Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN THỊ MINH TÂM
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI
TẠI HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Thái Nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN THỊ MINH TÂM
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI
TẠI HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Lân
Thái Nguyên, năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học do
bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn
Thị Lân.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết luận nghiên cứu trong luận văn
là thực.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tuyên Quang, ngày 15 tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn
Phan Thị Minh Tâm
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng
nghiệp và gia đình.
Trước tiên tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô PGS.TS. Nguyễn
Thị Lân người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Nông học và Phòng
Đào tạo - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người
thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Phan Thị Minh Tâm
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài......................................................................... 2
2.1. Mục đích..................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu....................................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .............................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu ngô trên thế giới .................... 4
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ....................................................... 4
1.2.2. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới ........................................................ 7
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về giống ngô trên thế giới.................................... 8
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu về giống ngô ở Việt Nam .................. 13
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam..................................................... 13
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô ở Việt Nam ................................................. 14
1.4. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Tuyên Quang........................................ 21
1.4.1. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Tuyên Quang.................................... 21
1.4.2. Tình hình sản xuất ngô của huyện Sơn Dương .................................... 13
1.5. Kết luận rút ra từ phần tổng quan tài liệu ................................................ 27
iv
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 29
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................ 30
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 30
2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi................................ 31
2.5. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm......................................... 36
2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 38
3.1. Khả năng sinh trưởng của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân và vụ
Thu Đông năm 2018 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang..................... 38
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai trong thí
nghiệm............................................................................................................. 38
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm .. 44
3.1.3. Tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm..................................... 47
3.1.4. Đặc điểm hình thái, sinh lý của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm............. 51
3.1.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm............................................................................................................. 56
3.2. Tình hình sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông năm 2018 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang .............................................................................................................. 59
3.2.1. Tình hình sâu, bệnh hại của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm .................. 59
3.2.2. Khả năng chống đổ các tổ hợp ngô lai thí nghiệm ............................... 62
3.3. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông năm 2018 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang .............................................................................................................. 63
v
3.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ
Xuân năm 2019 ............................................................................................... 65
3.3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ
Thu đông năm 2019 ........................................................................................ 68
3.3.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm vụ Xuân và vụ Thu đông năm 2019................................................... 70
3.4. So sánh yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm qua 2 vụ nghiên cứu tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ........ 72
3.4.1. So sánh số bắp/cây và số hàng/bắp của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm 72
3.4.2. So sánh số hạt/hàng và P1000 hạt của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm .. 74
3.4.3. So sánh năng suất của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm ........................... 75
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................... 77
1. Kết luận ....................................................................................................... 77
2. Đề nghị ........................................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AMBIONET : Mạng công nghệ sinh học ngô châu Á
CV : Hệ số biến động
đ/c : Đối chứng
FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hợp quốc
G - CSL : Gieo - Chín sinh lí
G - PR : Gieo - Phun râu
G - TC : Gieo - Trỗ cờ
G - TP : Gieo - Tung phấn
KL 1000 hạt : Khối lượng nghìn hạt
LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
P : Xác suất
TP - PR : Tung phấn - Phun râu
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô thế giới năm 2010 – 2017 ....... 6
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2017....................... 7
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam năm 2012 – 2017 .................. 14
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Tuyên Quang............................... 22
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô của huyện Sơn Dương .............................. 24
Bảng 2.1. Nguồn gốc của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm và giống đối chứng 29
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông năm 2018 tại huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang ........................................................................... 40
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
vụ Xuân và vụ Thu Đông năm 2018 tại huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang................................................................................... 45
Bảng 3.3: Tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu
đông năm 2018 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang............. 48
Bảng 3.4: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông năm 2018 tại huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang ........................................................................... 52
Bảng 3.5. Số lá/cây, chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân
và vụ Thu Đông năm 2018 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 54
Bảng 3.6. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của tổ hợp ngô lai thí
nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông năm 2018 tại huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang ........................................................................... 57
Bảng 3.7. Tình hình sâu bệnh hại của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân và vụ
Thu Đông năm 2018 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ......... 60
viii
Bảng 3.8. Khả năng chống đổ của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân và vụ
Thu Đông năm 2018 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ......... 63
Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
vụ Xuân năm 2018 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang... 65
Bảng 3.10: Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
vụ Thu đông năm 2018 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 68
Bảng 3.11: Năng suất của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu
Đông năm 2018 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ................
Bảng 3.12. So sánh số bắp/cây và số hàng/bắp của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông năm 2018 tại huyên Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang ........................................................................... 73
Bảng 3.13. So sánh số hạt/hàng và P1000 hạt của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông năm 2018 tại huyên Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang ........................................................................... 74
Bảng 3.14. So sánh năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các tổ hợp
ngô lai thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu đông năm 2018 ................. 75
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây quan trọng cung cấp lương
thực cho loài người, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp
của nhiều nước trên thế giới. Ngô là nguồn thức ăn cho gia súc, làm thực
phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, làm hàng hóa xuất khẩu. Trên
thế giới sản lượng làm lương thực chiếm 17%, trong đó ở các nước đang phát
triển là 30%, các nước phát triển là 4%. Ngô được sử dụng để nuôi sống 1/3
dân số toàn cầu, trong đó các nước ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi sử
dụng ngô làm lương thực chính. Do có tính đa dạng sinh học và khả năng
thích nghi cao, hiệu suất quang hợp lớn và có tiềm năng năng suất cao nên
ngô là cây trồng được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, ngô là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi quan trọng
nhất. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diện tích
trồng ngô tại Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng giảm, nhưng
vẫn đạt vào khoảng khoảng 1,09 triệu ha/năm vào năm 2017, năng suất bình
quân 4,4 tấn/ha/vụ, sản lượng đạt 5,19 triệu tấn. Trong khi đó nhu cầu sử
dụng ngô cho ngành chăn nuôi khoảng gần 10 triệu tấn. Hàng năm Việt Nam
phải bỏ ra hàng tỷ đô la để nhập khẩu ngô và sản lượng nhập khẩu ngày càng
tăng từ 1,6 triệu tấn (năm 2011) lên đến 2,26 triệu tấn (năm 2013), năm 2016
nhập khẩu gần 8,5 triệu tấn ngô tương đương với giá trị hơn 1,67 tỷ USD
(Tổng cục Hải Quan, 2018) [33].
Mặc dù vậy, năng suất ngô bình quân của toàn vùng Tây Bắc lại thấp
hơn nhiều so với bình quân của cả nước, hạn hán thường xuyên xảy ra ở đầu
vụ và mưa nhiều lúc thu hoạch tạo điều kiện cho các loại sâu, bệnh hại phát
triển, nhất là các bệnh về thân, lá, bắp (đốm lá, rỉ sắt, khô vằn và thối bắp) đã
làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng ngô được sản xuất tại
2
đây. Nguyên nhân dẫn đến năng suất, sản lượng ngô của Tây Bắc còn thấp
so với tiềm năng, do diện tích trồng ngô tại đây phần lớn không chủ động
tưới tiêu và điều kiện sống của người dân ở Tây Bắc còn khó khăn, nên đầu
tư chăm bón hạn chế, chủ yếu dựa vào độ phì nhiêu tự nhiên, dẫn tới đất đai
ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng nhất là khu vực có độ dốc lớn.
Sơn Dương là huyện miền núi phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách
thành phố Tuyên Quang 30 km, có diện tích đất tự nhiên 78.795,2 ha, chiếm
13,43% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong cơ cấu cây trồng của huyện
Sơn Dương, ngô là một trong những cây trồng chính để đảm bảo an ninh
lương thực và phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên sản suất ngô của huyện vẫn
chưa ổn định, năng suất trung bình còn thấp so với các khu vực, sản lượng
ngô chưa đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi, do đó phát triển sản xuất
ngô là một trong những yêu cầu cần thiết của huyện. Để cải thiện năng suất
ngô, ngoài việc thay đổi kỹ thuật canh tác cần có cơ cấu giống phù hợp, đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay khí hậu biến đổi không còn theo quy luật, các giống
đang sử dụng trong sản xuất khả năng thích ứng kém. Để bổ sung thêm các
giống mới, phù hợp với điều kiện sản xuất ngô tại huyện Sơn Dương cho
năng suất cao phục vụ sản xuất, chúng tôi thực hiện đề tài:
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu
đề tài: "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp
ngô lai tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Chọn được tổ hợp ngô lai có năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt,
thích nghi với điều kiện sinh thái của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang làm
cơ sở cho khảo nghiệm giống.