Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của một số giống đậu tương tại huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------- ---------------
VƢƠNG TIẾN SỸ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ CHẤT LƢỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƢƠNG
TẠI HUYỆN MƢỜNG KHƢƠNG, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ VÂN
Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Vƣơng Tiến Sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Với mong muốn đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp phát triển
nông nghiệp vùng cao, từ năm 2009 đến nay, tôi đã thực hiện đề tài:“Nghiên
cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của một số giống đậu
tương tại huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai".
Để hoàn thành được bản luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, bạn bè
đồng nghiệp.
Nhân dịp này cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
khoa học TS. Phan Thị Vân đã tận tình giúp đỡ tôi trong cả quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học và các thầy, cô giáo
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành các nội dung của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên của
Sở Ngoại vụ tỉnh Lào Cai, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai, UBND
huyện Mường Khương, UBND xã Tung Chung Phố và các hộ nông dân xã
Tung Chung Phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc điều tra, nghiên
cứu, thu thập số liệu thực tiễn và thừa kế các số liệu sẵn có để hoàn thành tốt
luận văn. Cảm ơn các em sinh viên khóa 37, 38 khoa Nông học đã giúp tôi
thực hiện tốt các thí nghiệm đồng ruộng.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của tất cả bạn bè, đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Vƣơng Tiến Sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài..............................................................................................2
3. Yêu cầu của đề tài...............................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................3
4.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................................................3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...............................................................................4
1.2. Vai trò của giống trong sản xuất đậu tương .....................................................4
1.3. Các phương pháp chọn tạo giống đậu tương....................................................7
1.3.1. Phương pháp nhập nội và chọn lọc ...............................................................8
1.3.2. Phương pháp lai tạo ......................................................................................9
1.3.3. Phương pháp xử lý đột biến ........................................................................10
1.4. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam .....13
1.4.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới .......................13
1.4.2. Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam ....................................17
1.5. Mối quan hệ giữa giống với điều kiện sinh thái.............................................20
1.5.1. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương...........................................................20
1.5.2. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa giống với điều kiện sinh thái...........23
1.6. Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa năng suất với đặc điểm nông.học.
của giống....................................................................................................................25
1.7. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng suất đậu tương ....28
1.7.1. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương ..28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
1.7.2. Ảnh hưởng thời vụ và mật độ đến sinh trưởng, phát triển của đậu tương ..29
1.8. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai.....................................30
1.8.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................30
1.8.2. Điều kiện kinh tế xã hội..............................................................................32
1.9. Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Lào Cai .............................................32
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Vật liệu nghiên cứu........................................................................................35
2.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu ...................................................................36
2.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm.................................................36
2.4. Nội dung nghiên cứu......................................................................................37
2.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................37
2.5.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm......37
2.5.2. Xây dựng mô hình trình diễn giống ưu tú...................................................41
2.6. Xác định một số chỉ tiêu hóa sinh của các giống thí nghiệm .........................42
2.7. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................42
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................43
3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm ........43
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương thí nghiệm vụ
Xuân và Hè thu 2009............................................................................................43
3.1.2. Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm ............................47
3.1.3. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm.............51
3.1.4. Đặc điểm sinh lý của các giống đậu tương thí nghiệm................................54
3.1.5. Khả năng chống chịu của các giống đậu tương thí nghiệm.........................58
3.1.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm......63
3.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh của các giống thí nghiệm............69
3.3. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống ưu tú .........................................71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................75
1. Kết luận.............................................................................................................75
2. Đề nghị .............................................................................................................76
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN.................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................78
PHỤ LỤC............................................................................................................85
Diễn biến thời tiết khí hậu của Lào Cai trong thời gian nghiên cứu ..............85
Một số hình ảnh thực hiện đề tài.......................................................................86
Kết quả xử lý thống kê ......................................................................................90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. CNSH: Công nghệ sinh học
2. FAO: Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới
3. AVRDC: Trung tâm phát triển rau màu Á Châu
4. Đ/c: Đối chứng
5. CSDTL: Chỉ số diện tích lá
6. Mck: Khối lượng chất khô
7. % so với M tươi: % so với khối lượng tươi
8. M1000: Khối lượng 1000 hạt
9. NSLT: Năng suất lý thuyết
10. NSTT: Năng suất thực thu
11. EEC: Cộng đồng kinh tế Châu Âu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Diện tích trồng cây CNSH ở một số nước năm 2007 11
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Lào Cai 33
Bảng 2.1: Nguồn gốc và đặc điểm của các giống thí nghiệm 35
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí
nghiệm vụ Xuân và Hè thu năm 2009
44
Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm vụ Xuân và
Hè thu năm 2009
48
Bảng 3.3: Khả năng hình thành nốt sần của các giống thí nghiệm vụ
Xuân và Hè thu năm 2009
52
Bảng 3.4: Chỉ số diện tích lá của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Hè
thu năm 2009
55
Bảng 3.5: Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống thí nghiệm vụ
Xuân và Hè thu năm 2009
57
Bảng 3.6: Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống thí nghiệm vụ Xuân và
Hè thu năm 2009
60
Bảng 3.7: Khả năng chống đổ của các giống thí nghiệm vụ Xuân và
Hè thu năm 2009
62
Bảng 3.8: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của
các giống thí nghiệm vụ Xuân năm 2009
64
Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của
các giống thí nghiệm vụ Hè thu năm 2009
65
Bảng 3.10: Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm vụ Xuân và
Hè thu năm 2009
68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu hóa sinh của các giống thí nghiệm 70
Bảng 3.12: Giống, địa điểm và quy mô trình diễn giống ưu tú 72
Bảng 3.13: Một số đặc điểm hình thái và năng suất của giống ưu tú vụ
Xuân 2010 tại Mường Khương- Lào Cai
73
Bảng 3.14: Kết quả đánh giá của nông dân đối với các giống trong mô
hình trình diễn vụ Xuân 2010 tại Mường Khương- Lào Cai
74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ix
DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Trang
Đồ thị 1.1: Diện tích trồng cây CNSH trên toàn cầu 12
Biểu đồ 3.1: Chiều cao cây của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Hè
thu 2009
49
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ đổ của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Hè thu
2009
63
Biểu đồ 3.3: Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm vụ Xuân và
Hè thu 2009
69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đậu tương (Glycine max L.) là cây trồng ngắn ngày, được dùng làm thực
phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến. Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng rất cao, hàm lượng protein
chiếm 38-40%, 18-20% chất béo, ngoài ra còn có rất nhiều vitamine A, B, C,
E, K… và các loại muối khoáng khác. Protein của đậu tương đầy đủ và cân
đối các loại axit amin cần thiết, đặc biệt là 2 axit amin lizin và triptophan.
Protein của đậu tương không có các thành phần tạo colesteron, không có các
dạng axit uric nhưng lại có lexithin làm tăng trí nhớ, tái sinh mô, cứng xương
và tăng sức đề kháng của cơ thể (Phạm Văn Thiều, 2002) [36].
Sản phẩm phụ của đậu tương là nguồn thức ăn rất tốt cho gia súc , 1kg hạt
đậu tương đương với 1,38 đơn vị thức ăn chăn nuôi. Lượng protein trong khô
dầu đậu tương đạt 44-47,5% và chất béo 0,5 % (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [9].
Đậu tương là cây có khả năng tích lũy đạm của khí trời, rễ đậu tương có
vi khuẩn Rhizobium Japonicum có thể làm giàu đạm cho đất nhờ vào sự cộng
sinh của các vi khuẩn nốt sần , vì vậy đậu tương tác dụng cải tạo và bồi dưỡng
đất rất tốt . Trong điều kiện thuận lợ i , lượ ng đạm các vi khuẩ n nốt sần có thể
tích lũy được là 40-70 kg/ha (Trần Thị Trường, 2006) [38]. Do có thời gian
sinh trưởng ngắn nên đậu tương còn là cây trồng luân canh, xen canh rất quan
trọng trong cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao năng suất, cải tạo đất và
nâng hệ số sử dụng đất bền vững.
Chính vì có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nên sản
xuất đậu tương trên thế giới phát triển rất mạnh. Năm 2008, diện tích đậu
tương trên thế giới đạt 96,9 triệu ha, năng suất đạt 23,8 tạ/ha và sản lượng đạt
231,0 triệu tấn (FAO,2010) [58].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Ở Việt Nam từ thời Hùng Vương dân nước Văn Lang đã biết trồng đậu
tương. Do ý thức được giá trị của cây đậu tương nên sản xuất đậu tương ở
nước ta khá phát triển, năm 2008 diện tích đậu tương của cả nước là 190,5
nghìn ha, năng suất đạt 14,0 tạ/ha, sản lượng đạt 268,6 nghìn tấn
((FAO,2010)[58]. Đậu tương được coi là cây trồng nông nghiệp quan trọng,
đặc biệt ở vùng núi, đất đai nghèo dinh dưỡng như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc
Kạn, Lào Cai …
Lào Cai là tỉnh có địa hình tương đối phức tạp, đất có độ dốc lớn, khí
hậu khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình năm thấp (15-18oC), lượng mưa trung
bình đạt từ 1800-2000 mm nhưng phân bố không đều giữa các tháng, mưa
thường tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 do đó thường gặp hạn, rét ở đầu vụ
xuân và cuối vụ đông. Mặc dù là cây trồng có giá trị kinh tế lớn nhưng sản
xuất đậu tương của Lào Cai còn phát triển rất chậm. Năm 2008, diện tích
trồng đậu tương của tỉnh Lào Cai là 5,2 nghìn ha, năng suất đạt 9,4 tạ/ha, chỉ
bằng 67,1% năng suất trung bình của cả nước (Tổng cục thống kê, 2010) [39].
Một trong những yếu tố hạn chế đến năng suất đậu tương của Lào Cai là do
chưa có bộ giống năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng và
chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất. Chính vì vậy, để
phát triển sản xuất đậu tương của tỉnh cần cải thiện cơ cấu giống và xác định
kỹ thuật canh tác phù hợp với giống mới.
Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của
một số giống đậu tương tại huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai".
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được giống đậu tương sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng
cao phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Lào Cai.