Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa của một số giống layơn trồng trong vụ đông tại xã hòa khương, huyện hòa vang, thành phố đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐOÀN HIẾU MẾN
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HOA CỦA
MỘT SỐ GIỐNG LAYƠN TRỒNG TRONG VỤ ĐÔNG TẠI XÃ
HÒA KHƯƠNG HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.60
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng, Năm 2013
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TẤN LÊ
Phản biện 1: .........................................................................
Phản biện 2: .........................................................................
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày …...
tháng …...năm …...….
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu cây hoa đã gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần của
người dân trên thế giới nói chung và người dân Việt Nam nói riêng.
Các dịp lễ hội hằng năm khiến cho việc tiêu thụ hoa và giá trị của
hoa càng cao hơn. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp hiện nay,
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế là một
yêu cầu bức thiết của sản xuất. Sản xuất hoa, cây cảnh là một ngành
kinh tế mới nhưng có tốc độ tăng trưởng khá mạnh, giải quyết được
việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống
nhân dân.
Cây hoa layơn (Gladiolus communis L.) là cây trồng vụ Đông,
được di nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ XX, được người tiêu
dùng ưa chuộng và hiện đang là những loài hoa có giá trị kinh tế cao.
Cũng như các cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng và phát
triển luôn chịu tác động của nhiều nhân tố sinh thái nên muốn đạt
được năng suất và hiệu quả kinh tế cao, ngoài chất lượng của giống
cần giải quyết tốt mối quan hệ này.
Để góp phần vào việc đánh giá khả năng sinh trưởng phát
triển, chất lượng của hoa layơn tại thành phố Đà Nẵng, đề ra các biện
pháp thiết thực nhằm nâng cao năng suất trồng hoa layơn, mở rộng
và phát triển mô hình trồng hoa layơn với các giống khác nhau phù
hợp với điều kiện khí hậu tại Đà Nẵng và thị trường tiêu dùng; góp
phần thúc đẩy sự phát triển ngành trồng hoa tại Đà Nẵng, tôi nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng
suất, chất lượng hoa của một số giống Layơn trồng trong vụ Đông
tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng”.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển, chất lượng hoa các
giống layơn trồng trong vụ Đông 2012 trong điều kiện sinh thái
thành phố Đà Nẵng nhằm tìm ra giống phù hợp, cho hiệu quả kinh tế
cao phù hợp với điều kiện sinh thái tại Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu tác động của điều kiện thời tiết, khí hậu, sâu
bệnh vụ Đông đến: khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng của các giống hoa layơn Đỏ Mập, Son Sắc, Vàng BB.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống hoa layơn đem
trồng.
Tuyển chọn được giống hoa layơn đạt năng suất cao, chất
lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời chống
chịu được một số loài sâu, bệnh hại chính và thích nghi với điều kiện
sinh thái tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để góp phần
xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và sản xuất giống hoa
layơn ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
hoa nói chung và hoa layơn nói riêng, trong công tác nghiên cứu
nhập nội giống và xây dựng một hệ thống kỹ thuật canh tác trồng hoa
layơn nhằm nâng cao năng suất và chất lượng hoa thương mại tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài góp phần giải quyết yêu cầu thực tế sản xuất
3
của các hộ nông dân, các doanh nghiệp trồng hoa tại Đà Nẵng, góp
phần nâng cao thu nhập cho người trồng, kinh doanh hoa layơn.
Những kết quả này sẽ giúp các nhà nghiên cứu và cán bộ kỹ
thuật đề ra biện pháp canh tác phù hợp đối với phát triển sản xuất
hoa layơn thương mại nói riêng và ngành sản xuất hoa ở Việt Nam
nói chung.
Những kết quả thu được từ đề tài sẽ từng bước đáp ứng được
yêu cầu về sản xuất hoa thương mại đạt tới tiêu chuẩn hoa chất lượng
cao của thị trường trong nước và xuất khẩu tăng thu nhập cao cho
người sản xuất hoa.
4. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục thì
có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và biện luận
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY HOA LAYƠN
1.1.1. Vị trí phân loại thực vật
Layơn có tên khoa học là Gladiolus communis Lin, thuộc chi:
Gladiolus (Chi Lay ơn), bộ: Asparagales, lớp: Magnoliopsida, ngành:
Magnoliophyta, giới: Plantae, tên tiếng Việt: Layơn, ladơn, tên tiếng
Anh: Gladiolus.
4
1.1.2. Nguồn gốc
Layơn có nguồn gốc từ các nước châu Phi nhiệt đới và vùng
Trung Cận Đông. Trên thế giới hiện có khoảng 250 loài với trên
10.000 giống khác nhau, ở Việt Nam có khoảng 90 giống đang được
trồng làm hoa cắt.
1.1.3. Đặc điểm thực vật học
a. Thân: Thân thảo, thân giả được kết bởi các bẹ lá xếp
chồng lên nhau, bẹ lá trước xếp chồng lên bẹ lá sau.
b. Lá: Lá dài 30 - 80 cm, rộng 4 - 5 cm có gân dọc. Giữa
phiến lá và bẹ lá không phân biệt rõ ràng. Lá xếp thành 2 dãy mọc
thẳng đứng, trên mặt lá phủ một lớp phấn sáp ít thấm nước
c. Hoa: Bên trong hoa có những cụm hoa hình sim, bao hoa
dính nhau tạo thành một khối gồm 2 vòng hoa, nhị còn lại 3 cái ở
vòng trong hoa, bao phấn hướng ngoài, màng bao phấn thường có
một rãnh, bộ nhị lợp, lá noãn bầu dưới.
d. Củ và rễ: Layơn có bộ rễ chùm phát triển mạnh, phân bố
chủ yếu ở lớp đất mặt 0 - 15 cm. Có 2 loại rễ: rễ mọc từ giống ban
đầu (củ mẹ) gọi là rễ sơ cấp và rễ mọc từ củ con do củ mẹ đẻ ra gọi
là rễ thứ cấp. Củ thực chất chính là thân ngầm của cây layơn
1.2. YÊU CẦU VỀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI ĐỐI VỚI
CÂY LAYƠN
1.2.1. Nhiệt độ
Layơn ưa khí hậu mát mẻ, không chịu được nắng nóng,
layơn có thể sinh trưởng, phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 12-
300C, khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho cây layơn sinh trưởng, phát
triển là 20 - 250C.
5
1.2.1. Nước và độ ẩm
Layơn là cây rễ củ, khi nảy mầm cũng như quá trình sinh
trưởng cần phải có đủ nước. Mỗi thời kỳ có nhu cầu nước khác nhau,
đặc biệt là giai đoạn bắt đầu ra lá thứ 3 đến lá thứ 7 là thời kì cây có
nhu cầu rất lớn về nước. Layơn là cây ưa ẩm nhưng không chịu được
úng, khi bị úng cây sẽ chết, củ thối, toàn thân vàng. Lúc hạn hán cây
sinh trưởng chậm, chất lượng hoa kém, tỉ lệ nghẽn đồng cao dẫn đến
năng suất giảm. Độ ẩm thích hợp là 67 -75%.
1.2.3. Ánh sáng
Layơn là loại cây ưa nắng nhưng không yêu cầu về cường
độ ánh sáng cao. Từ khi xuất hiện lá thứ 3 đến lá thứ 6,7 cần cung
cấp đủ ánh sáng để đảm bảo chất lượng hoa. Thiếu ánh sáng cây dễ
nhiễm bệnh, chất lượng hoa kém, màu sắc hoa nhạt.
1.2.4. Dinh dưỡng khoáng
Đạm, lân, kali, vi lượng, vitamin là các yếu tố cơ bản có ý
nghĩa quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng hoa nói chung và hoa layơn nói riêng.
1.2.5. Không khí
Mỗi loại cây trồng đều có sức đề kháng với các loại khí gây
hại. Layơn khá mẫn cảm với môi trường, đặc biệt là không khí. Nhìn
chung layơn đề kháng mạnh với SO2, Cl-
, kháng trung bình với H2S
và đề kháng yếu với khí Flo.
1.2.6. Đất trồng
Layơn có thể trồng được trên cả 3 loại đất là: đất pha cát, đất
thịt và đất sét. Layơn rất mẫn cảm với các loại muối kim loại nặng,
đặc biệt là ở đất có hàm lượng chì cao, rễ cây sinh trưởng kém ảnh
hưởng đến ra hoa.
6
1.3. NHÂN GIỐNG HOA LAYƠN
1.3.1. Nhân giống hữu tính
Hạt gieo sẽ cho ra loại củ nhỏ, dùng củ nhỏ đem trồng sẽ
được củ nhỡ, tiếp tục đem trồng sẽ được củ to.
1.3.2. Nhân giống vô tính
Nhân giống layơn bằng các củ con hoặc nuôi cấy mô tế bào.
1.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới
Diện tích trồng hoa trên thế giới không ngừng tăng lên, giá
trị sản lượng hoa cảnh thế giới đạt trên khoảng 20 tỉ đô la. Trong đó
có 3 nước sản xuất hoa cảnh lớn chiếm khoảng 50% sản lượng của
thế giới: Nhật Bản với khoảng 3,731 tỉ đô la, Hà Lan khoảng 3,558 tỉ
đô la, Mỹ khoảng 3,270 tỉ đô la.
Về nhập khẩu: Các nước có thị phần nhập khẩu lớn nhất là
Đức 36,0%, Mỹ 21,9%, tiếp đến là các nước Pháp, Anh khoảng 7,4%
và 7,0% thị phần nhập khẩu thế giới. Các nước khác của thế giới chỉ
chiếm 15,9% thị phần nhập khẩu thế giới.
Về xuất khẩu: Hà Lan chiếm 64,8%, Colombia 12,0% thị
phần xuất khẩu hoa cảnh thế giới. Các nước khác của thế giới có thị
phần xuất khẩu rất nhỏ 1,9%. Tình hình sản xuất hoa cảnh trên thế
giới đã và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhất là ở các nước châu
Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.
1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở châu Á
Châu Á có diện tích trồng hoa khoảng 134.000 ha, chiếm 60%
diện tích trồng hoa của thế giới, nhưng diện tích trồng hoa thương mại
của châu Á nhỏ. Các nước châu Á có diện tích trồng hoa lớn: Trung
Quốc, Thái Lan, Malaysia, Srilanca, Indonexia, Philippin, Việt Nam, Ấn
7
Độ. Giá trị do sản xuất hoa đem lại là rất to lớn nên diện tích trồng và
sản lượng hoa đang tăng mạnh. Châu Á là trung tâm sản xuất hoa lớn
của thế giới, gồm các nước: Nhật Bản, Israel, Ấn Độ, Thái Lan,
Malaisia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam. Tổng diện tích trồng
khoảng 15.500 ha, diện tích có mái che khoảng 8.000 ha được trồng
trong nhà kính, che phủ nilon hoặc các loại che chắn khác.
1.4.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa ở Việt Nam
Nước ta có nhiều vùng thuận lợi cho nghề trồng hoa phát
triển; nghề sản xuất hoa, cây cảnh ở Việt Nam có từ lâu đời nhưng
chỉ được coi là một ngành kinh tế và có giá trị hàng hoá từ những
năm 1980. Cũng giống như trên thế giới, ngành kinh tế này có tốc độ
phát triển khá nhanh.Thu nhập từ trồng hoa là rất cao và từ đó đã
góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở các địa phương, thay đổi
cuốc sống của người trồng hoa. Gần 90% các loài hoa được trồng
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở trong nước, tuy nhiên, ngành sản
xuất hoa nói chung ở nước ta còn nhiều tồn tại đó là các cơ sở sản
xuất ở quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất đơn lẻ, diện
tích 1.000-2.000 m2
/hộ. Kỹ thuật sản xuất lạc hậu, dựa vào kinh
nghiệm là chính, nhân giống bằng phương pháp cổ truyền nên
giống dễ bị thoái hoá, chất lượng hoa kém. Đầu tư khoa học kỹ
thuật còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, tính đến
năm 2005, tỉ lệ diện tích hoa cây cảnh áp dụng biện pháp tiến bộ
khoa học, kỹ thuật mới chỉ đạt khoảng 35%, diện tích trồng hoa
cây cảnh trong nhà có mái che chiếm 5%.
1.4.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa ở thành phố Đà Nẵng
Năm 2010, Đà Nẵng có gần 130 ha gieo trồng hoa, cây cảnh
với các chủng loại chính như cúc cúng (40 ha, chiếm 30,8%); cúc
chậu (20 ha, chiếm 15,3%); cây cảnh các loại 50 ha (chiếm trên
8
38%) số còn lại khoảng 15% diện tích là chủng loại hoa như: cẩm
chướng, mãn đình hồng, sống đời, vạn thọ, thược dược, Chất lượng
hoa của Đà Nẵng thấp, hiện trạng sản xuất hoa cảnh thành phố vẫn
còn ở mô hình nhỏ lẻ do điều kiện đất đai manh mún nên khó áp
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, chưa tạo sản phẩm có
tính cạnh tranh cao.
Đà Nẵng có nhu cầu tiêu thụ hoa, cây cảnh rất lớn; nhu cầu
tiêu thụ tăng cao vào các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm. Đối với Đà nẵng
đa số sản xuất các chủng loại hoa thông thường chiếm 70 - 80% tổng
diện tích hiện nay, số còn lại đang du nhập, trồng thử một số chủng
loaị hoa cao cấp. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra của Trung tâm
Khuyến ngư nông lâm thì cơ cấu tiêu dùng hoa đang có sự thay đổi,
nhu cầu tiêu dùng hoa cao cấp, hoa mới, lạ, đẹp ngày càng gia tăng.
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HOA LAYƠN
1.5.1. Tình hình nghiên cứu về hoa layơn trên thế giới
Prutpongse và Sinhchai Assavanmanee thuộc trường Đại học
Kasetsart (Thái Lan) đã có công trình nghiên cứu và thu nhập các
giống hoa layơn. Sử dụng phương pháp lai cùng loài, hai ông đã cho
nhập 40 giống layơn từ Mỹ và chọn ra 16 giống làm bố mẹ, sau đó
cho lai thuận và lai nghịch với nhau. Kết quả là có 100/114 cặp lai
cho kết quả tốt, có 50 cây lai đã tạo ra hoa, có 32 giống hậu thế cho
hoa có chất lượng tốt và có sức đề kháng sâu bệnh.
Sử dụng nuôi cấy mô tế bào và gây đột biến để tạo biến dị di
truyền ở cây hoa layơn, Awad và Hamied (1985) đã sử dụng giống
hoa layơn “Eurovision” để thử ảnh hưởng của kinetin giberilin,
ethephon hoặc chiếu xạ bằng ria gama (83 - 415rad) đến sự phân hóa
và phát triển của thùy hoa, chồi hoa và sự kéo dài của bông hoa.
9
Misen và Bajpai (1983) đã nghiên cứu trong 2 năm với 9
giống hoa layơn được chiếu xạ với tia gama (0 - 10 Krad) hoặc xử lí
với 3 chất gây đột biến hóa học đã xác định tỉ lệ thân ngầm ra chồi ở
các giống nghiên cứu.
1.5.1. Tình hình nghiên cứu về hoa layơn ở Việt Nam
Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rau Quả đã tuyển
chọn thành công giống hoa layơn đỏ 09 từ tập đoàn giống hoa layơn
nhập nội Hà Lan có chiều cao hơn 120 cm, số hoa 13 hoa/cụm, thời
gian sinh trưởng từ 83 đến 87 ngày, màu hoa đỏ cờ.
Nghiên cứu về chọn tạo giống: Viện Nghiên cứu rau quả
Việt Nam trong những năm qua đã tiến hành thu thập và lai tạo thành
công 2 giống layơn lai là ĐL1 và ĐL2, các giống này có đặc điểm
sinh trưởng, phát triển khỏe, có trên 14 hoa tự trên bông, chống chịu
được sâu bệnh tốt.
Nghiên cứu du nhập, tuyển chọn, sản xuất giống hoa layơn
chất lượng cao và bảo quản xử lý hoa layơn tại tỉnh Phú Yên do TS.
Nguyễn Thị Diễm làm chủ nhiệm.
Dương Tấn Nhựt và các cộng sự (2004, 2007) nghiên cứu về
tạo củ in vitro của hoa layơn đã tạo được cây, củ sạch bệnh, hệ số
nhân giống cao và rút ngắn được thời gian nhân giống.
1.6. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA LAYƠN
1.6.1. Thời vụ trồng
Vụ thu và vụ đông xuân; ở những vùng có khí hậu mát mẽ
như Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa, Mộc Châu có thể trồng quanh năm.
1.6.2. Kỹ thuật làm đất và trồng cây
Đất trồng: đất thích hợp trồng hoa layơn là loại đất phù sa,
thịt nhẹ, cát pha pH từ 6 - 7, thoát nước tốt.