Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng sử dụng cây phát lộc (dracaena sanderiana) để cải thiện chất lượng nước và tạo cảnh quan tại hồ công viên 29/03, tp đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG
----------
NGUYỄN THỊ HỒNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÂY
PHÁT LỘC (DRACAENA SANDERIANA)
ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ
TẠO CẢNH QUAN TẠI HỒ CÔNG VIÊN
29/03, TP ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ao hồ là tài sản vô cùng quý giá của các thành phố trên thế giới. Hồ tại các đô thị
nói chung không chỉ là thắng cảnh, là nơi vui chơi giải trí cho người dân sống trong khu
vực nội thị. Hơn nữa, các hồ tại đô thị còn có vai trò rất quan trọng: là lá phổi của thành
phố, là máy điều hoà khí hậu, là nguồn cung cấp thực phẩm cho thành phố, là cỗ máy
điều tiết nước mưa, và đồng thời cũng là nơi chứa và làm sạch nước thải...[11].
Tuy nhiên, gần đây khu vực này có những báo động về ô nhiễm môi trường, đặc
biệt là nguồn nước hồ bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, rác thải , gây phú dưỡng làm mặt nước
nổi váng, có màu xanh rêu... Nguyên nhân chính là do hệ thống thu gom nước thải đô thị
chưa triệt để, nước mưa chảy tràn cuốn theo chất ô nhiễm vào hồ làm nước hồ có mùi
tanh, cá chết, làm mất mỹ quan và phát sinh ruồi muỗi. Mặt khác cùng với quá trình đô
thị hóa, dân số tăng nhanh, sự thu hẹp các hồ điều tiết trong thành phố dẫn đến sự quá tải
của quá trình tự làm sạch, gây ô nhiễm nghiêm trọng nước hồ ảnh hưởng đến kinh tế,
cảnh quan môi trường sinh thái của thành phố [2,11].
Để cải thiện chất lượng môi trường nước hồ đã có sử dụng nhiều biện pháp khác
nhau như làm vệ sinh, vớt bèo, tảo chết, phun chế phẩm sinh học, hút bùn định kỳ để hạn
chế lắng đọng bùn. Tuy nhiên các biện pháp này tốn nhiều kinh phí nhưng vẫn chưa giải
quyết một cách triệt để tình trạng ô nhiễm của các hồ đặc biệt là sự phú dưỡng nguồn
nước. Do đó về lâu dài cần phải tìm ra các giải pháp xử lý, kiểm soát chất lượng nước hồ
để duy trì chức năng, cảnh quan sinh tháicủa hồ đô thị là thực sự cần thiết [2].
Công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm được nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn rộng rãi
nhiều nơi trên thế giới. Tuy không mang đến hiệu quả tức thời như phương pháp xử lý
hoá lý nhưng đây là giải pháp với nhiều ưu điểm như chi phí thấp và ổn định, dễ vận
hành, hiệu suất xử lý ô nhiễm cao, đồng thời làm tăng giá trị đa dạng sinh học, tăng tính
thẩm mỹ, cải tạo cảnh quan môi trường, hệ sinh thái của địa phương. Sinh khối thực vật,
nước thải sau xử lý còn có giá trị kinh tế. Trong công nghệ này các loài thực vật được sử
dụng là thủy trúc, phát lộc, mai nước, sậy, cỏ nến,… Trong đó, cây phát lộc (Dracaena
sanderina) không chỉ dễ trồng, cho sinh khối cao, có khả năng chống chọi với nồng độ ô
nhiễm cao mà còn có đặc tính sinh trưởng và phát triển xanh tốt quanh năm, hệ rễ phát
triển. Một số nghiên cứu cho thấy cây phát lộc có khả năng xử lý hiệu quả nước rỉ rác và
xử lý bùn thải đô thị với hiệu quả cao,… [3, 11].
3
Hồ công viên 29/3 là hồ duy nhất nằm trong công viên của thành phố Đà Nẵng phục
vụ vui chơi giải trí cho người dân địa phương và du khách. Tuy nhiên hiện nay hồ đang bị
ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường
sinh thái của thành phố[13]. Chính vì vậy, để góp phần cải thiện chất lượng nước và tạo
cảnh quan tại hồ công viên 29/3, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng sử
dụng cây phát lộc (Dracaena sanderiana) để cải thiện chất lượng nước và tạo cảnh quan
tại hồ công viên 29/03, TP Đà Nẵng”.