Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng sử dụng chất lỏng ion để tách lưu huỳnh trong dầu diesel
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
205
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHẤT LỎNG ION ĐỂ TÁCH
LƯU HUỲNH TRONG DẦU DIESEL
Bùi Thị Lệ Thủy
Trường Đại học Mỏ Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội
Đến Tòa soạn 29-11-2011
Abstract
The desulfurization potential of free halogen ionic liquid n-butyl pyridine acetate ([BPy][Ac]) was investiated with
Vietnam diesel oil. The results suggested that this ionic liquid might be used as a promising solvent for the extractive
desulfurization of fuel. Phase separation process after extracting is easy because ionic liquid has high density and is not
dissolved in oil. The content of sulfur in desel oil decreases from 498 ppm to 18 ppm after 5 repeatedly extraction
processes (30oC, volume ratio of ionic liquid to oil is 1:1). Extraction yields decrease with decreasing the volume ratio
of ionic liquid to oil. The extraction ability depends on structure of ionic liquid and of sulfur compounds. Ionic liquid
can be reused after regenerating.
Keywords: Ionic liquids, desulfurization, extraction, diesel oil.
1. MỞ ĐẦU
Theo tiêu chuẩn Châu Âu thì từ năm 2010 gần
như phải loại bỏ hoàn toàn các hợp chất lưu huỳnh ra
khỏi nhiên liệu (< 10 ppm), do đó hiệu quả của các
quá trình tách loại lưu huỳnh là rất quan trọng [1, 2].
Các quá trình xử lý với hidro đang sử dụng trong
công nghiệp làm giảm hàm lượng lưu huỳnh một
cách hiệu quả; Tuy nhiên lại không đáp ứng được nhu
cầu tách loại sâu lưu huỳnh vì benzothiophen,
dibenzothiophen và các dẫn xuất của chúng bền vững
với quá trình hidro hóa nên cần nhiều năng lượng và
hidro hơn. Ngoài ra, để tránh các phản ứng phụ làm
giảm chất lượng nhiên liệu, chất xúc tác phải hoạt động
hơn, chọn lọc hơn, nên kéo theo một số vấn đề như giá
đầu tư cao và chi phí vận hành cao [3].
Do đó, việc tìm ra các phương pháp mới để loại
bỏ tối đa lưu huỳnh và khắc phục được các nhược
điểm trên đang thu hút rất nhiều sự quan tâm trên
thế giới.
Trên thế giới, trong những năm gần đây, một số
quá trình loại lưu huỳnh không sử dụng hydro đang
được nghiên cứu. Quá trình loại lưu huỳnh sử dụng
xúc tác sinh học để chuyển lưu huỳnh thành các hợp
chất sunfat đã được báo cáo [4]. Phức chất chứa
nickel và platin đã được sử dụng có hiệu quả để
ankyl đề sunfua hóa dibenzothiophen [5]. Quá trình
oxi đề sunfua hóa dùng hidropeoxit và axit formic
đã được nghiên cứu bởi Zhao và cộng sự [6]. Quá
trình chiết dibenzothiophen với chất lỏng ion và oxi
hóa benzothiophen thành sulfon trong pha lỏng đã
được báo cáo [7].
Chất lỏng ion là một nhóm chất mới nhưng
chúng hứa hẹn nhiều ứng dụng như làm dung môi,
xúc tác, đồng xúc tác cho nhiều phản ứng và quá
trình khác nhau. Đặc tính ưu việt của chúng là: tính
đa dạng (sự kết hợp các anion và các cation khác
nhau có thể tạo ra một số lượng lớn các chất lỏng
ion với các tính chất khác nhau), nhiệt độ nóng chảy
thấp, áp suất hơi bão hòa rất thấp, ổn định nhiệt và
điện, phân cực, dẫn điện và dẫn nhiệt, có thể điều
chỉnh được các tính chất, ví dụ: hoạt tính hóa học,
tính axit, đặc biệt là tính tan, độ nhớt, khả năng cộng
kết, độ phân cực (cần thiết cho quá trình chiết) bằng
cách thay đổi cấu trúc của các cation và anion cấu
tạo nên chúng.
Chất lỏng ion có khả năng sonvat hóa cao và áp
suất hơi bão hòa thấp nên rất thích hợp dùng làm
dung môi chiết. Quá trình chiết dựa trên cơ sở là các
hợp chất lưu huỳnh dễ tan trong chất lỏng ion hơn
trong các hydrocacbon. Một số nghiên cứu cho thấy
có thể sử dụng chúng làm dung môi chiết [8-10]
hoặc dùng phối hợp với tác nhân oxi hóa [11-13].
Chiết để loại bỏ lưu huỳnh bằng chất lỏng ion được
Andreas Jess và cộng sự đặc biệt quan tâm [14-18].
Andreas Jess cho rằng việc chiết với chất lỏng ion là
sự lựa chọn tốt nhất cho giai đoạn tách lưu huỳnh
cuối cùng sau khi đã thực hiện hydrodesulfua hóa
với xúc tác. Quá trình tách lưu huỳnh bằng chất lỏng
ion có nhiều ưu điểm: thực hiện ở điều kiện thường;
chất lỏng ion dễ tách pha, không bay hơi, có thể tái
sử dụng, đặc biệt có thể điều chỉnh khả năng chiết
lưu huỳnh bằng cách thay đổi cấu trúc cation và
anion của chúng.
TẠP CHÍ HÓA HỌC T. 50(2) 205-210 THÁNG 4 NĂM 2012