Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng sử dụng một số loài động vật hai mảnh vỏ để giám sát ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích tại khu vực cửa đại, thành phố hội an, tỉnh quảng nam
PREMIUM
Số trang
133
Kích thước
3.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1103

Nghiên cứu khả năng sử dụng một số loài động vật hai mảnh vỏ để giám sát ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích tại khu vực cửa đại, thành phố hội an, tỉnh quảng nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HOÀNG VĂN THẾ

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MỘT SỐ

LOÀI ĐỘNG VẬT HAI MẢNH VỎ ĐỂ GIÁM SÁT

Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM TÍCH

TẠI KHU VỰC CỬA ĐẠI, THÀNH PHỐ HỘI AN,

TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 60.42.60

TÓM TẮT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng - Năm 2014

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Hồng Hà

Phản biện 1: PGS.TS LÊ TRỌNG SƠN

Phản biện 2: TS. VŨ THỊ PHƯƠNG ANH

Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận

văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng

vào ngày 05 tháng 01 năm 2014

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm thông tin - Học liệu - Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng.

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công

nghiệp, quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số đã làm phát sinh đáng kể các

chất gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là ô nhiễm môi trường do các kim

loại nặng, trong đó có các vùng cửa sông [10], [11]. Vì phần lớn các chất ô

nhiễm sau khi phát sinh sẽ theo các con đường khác nhau được vận chuyển

theo các dòng suối, dòng sông rồi đổ ra biển.

Theo tài liệu của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), hàng

năm độc tố gây nên bởi các KLN do hoạt động của con người tạo ra đã vượt

qua độc tố tổng cộng của tất cả các chất phóng xạ và chất thải hữu cơ [15].

Vì các KLN có khả năng tích tụ cao, khó loại bỏ,… do vậy khi xâm nhập vào

cơ thể với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng đến đời sống của các

sinh vật, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người thông qua chuỗi thức

ăn. Các KLN theo các dòng sông và thường tới cửa sông ven biển thì kết tủa,

tích tụ lại trong trầm tích do sự thay đổi về các yếu tố lý, hóa (pH, độ mặn,

Eh,…). Vì vậy, việc xác định hàm lượng KLN trong trầm tích tại các vùng

cửa sông là rất cần thiết [48], [49].

Bên cạnh những phương pháp lý, hóa dùng để xác định, đánh giá ô

nhiễm KLN trong trầm tích thì phương pháp sử dụng động vật hai mảnh

vỏ (hến, hàu, vẹm, trai,…) để giám sát ô nhiễm kim loại nặng là một

hướng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Vì

các đối tượng này thỏa mãn được hầu hết các tiêu chí của sinh vật tích tụ

(phân bố rộng, khả năng di chuyển chậm, kích thước tương đối lớn, đời

sống đủ dài,…) [11], [29], phương pháp này không đòi hỏi phải thu mẫu

với tần suất cao và chi phí thấp, đặc biệt thông qua việc phân tích hàm

lượng KLN có trong mô có thể xác định được xu hướng tích lũy và mối

quan hệ giữa hàm lượng KLN trong cơ thể sinh vật và môi trường, từ đó

đánh giá được những tác động tổng hợp, lâu dài đối với sinh vật và hệ

sinh thái [10], [41].

Khu vực cửa Đại là khu vực hạ lưu của sông Thu Bồn với nhiều hệ

sinh thái có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển du lịch sinh

thái ở thành phố Hội An và đặc biệt quan trọng đối với các hệ sinh thái

Cù Lao Chàm (là khu dự trữ sinh quyển thế giới). Vì vậy, việc giám sát ô

nhiễm KLN trong các thành phần môi trường, trong đó có thành phần

2

môi trường trầm tích là rất cần thiết. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sử

dụng động vật hai mảnh vỏ để giám sát KLN trong trầm tích tại khu vực

này rất hiếm hoi như năm 2010 có nghiên cứu của Nguyễn Văn Khánh,

Võ Văn Minh, Trần Duy Vinh, Lưu Đức Hải về Khả năng tích lũy của

Hg trong trầm tích và trong loài Hến (Meretrix meretrix Linnaeus), loài

Hến (Corbicula sp.) [46]. Trước những vấn đề trên, nhận thấy việc

nghiên cứu sử dụng động vật hai mảnh vỏ để giám sát ô nhiễm KLN

trong trầm tích tại khu vực cửa Đại trở nên cấp thiết.

Xuất phát từ những cơ sở khoa học và lý luận thực tiễn trên, chúng tôi

tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng sử dụng một số loài động vật

hai mảnh vỏ để giám sát ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích tại khu

vực cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá khả năng sử dụng động vật hai mảnh vỏ để giám sát ô nhiễm

Pb, Cd, Cr, Hg ở khu vực cửa Đại, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam. Góp

phần làm cơ sở cho các cơ quan quản lý địa phương hướng đến công cụ

giám sát ô nhiễm KLN trong trầm tích bằng ĐVHMV tại khu vực cửa

Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định được hàm lượng và mức độ ô nhiễm KLN trong trầm tích

khu vực nghiên cứu.

- Xác định được hàm lượng KLN tích lũy trong loài Hàu và Hến tại

khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá được mức độ tương quan về KLN trong trầm tích với trong

loài Hàu và Hến, từ đó đánh giá khả năng sử dụng làm sinh vật chỉ thị.

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài góp phần làm cơ sở dự liệu, cho nghiên cứu khả năng sử dụng

công cụ giám sát ô nhiễm KLN trong trầm tích bằng ĐVHMV, tại khu

vực cửa sông dựa vào mức độ tương quan giữa KLN trong cơ thể sinh vật

và trong trầm tích.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài góp phần làm cơ sở giúp các cơ quan quản lý địa phương

hướng đến công cụ giám sát ô nhiễm KLN trong trầm tích bằng ĐVHMV

3

tại khu vực Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam nói riêng và ở

Việt Nam nói chung.

3. Bố cục của đề tài

Luận văn được trình bày 87 trang, bao gồm Mở đầu (5 trang), Chương 1

– Tổng quan tài liệu nghiên cứu (29 trang), Chương 2-Đối tượng, phạm vi và

phương pháp nghiên cứu (12 trang), Chương 3-Kết quả và bàn luận (32

trang), Kết luận và Kiến nghị (2 trang) và Tài liệu tham khảo (7 trang).

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. GIÁM SÁT Ô NHIỄM BẰNG SINH VẬT CHỈ THỊ, CÁCH

TIẾP CẬN VÀ Ý NGHĨA

1.1.1. Khái niệm về giám sát ô nhiễm bằng sinh vật chỉ thị

Có nhiều khái niệm về giám sát ô nhiễm sinh vật chỉ thị như Theo

Rosenberg và Resh (1993) [29], Radecki và Radecka (1995), Namiesnik

và Wardencki (2000) [29], Theo Markert và cs. [41], Van Der Oost và cs.

(2003) [29].

1.1.2. Cách tiếp cận sử dụng sinh vật chỉ thị để giám sát ô nhiễm

Việc lựa chọn các sinh vật chỉ thị cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khác

nhau, theo Phillips và Rainbow (1994), Connell và cs. (1999) đó là [29]:

Dễ định loại, tích lũy chất ô nhiễm mà không gây chết, it vận động để

đại diện cho khu vực giám sát, phong phú tại khu vực nghiên cứu, có giá

trị kinh tế, có đời sống đủ dài để theo dõi, dễ dàng lấy mẫu, khỏe để có

thể sống trong điều kiện thí nghiệm và cung cấp đủ lượng mô cho các

phân tích, tồn tại mối tương quan đơn giản giữa chất ô nhiễm trong sinh

vật chỉ thị và trong môi trường.

1.1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng sinh vật chỉ thị để giám sát ô nhiễm

Các phương pháp quan trắc sinh học thường ít tốn kém, cho phép

chúng ta đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm đến cá thể, quần thể, quần xã

sinh vật và hệ sinh thái. [14], [29].

1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC TÍNH VÀ TÁC HẠI CỦA MỘT SỐ KIM

LOẠI NẶNG

1.2.1. Khái niệm về kim loại nặng

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài sử dụng khái niệm của Bjerrgard

M.H (1991) là khái niệm được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất trong các

tài liệu nước ngoài. Ông cho rằng “kim loại nặng là các kim loại có tỉ

4

trọng (d) lớn hơn 5 g/cm3

” [41].

1.2.2. Đặc tính và tác hại của kim loại nặng

a. Đặc điểm chung của các kim loại nặng

b. Đặc điểm của Cadimi

c. Đặc điểm của Chì

d. Đặc điểm của Crôm

e. Đặc điểm của Thủy ngân

1.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HAI

MẢNH VỎ

Về hình thái, cơ thể các loài động vật hai mảnh vỏ (Bialvia) dẹp bên

và đối xứng 2 bên. Cơ thể hoặc phần lớn cơ thể được bao bọc bởi lớp vỏ

được tạo thành từ 2 mảnh, được gắn kết với nhau bằng lớp cơ giúp lớp vỏ

linh động đóng mở [2], [10].

1.4. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRÊN THẾ GIỚI

VÀ VIỆT NAM

1.4.1. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trên Thế giới

Kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp, sản xuất liên quan đến kim

loại nặng như chì, đồng và kẽm đã tăng lên theo cấp số nhân. Chính vì

thế rất nhiều khu vực trên thế giới đã xảy ra vấn đề môi trường mà trong

đó tác nhân chính là kim loại nặng [25].

1.4.2. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng ở Việt Nam

Với sự phát triển ngành giao thông vận tải, công nghiệp ô nhiễm môi

trường nước ta tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn [17]. Thành

phần nước thải chứa hàm lượng lớn các kim loại nặng như Cd, Cu, Fe,

Zn, Cr,…. Đang gặp khó khăn khi xử lý [2].

Bảng 1.2. Dòng thô các KLN tải ra từ sông trên cả nước (tấn/năm)

Tên miền Cu Pb Cd Zn Co Ni As Hg

Miền Bắc 6791 885 282 5367 274 253 790 28

Miền Trung 293 76 - 676 - - 44 -

Miền Nam 11000 1102 800 15696 230 270 1600 105

Toàn Quốc 18084 2063 1082 21739 503 523 2407 134

Nguồn: Báo cáo quốc gia về ô nhiễm biển từ đất liền Việt Nam

5

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT HAI

MẢNH VỎ ĐỂ GIÁM SÁT Ô NHIỄM KLN TRÊN THẾ GIỚI VÀ

VIỆT NAM

1.5.1. Trên thế giới

Việc sử dụng đối tượng hai mảnh vỏ để giám sát ô nhiễm KLN được

nghiên cứu và ứng dụng tại nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt tại các

nước phát triển thuộc Châu Âu, Bắc Mỹ,… như nghiên cứu của Graham

(1972), Wyland (1975) và Girvin và cs. (1975) [49] tại vịnh San

Francisco, Young và cs. (1976) [49], [53]. Tại Pháp có nghiên cứu của

Lee và cs. [29], [32], [39]. Đến nay, đã được áp dụng tại nhiều khu vực

như: Trung Nam Mỹ, Mexico, vùng biển Caribbean, sau đó được tiếp tục

mở rộng ra toàn khu vực ven biển Nam Mỹ, Trung Mỹ và châu Á - Thái

Bình Dương [47],…

1.5.2. Ở Việt Nam

Vấn đề nghiên cứu này ở Việt Nam còn tương đối mới mẻ. Có một số

như nghiên cứu của Đào Việt Hà (2002) [7], Đặng Thúy Bình và cs. [3],

Lê Thị Mùi (2008) [21], Phạm Thị Hồng Hà, Nguyễn Văn Khánh và cs

(2010, Ngô Văn Tứ; Nguyễn Kim Quốc Việt) [28],...

1.6. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HỘI AN VÀ KHU VỰC

NGHIÊN CỨU

1.6.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

b. Đặc điểm địa hình

c. Đặc điểm khí hậu

d. Thuỷ văn

e. Địa chấn

1.6.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

a. Đặc điểm kinh tế

b. Đặc điểm xã hội

6

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số loài động vật lớp hai mảnh

vỏ (Bivalvia) thuộc Ngành thân mềm (Mollusca), sống phổ biến tại khu

vực cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và 4 KLN là Cadimi,

Chì, Crôm và Thủy ngân.

a. Động vật hai mảnh vỏ

Qua khảo sát đề tài đã chọn hai loài là loài Hàu (Saccostrea sp.) và

loài Hến (Corbicula subsulcata) để làm đối tượng nghiên cứu khả năng

giám sát ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích do đáp ứng được các tiêu

chí sử dụng là sinh vật chỉ thị.

Hình 2.1. Loài Hàu

(Saccostrea sp.)

Hình 2.2. Loài Hến

(Corbicula subsulcata)

b. Các kim loại nặng

Các KLN Cd, Pb, Cr và Hg được cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ

(EPA) xếp vào nhóm 8 KLN ô nhiễm phổ biến nhất và có độc tính cao, do đó

đề tài đã chọn làm đối tượng nghiên cứu [49].

Hình 2.3. Bản đồ phạm vi khu vực nghiên cứu

7

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

a. Không gian

Để đảm bảo kết quả mang tính đại diện, khu vực nghiên cứu chia

thành 3 khu vực, với 9 vị trí lấy mẫu. Khu vực 1 là ngã ba sông Thu Bồn

và sông Đế Võng, khu vực 2 là ngã ba 1 nhánh sông Thu Bồn chảy qua

vùng Cẩm Thanh, khu vực 3 là ngã ba 1 nhánh sông Thu Bồn chảy qua

vùng Cẩm Nam. (Hình 2.3).

b. Thời gian: Từ tháng 8/2012 đến 11/2013 (thu mẫu vào 2 đợt: đợt 1

vào ngày 01/8/2012 và đợt 2 vào ngày 17/3/2013).

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp hồi cứu số liệu

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

2.2.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

2.2.5. Phương pháp so sánh

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT HAI MẢNH VỎ

Qua khảo sát và thu mẫu, kết quả thành phần loài hai mảnh vỏ thu

được tại khu vực nghiên cứu chúng tôi xác định được 5 loài (Hình 3.1)

bao gồm:

(1). Loài Hàu (Saccostrea sp.)

(2). Loài Điệp quạt (Chlamys nobilis)

(3). Loài Hến (Corbicula subsulcata)

(4). Loài Ngao dầu (Meretrix meretrix)

(5). Loài Vẹm xanh (Perna viridis)

Hình 3.1. Một số loài ĐVHMV thu

được tại khu vực nghiên cứu

Qua khảo sát và thu mẫu hai đợt vào tháng 8/2012 và tháng 3/2013, tại

khu vực nghiên cứu thu được tổng cộng 392 mẫu Hến và Hàu, trong đó:

1

2

3 4

5

8

Loài Hàu thu được 219 mẫu với chiều dài dao động từ 26,2 – 92,5

mm, chiều rộng dao động từ 16,2 – 71,5 mm, khối lượng dao động từ 4,6

– 127,6 gam, các giá trị trung bình được thể hiện tại bảng 3.1. Loài Hến

thu được 173 mẫu với chiều dài dao động từ 14,0 – 81,3 mm, chiều rộng

dao động từ 6,0 – 75,0 mm, khối lượng dao động từ 5,6 – 133,6 gam, các

giá trị trung bình được thể hiện tại bảng 3.1. Nhìn chung kích thước và

khối lượng loài Hến và Hàu đợt 2 cao hơn đợt 1.

3.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM KLN TRONG TRẦM TÍCH

Bảng 3.2. Hàm lượng KLN trong trầm tích

Hàm lượng KLN (mg/kg) Khu vực

nghiên cứu

Thời

gian

NC

Cd

(m±sd)

Pb

(m±sd)

Cr

(m±sd)

Hg

(m±sd)

Khu vực 1 Đợt 1 6,87±0,59 20,84±7,31 0,49±0,04 0,41±0,02

(n=3) Đợt 2 1,07±0,45 5,33±2,44 0,19±0,07 0,37±0,12

Khu vực 2 Đợt 1 6,12±2,24 52,71±12,27 0,56±0,09 0,48±0,03

(n=3) Đợt 2 2,24±0,59 11,90±4,22 0,33±0,04 0,32±0,10

Khu vực 3 Đợt 1 6,97±0,09 15,48±5,70 0,47±0,04 0,42±0,02

(n=3) Đợt 2 2,57±0,17 6,68±3,01 0,63±0,08 0,31±0,03

QCVN

43/2012/BTNMT 4,2 112 160 0,7

3.2.1. Hàm lượng Cadimi

Hình 3.5. Hàm lượng Cd trong trầm tích

Qua bảng 3.2 và hình 3.5 cho thấy, hàm lượng Cd trong trầm tích dao

động từ 1,07±0,45 đến 6,97±0,09 mg/kg. Qua hai đợt thu mẫu cho thấy

đợt 1 vượt QCVN tại 3 khu vực lần lượt 0,64; 1,46 và 1,66 lần; đợt 2 đều

nằm trong giới hạn cho phép của QCVN. Hàm lượng Cd đợt 1 cao hơn

đợt 2 ở cả ba khu vực lần lượt là 6,42; 2,73; 2,71 lần.

9

Hàm lượng Cd trong trầm tích ở nghiên cứu này cao hơn nhiều so với

nghiên cứu của Nguyễn Văn Khánh (2011) [13] tại khu vực Vũng Thùng,

thành phố Đà Nẵng (dao động từ 0,54±0,24 đến 1,05±0,05), của Nguyễn

Văn Khởi và cs. (2007) [15] tại Phá Tam Giang – cầu Hai, Thừa Thiên

Huế (trung bình 0,1 mg/kg) và cao hơn của Nguyễn Văn Khánh (2009)

[11] tại khu vực cửa sông Hàn và cửa sông Cu Đê, Đà Nẵng (trung bình

lần lượt 2,66±1,55 mg/kg và 1,4± 0,75 mg/kg). Tương đương với nghiên

cứu của Hoàng Thanh Hải (2012) tại cửa sông Kôn và đầm Thị Nại trong

loài Ngao dầu (Meretrix meretrix) và loài Hàu (Saccostrea sp.)

(2,73±0,52 đến 4,97±0,21 mg/kg) [10].

So sánh với nghiên cứu của Krissanakriangkrai và cộng sự (2009) [53]

về sự tích lũy Cd trong trầm tích sông tại vùng Mae-Toa Creek, Thái Lan,

hàm lượng Cd trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn rất nhiều

(20,56±0,35 mg/kg trong mùa khô và 23,67±1,07 mg/kg trong mùa mưa).

Tuy nhiên, nghiên cứu của Benjamin và cộng sự (2003) [35] thì cho thấy

hàm lượng Cd chỉ dao động trong khoảng 1 mg/kg, tương đương với kết

quả đợt 2 nhưng thấp hơn rất nhiều so với đợt 1 của đề tài.

Tại thời điểm quan trắc đợt 1 nhận thấy trầm tích khu vực nghiên cứu

đã có dấu hiệu ô nhiễm Cd.

3.2.2. Hàm lượng Chì

Hình 3.6. Hàm lượng Pb trong trầm tích

Kết quả phân tích Pb trong trầm tích được thể hiện ở bảng 3.2 và hình

3.6 cho thấy hàm lượng Pb dao động từ 5,33±2,44 đến 52,71±12,27

mg/kg. Hàm lượng Pb cao nhất tại khu vực 2 trong hai đợt thu mẫu và Pb

đợt 1 cao hơn đợt 2 lần lượt là 3,91; 4,43 và 2,32 lần, nhưng đều trong

giới hạn cho phép của QCVN.

10

Hàm lượng Pb trong trầm tích ở nghiên cứu này thấp hơn so với

nghiên cứu của Nguyễn Văn Khởi và cs. (2007) [15] tại Phá Tam Giang –

cầu Hai, Thừa Thiên Huế (trung bình 47,8 mg/kg), tương đương nghiên

cứu của Nguyễn Văn Khánh (2010) [12] tại cửa sông Cu Đê (trung bình

25,48±3,90 mg/kg), tại sông Hàn (trung bình 28,88±11,30 mg/kg) thành

phố Đà Nẵng. Cao hơn so với nghiên cứu của Hoàng Thanh Hải (2012)

tại cửa sông Kôn và đầm Thị Nại trong loài Ngao dầu (Meretrix meretrix)

và loài Hàu (Saccostrea sp.) (9,00±1,80 đến 28,75±6,69 mg/kg) [10].

Kết quả quan trắc nhận thấy trầm tích khu vực nghiên cứu chưa có dấu

hiệu ô nhiễm Pb.

3.2.3. Hàm lượng Crôm

Hình 3.7. Hàm lượng Cr trong trầm tích

Qua kết quả phân tích ở bảng 3.2 và hình 3.7 cho thấy, hàm lượng Cr

dao động từ 0,19±0,07 đến 0,63±0,08 mg/kg, thấp hơn nhiều so với giới

hạn cho phép của QCVN 43. Đợt 1 nhận thấy Cr dao động không lớn, cao

nhất tại khu vực 2, thấp nhất tại khu vực 3. Đợt 2 Cr có xu hướng tăng từ

khu vực 1 đến khu vực 3. Kết quả cho thấy trầm tích tại khu vực nghiên

cứu chưa có dấu hiệu ô nhiễm Cr.

Hàm lượng Cr trong trầm tích ở nghiên cứu này tương đương với kết

quả nghiên cứu của Hoàng Thanh Hải (2012) [10] trên loài Hàu

(Saccostrea sp.) và loài Ngao dầu (Meretric meretrix) tại khu vực cửa

sông Kôn và đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định. Cao hơn so với nghiên cứu

của Jordao và cộng sự (1997) [42] về sự tích lũy Cr trong trầm tích ở

vùng Ipatinga, Braxin cho thấy, hàm lượng Cr dao động trong khoảng

11

0,019 đến 0,057 mg/kg (đây là vùng chưa có sự phát triển mạnh mẽ của

các ngành công nghiệp). Tuy nhiên, thấp hơn hàm lượng Cr trong trầm

tích vùng Dores de Campos do động từ 0,131 đến 2,878 mg/kg (đây là

vùng có sự phát triển mạnh mẽ của một số ngành công nghiệp).

3.2.4. Hàm lượng thủy ngân

Kết quả phân tích Hg trong trầm tích thể hiện qua bảng 3.2 và hình 3.8

cho thấy, hàm lượng Hg dao động từ 0,31±0,03 đến 0,48±0,03 mg/kg.

Đợt 1 cao nhất tại khu vực 2, thấp nhất tại khu vực 1. Đợt 2 có xu hướng

tăng từ khu vực 1 đến khu vực 3. Nhìn chung hàm lượng Hg đợt 1 cao

hơn đợt 2, nhưng 2 đợt đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN.

Hình 3.8 Hàm lượng Hg trong trầm tích

Hàm lượng Hg trong trầm tích ở nghiên cứu này cao hơn so với các

nghiên cứu của Nguyễn Văn Khánh (2010) [12] tại khu vực cửa Đại, Hội

An (dao động từ 0,08±0,02 đến 0,20±0,02 mg/kg), nghiên cứu của Phạm

Văn Mạch và cs. [18] tại khu vực đầm Thị Nại, Ninh Thuận (dao động từ

0,02 – 0,12 mg/kg) và nghiên cứu của Nguyễn Văn Khởi và cs. (2007)

[15] tại Phá Tam Giang – cầu Hai, Thừa Thiên Huế (dao động từ 0,01 –

0,05 mg/kg) [4]. Tương đương với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thanh

Hải (2012) [10] trên loài Hàu (Saccostrea sp.) và loài Ngao dầu (Meretric

meretrix) tại khu vực cửa sông Kôn và đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định

(0,33±0,06 đến 0,46±0,17 mg/kg).

Tại thời điểm quan trắc nhận thấy Hg trong trầm tích khu vực nghiên

cứu tăng so với năm 2010 nhưng chưa có dấu hiệu ô nhiễm Hg.

Từ các kết quả trên nhận thấy:

- Hàm lượng KLN trong trầm tích đợt 1 cao hơn đợt 2, cho thấy hàm

lượng KLN có sự thay đổi theo mùa. Vì lượng mưa cao nhất vào mùa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!