay, sản phẩm cà chua được sử dụng phổ biến hàng ngày và rất đa

dạng, không chỉ dùng ăn tươi, nấu chín mà những giống cà chua có thịt quả

dày, có sắc tố (β-caroten, lycopen, carotene, xantophyl) và độ Brix cao còn là

nguyên liệu chế biến công nghiệp tạo ra thực phẩm bổ dưỡng như nước cà

chua cô đặc, bột cà chua, tương cà chua đóng hộp có giá trị xuất khẩu. Quả cà

chua có giá trị dược liệu cao do có vị ngọt tính mát, giải nhiệt, chống hoại

huyết, kháng khuẩn, chống độc, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, có khả

năng ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do gây ung thư, đặc biệt là ung thư

tiền liệt tuyến… [6][9][10]. Ngoài ra, cà chua còn được dùng làm mỹ phẩm,

chữa mụn trứng cá và các sản phẩm chống lão hóa da...[15]. Chính nhờ những

giá trị quan trọng đó, cà chua đã và đang trở thành một trong những loại rau

được ưa chuộng nhất và trồng phổ biến ở trên thế giới và ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, cà chua là loại rau ăn quả chủ lực được Nhà nước xếp vào

nhóm cây ưu tiên phát triển. Thời gian qua với sự ứng dụng những tiến bộ kỹ

thuật về giống trong sản xuất cà chua đã chọn tạo ra được nhiều dòng, giống

thích ứng được với điều kiện tự nhiên của các vùng trong cả nước. Tuy nhiên,

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng như khu vực Đông Bắc Bộ, phần lớn diện

tích trồng cà chua ở Thái Nguyên tập trung vào chính vụ (vụ Đông - Xuân),

2

năng suất cao nhưng giá thấp, cung vượt quá cầu, tiêu thụ chậm, trong khi đó

cà chua trái vụ như: (vụ Hè – Thu, vụ Thu – Đông và vụ Xuân - Hè ) diện tích

còn ít, nên chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ quanh năm. Một trong những

nguyên nhân là do thiếu bộ giống có khả năng trồng trong điều kiện bất thuận

(trái vụ). Mặt khác, do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu, thời

tiết biến đổi thất thường, nhiệt độ tăng cao cùng với hạn hán và ngập úng bất

thường xảy ra kể cả thời điểm trồng cà chua trà Đông – Xuân sớm và Đông –

Xuân muộn ở Thái Nguyên làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và

năng suất cà chua. Chính vì vậy, việc lựa chọn giống cà chua có khả năng

chịu nhiệt và phù hợp với điều kiện bất thuận của Thái Nguyên để giới thiệu

cho sản xuất là rất cần thiết.

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu

khả năng thích ứng của một số giống cà chua nhập nội trồng trong điều

kiện trái vụ năm 2016 tại thành phố Thái Nguyên”.

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

2.1 Mục đích

Lựa chọn được giống cà chua có khả năng cho năng suất cao, chất

lượng tốt thích hợp trồng trong điều kiện trái vụ (Hè Thu và Thu Đông) năm

2016 tại thành phố Thái Nguyên.

2.2 Yêu cầu

- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và một số đặc điểm hình

thái cấu trúc của các giống cà chua trồng trong vụ Hè Thu và Thu Đông tại

thành phố Thái Nguyên.

- Đánh giá tình hình nhiễm sâu bệnh hại các giống cà chua ở hai vụ Hè

Thu và Thu Đông tại thành phố Thái Nguyên.

1.4. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài:

1.4.1 Ý nghĩa thực tiễn

3

- Tuyển chọn một số giống cà chua mới, có khả năng chịu nhiệt và chịu

hạn cho năng suất cao phục vụ cho sản suất cà chua trái vụ ở thành phố

Thái Nguyên.

- Kết quả của đề tài góp phần bổ sung nguồn giống cây trồng mới để

ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm duy trì và phát triển sản xuất cà chua, góp

phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ nông dân và đáp ứng cho

nhu cầu tiêu thụ quanh năm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

3.2 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Giống là nhân tố quan trọng quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm

của ngành trồng trọt. Việc nghiên cứu, xác định các giống cà chua có khả

năng trồng trong điều kiện trái vụ cho năng suất cao, chất lượng tốt sẽ khắc

phục được tình trạng suy giảm năng suất hiện nay tại Thái Nguyên do diễn

biến thời tiết ngày càng bất lợi cho sản xuất.

Là cơ sở lý luận cho việc phát triển cà chua trái vụ cho năng suất ổn

định tại thành phố Thái Nguyên và các vùng có điều kiện tương tự.

4

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Trên cơ sở phát triển nông nghiệp, nhất là giai đoạn hiện nay, nhiều

quốc gia đã có những nghiên cứu và ứng dụng thành công đối với nhiều giống

cây trồng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để không những nâng

cao năng suất, chất lượng nông sản mà còn là cơ sở cho việc phát triển nền

kinh tế đất nước. Nghiên cứu và phát triển cây trồng nhằm nâng cao năng suất

sản lượng nông sản là một vấn đề quan trọng trong sản suất nông nghiệp, nhất

là nước ta có gần 80% dân số sống dựa trên sản xuất nông nghiệp.

Trong sản xuất cà chua, giống có vai trò rất quan trọng góp phần nâng

cao năng suất và sản lượng. Với cây cà chua ở Việt Nam, ta có bộ giống được

chọn tạo ra khá phong phú. Trong những năm qua Bộ Nông nghiệp và PTNT

đã xét, công nhận được nhiều giống cà chua mới cho năng suất chất lượng cao

đã được công nhận giống quốc gia đang được trồng trên một số vùng chuyên

canh ở nước ta như: Công ty Trang Nông có giống TN129, TN386, TN148,

TN 52, TN54. Công ty Hoa Sen có giống VL 2910, VL 2922, VL 2000, VL

2004, GS 1200. Viện nghiên cứu rau quả TW chọn tạo ra giống PT18, Lai số

4, Lai số 9, Lai số 1, B2M4, R5-18. Viện cây lương thực có giống C95, C155,

VT3, Hồng lan. Trường ĐHNN I chọn tạo giống HT7, HT9. Và một số công

ty TNHH trong và ngoài nước đã lai tạo và nhập nội các giống cà chua như: HT7,

HT21, HT46, HT160, HT162... Để tăng năng suất cũng như sản lượng, đáp ứng

nhu cầu trong nước.

Cà chua ưa thích khí hậu ấm áp, khả năng thích nghi rộng. Cà chua chịu

được nhiệt độ cao nhưng khá mẫn cảm với nhiệt độ thấp. Cà chua có sinh

trưởng và phát triển trong điều kiện nhiệt độ từ 15 – 35 °C. Cà chua có thể

5

trồng trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất pha cát đến đất thịt nhẹ, từ đất hơi

chua. Độ pH thích hợp cho cây cà chua phát triển từ 5,5 – 7,5. Với điều kiện

khí hậu ở Việt Nam phù hợp cho cây cà chua phát triển đặc biệt là các vùng

chuyên sản xuất rau.

Hiện nay một số giống cà chua nhập nội mới có khả năng chịu hạn và

chịu nhiệt tốt khi trồng trong điều kiện trái vụ, cho năng suất chất lượng cao

đã và đang được trồng trên một số vùng chuyên canh ở nước ta.

Trên cơ sở yêu cầu sinh thái của cây cà chua, với điều kiện đất đai và

khí hậu của tỉnh Thái Nguyên, những giống cà chua mới thích hợp trồng trong

điều kiện trái vụ có thể sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao.

1.2 Nguồn gốc

Theo Bar-Yosef, B., Scaife, A., 1995 cây cà chua có nguồn gốc từ một

dạng hoang dại ở vùng Pêru-Ecuađo-Bolivia thuộc Andes, Nam Mỹ. Tại đây,

ngày nay còn tìm thấy nhiều loài cà chua hoang dại gần gũi với loài cà chua

trồng. Các nghiên cứu sinh học phân tử và di truyền phân tử (nghiên cứu các

izoenzyme, các marker phân tử nghiên cứu khoảng cách di truyền) cũng đã

xác định điều đó, đồng thời khẳng định rằng Mehico là nơi đầu tiên thuần

hóa, trồng trọt cà chua (dẫn theo Mai Phương Anh, 1996) [1].

Về nguồn gốc cây cà chua trên thực tế cũng có nhiều ý kiến khác nhau

song tập chung chủ yếu vào hai hướng:

Hướng thứ nhất cho rằng cây cà chua có nguồn gốc từ cà chua dại

(L.esculentum varpimpine lliforme).

Hướng thứ hai cho rằng cà chua Anh Đào (L.esculentum var

cerasifome) là tổ tiên của cà chua trồng ngày nay.

Theo Luckwill (1943), cây cà chua xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỷ 16-

17 và trồng đầu tiên ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia do những nhà buồn

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha chuyển từ Nam Mỹ tới, từ đó cây cà chua được

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!