Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng thấm và giữ nước của đất sau canh tác nương rẫy thuộc lưu vưc Sông Cầu tỉnh Bắc Kạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 9 - 14
9
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THẤM VÀ GIỮ NƢỚC CỦA ĐẤT SAU CANH TÁC
NƢƠNG RẪY THUỘC LƢU VỰC SÔNG CẦU TỈNH BẮC KẠN
Nguyễn Thị Thu Hoàn*
, Lê Sỹ Trung
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu khả năng thấm và giữ nƣớc của đất sau canh tác nƣơng rẫy thuộc lƣu vực sông cầu
tỉnh Bắc Kạn đƣợc tiến hành trên các ô tiêu chuẩn bán cố định cho 3 trạng thái IA, IB và IC tại 2
huyện Chợ Mới và Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, kết quả cho thấy: Tốc độ thấm ban đầu (Vo) của 3
trạng thái IA, IB, IC dao động từ 5,08mm/ phút đến 6,74 mm/ phút. Tốc thấm nƣớc ổn định (Vc)
tăng dần theo các trạng thái, cụ thể IA là 2,69mm/phút, IB đạt 2,86mm/phút và IC là 3,11 mm/phút.
Trạng thái (IA) có thời gian đạt đến tốc độ thấm nƣớc ổn định ngắn nhất (34,9-36,8 phút) và tăng
dần IB (43,4-45,2 phút) và IC (68,4-74,4 phút). Tổng lƣợng nƣớc thấm tính đến thời điểm 80 phút
dao động từ 206,32 mm đến 255,70 mm theo mức độ tăng dần từ IC>IB>IC. Lƣợng nƣớc mao quản
(Imq) trạng thái IC là cao nhất có thể đạt 275,32mm, sau đó giảm ở trạng thái IB và IA thấp nhất là
135,91mm. Lƣợng nƣớc ngoài mao quản (Inmq) IA là thấp nhất 73,6mm và cao nhất là IC đạt
trung bình 114,56mm. Lƣợng nƣớc bão hòa (Ibh) từ 194,39mm -413,22mm. Lƣợng nƣớc hữu hiệu
(Ie) từ 73,4mm-140,9mm. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng đƣa ra các biện pháp tác động
dựa trên chức năng thấm và giữ nƣớc của đất rừng.
Từ khóa: Thấm nước, giữ nước, đất sau canh tác nương rẫy, tốc độ thấm, lưu vực
MỞ ĐẦU
*
Lƣu vực đầu nguồn sông Cầu tỉnh Bắc Kạn
nằm trên địa phận 4 huyện, thị xã: Chợ Đồn,
Bạch Thông, Chợ Mới và Thị xã Bắc Kạn; địa
hình núi cao, độ dốc lớn và chia cắt phức tạp
với diện tích đất lâm nghiệp 113.592,2 ha,
rừng phòng hộ 35.384,7 ha [3] phân bố hầu
hết ở khu vực xung yếu và rất xung yếu.
Trong lƣu vực đầu nguồn sông Cầu tỉnh Bắc
Kạn, diện tích đất chƣa có rừng 21.996,8 ha
[4], phân bố không tập trung ở vùng cao, dốc,
thực bì chủ yếu là trảng cỏ, cây bụi rải rác
trên đất canh tác nƣơng rẫy đã bỏ hóa. Đây là
đối tƣợng cần có các giải pháp phát triển,
phục hồi rừng trong giai đoạn tới để phát huy
chức năng phòng hộ của rừng. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu này ở Bắc Kạn còn ít ỏi thực
tế này đã gây khó khăn cho sản xuất nhƣ là:
Các vấn đề phát sinh trong lƣu vực hiện nay;
Độ che phủ thấp, chất lƣợng rừng phòng hộ
kém, khả năng giữ nƣớc kém về mùa khô,
mực nƣớc Sông Cầu hạ thấp, tổng lƣợng dòng
chảy năm 2009-2010 thiếu hụt khoảng 25-35
% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ
[3], về mùa mƣa, thƣờng xuất hiện lũ ống, lũ
*
Tel: 0982973876; email: [email protected]
quét gây sạt lở đất làm thiệt hại lớn về ngƣời
và tài sản. Trƣớc những tồn tại nhƣ vậy, việc
nghiên cứu khả năng thấm và giữ nƣớc của đất
sau canh tác nƣơng rẫy là cơ sở khoa học nhằm
đề xuất các biện pháp tác động thích hợp vào
khu vực đầu nguồn là thực sự cần thiết.
Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đề cập
tới kết quả nghiên cứu về khả năng thấm và
giữ nƣớc ở 1 số điểm nghiên cứu tại 2 huyện
Chợ Đồn và Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đối tƣợng nghiên cứu
Thảm thực vật trên đất sau canh tác nƣơng
rẫy thuộc đối tƣợng nghiên cứu gồm có 3
nhóm: Đất trảng cỏ (IA), trảng cây bụi (IB) và
Trảng cây bụi xen cây gỗ rải rác (IC)
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu trên 3 xã là xã
Nông Hạ, Cao Kỳ thuộc huyện Chợ Mới và
Xã Rã Bản thuộc huyện Chợ Đồn.
- Nội dung nghiên cứu
+Nghiên cứu khả năng thấm và giữ nƣớc của
kiểu trạng thái IA