Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả  năng sinh trưởng, phát triển của một số  giống ngô nếp  tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
PREMIUM
Số trang
135
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1922

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô nếp tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHOÀNG THỊ THANH NGA

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG

VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NẾP

TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHOÀNG THỊ THANH NGA

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG

VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NẾP

TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU

Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LÂN

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng quản lý sau

đại học và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài.

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2015

Tác giả luận văn

Khoàng Thị Thanh Nga

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan

tâm, tạo điều kiện và sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong Ban giám hiệu

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, phòng đào tạo sau đại học, khoa nông

học, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình.Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn

sâu sắc tới cô giáo. TS. Nguyễn Thị Lân đã tận tình hướng dẫn khoa học, chỉ bảo

và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này .

Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong phòng đào tạo Sau đại

học, khoa Nông học,các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên nghành Trường Đại

học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học

tập và hoàn thành luận văn. Xin bày tỏ lòng biết ơn sự động viên khích lệ của gia

đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian làm luận văn.

Một lần nữa tôi trân trọng cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2015

Tác giả luận văn

Khoàng Thị Thanh Nga

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................vi

DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................... viii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................3

3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................................3

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4

1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam............................................5

1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới.................................................................. 5

1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam................................................................... 9

1.2.3. Tình hình sản xuất ngô Tỉnh Lai Châu............................................................ 11

1.2.4. Tình hình sản xuất ngô Huyện Tam Đường Tỉnh Lai Châu......................... 13

1.3.Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô trên thế giới và ở Việt Nam...................15

1.3.1.Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới.......................................................... 15

1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô và giống ngô lai ở Việt Nam ............................. 21

1.4. Tình hình nghiên cứu về ngô nếp trên thế giới và ở Việt Nam..........................25

1.4.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc tính của ngô nếp .............................................. 25

1.4.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới ................................ 26

1.4.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giống ngô nếp lai ở Việt Nam................ 28

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................32

2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................32

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................32

2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................32

2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iv

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm......................................................................... 32

2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá ............................................ 33

2.4.3. Quy trình kỹ thuật.............................................................................................. 37

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 38

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................39

3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu của huyện Tam đường tỉnh Lai Châu......................39

3.1.1. Nhiệt độ............................................................................................................... 40

3.1.2 Ẩm độ và lượng mưa.......................................................................................... 40

3.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu

đông 2014 và vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu ....................42

3.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm

vụ Thu đông 2014 và vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu ........ 42

3.2.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm................ 46

3.2.3. Động thái ra lá của các giống ngô thí nghiệm................................................ 50

3.2.4. Đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu

Đông 2014 và vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu..................... 52

3.2.5. Khả năng chống chịu của các giống ngô lai thí nghiệm Vụ Thu Đông

2014 và Vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu............................... 59

3.2.6. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống ngô thí

nghiệm Vụ Thu Đông 2014 và Vụ Xuân hè 2015 tại Tam Đường - Lai Châu ......... 63

3.2.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí

nghiệm Vụ Thu Đông 2014 và Vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh

Lai Châu ............................................................................................................................. 65

3.2.8. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm

vụ Thu đông 2014 và vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu............. 70

3.2.9. Chất lượng thử nếm........................................................................................... 74

3.2.10. Sơ bộ hạch toán kinh tế của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu đông

năm 2014 và vụ Xuân hè năm 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu .............. 76

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................79

1. Kết luận .................................................................................................................79

2. Đề nghị ..................................................................................................................79

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80

PHỤ LỤC.....................................................................Error! Bookmark not defined.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

v

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CIMMY : Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế (Centro

nternacional de Mejora mienio de Maizy Trigo).

CS : Cộng sự

CSDT lá : Chỉ số diện tích lá

CV : Hệ số biến động (Coefficients of variation)

CCC : Chiều cao cây

CCĐB : Chiều cao đóng bắp

Đ/C : Đối chứng

NSLT : Năng suất lý thuyết

NSTT : Năng suất thực thu

LSD 05 : Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05 (Least

significantdifference)

TB : Trung bình

TĐ 2014 : Thu đông 2014

P1000 hạt : Khối lượng 1000 hạt

TGST : Thời gian sinh trưởng

XH 2015 : Xuân hè 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Sản xuất ngô thế giới giai đoạn 2001 - 2013..............................................6

Bảng 1.2. Những nước có sản lượng ngô lớn nhất thế giới năm 2013 .......................7

Bảng 1.3. Những nước có năng suất ngô cao nhất thế giới năm 2013 .......................8

Bảng 1.4. Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn năm 1980 - 2013.................................10

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô tại Lai Châu 5 năm 2008 - 2013 .........................13

Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu năm

2009 - 2014 ..............................................................................................14

Bảng 2.1. Nguồn gốc và đặc điểm của các giống ngô nếp lai ..................................32

Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Thu đông năm 2014 và vụ Xuân hè

2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.............................................39

Bảng 3.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm

Vụ Thu đông 2014 và Vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh

Lai Châu...................................................................................................43

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm Vụ

Thu đông 2014 và Vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai

Châu.........................................................................................................47

Bảng 3.4. Động thái ra lá của các giống ngô thí nghiệm Vụ Thu đông 2014 và

Vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam đường, tỉnh Lai Châu .........................50

Bảng 3.5. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm

Vụ Thu Đông 2014 và Vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh

Lai Châu...................................................................................................53

Bảng 3.6. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm Vụ

Thu Đông 2014 và Vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh

Lai Châu...................................................................................................56

Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh của các giống ngô thí nghiệm Vụ Thu Đông

2014 và Vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu...........60

Bảng 3.8. Tỷ lệ đổ rễ, gãy thân của các giống ngô thí nghiệm Vụ Thu Đông

2014 và Vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu...........62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vii

Bảng 3.9. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô thí

nghiệm Vụ Thu Đông 2014 và Vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam

Đường, tỉnh Lai Châu ..............................................................................63

Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí

nghiệm Vụ Thu Đông 2014 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu........67

Bảng 3.11. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí

nghiệm Vụ Xuân 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu ................67

Bảng 3.12. Năng suất của các giống ngô thí nghiệm Vụ Thu Đông 2014 và Vụ

Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu ..............................70

Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bắp tươi của các giống

ngô thí nghiệm Vụ Thu đông 2014 và Vụ Xuân hè 2015 tại huyện

Tam Đường, tỉnh Lai Châu......................................................................73

Bảng 3.14. Chất lượng nếm của các giống nghô thí nghiệm Vụ Thu đông 2014

và Vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam đường, tỉnh Lai Châu.....................75

Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế của 1 ha ngô hạt ..........................................................76

Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế 1 ha bắp tươi................................................................77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm

vụ Thu đông 2014 và vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường,

tỉnh Lai Châu.......................................Error! Bookmark not defined.

Biểu đồ 3.2. Động thái ra lá của một số giống ngô thí nghiệm vụ Thu đông

năm 2014 và vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam đường, tỉnh Lai

Châu.....................................................................................................51

Biểu đồ 3.3. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm

vụ Thu đông 2014 và vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường,

tỉnh Lai Châu.......................................................................................56

Biểu đồ 3.4. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm

vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường,

tỉnh Lai Châu.......................................................................................58

Biểu đồ 3.5. Năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông

2014 và vụ Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu .......71

Biểu đồ 3.6. Năng suất bắp tươi của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu đông

2014 và Xuân hè 2015 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu ............73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây quan trọng cung cấp lương thực

cho loài người, là nguồn thức ăn cho gia súc, làm thực phẩm, cung cấp nguyên liệu

cho công nghiệp, làm hàng hóa xuất khẩu. Với vai trò làm lương thực cho người

(17% tổng sản lượng) ngô được sử dụng để nuôi sống 1/3 dân số toàn cầu, trong đó

các nước ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi sử dụng ngô làm lương thực chính

như: Các nước Đông Nam Phi sử dụng 72% sản lượng ngô làm lương thực, Tây và

Trung Phi 66%, Bắc Phi 45%, Tây Á 23%, Nam Á 75%, Đông Nam Á và Thái

Bình Dương 43% (Ngô Hữu Tình, 2003)[16]. Lượng ngô sử dụng làm thức ăn chăn

nuôi chiếm (66%), nguyên liệu cho ngành công nghiệp (5%) và xuất khẩu trên 10%

(Ngô Hữu Tình, 1997)[18]. Mặt khác do có nhiều đặc tính nông sinh học quý như:

Khả năng thích ứng rộng, chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận, hiệu suất

quang hợp lớn, có tiềm năng năng suất cao nên cây ngô đã được trồng ở nhiều quốc

gia trên thế giới.

Trong những năm gần đây, khi đời sống con người ngày một nâng cao thì

nhu cầu sử dụng ngô làm thực phẩm ngày càng lớn. Người ta sử dụng bắp ngô bao

tử làm rau cao cấp, các loại ngô nếp, ngô đường, (ngô ngọt) được dùng để làm quà

ăn tươi (luộc, nướng), chế biến thành các món ăn được nhiều người ưa chuộng, như

ngô chiên, súp ngô, snack ngô hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu, việc xuất

khẩu các loại ngô thực phẩm mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho một số nước

như Thái Lan, Đài loan.... ngoài sản phẩm chính, thân cây ngô còn là nguồn thức ăn

xanh đáng kể cho gia súc.

Với ngô nếp, nhờ tinh bột có thành phần chủ yếu là Amylopectin, có giá trị

dinh dưỡng cao, giàu Lizin và Triptophan, từ lâu đã là nguồn lương thực quý của

đồng bào dân tộc miền núi ở Đông Nam Á và là nguồn nguyên liệu quý cho công

nghiệp, đặc biệt công nghiệp thực phẩm và công nghiệp dệt. Gần đây vai trò của

ngô nếp ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong việc nghiên cứu chọn

tạo và mở rộng những giống lai cho năng suất khá cao mà vẫn giữ được chất lượng

đặc biệt của nó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2

Ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu

những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc mở rộng giống lai (năm 1991, diện tích

trồng giống lai chưa đến 1% trên hơn 400 nghìn ha trồng ngô, năm 2012 giống lai

đã chiếm khoảng 95% trong số hơn 1 triệu ha) và cải thiện các biện pháp kỹ thuật

canh tác. Năm 2013, diện tích trồng ngô của cả nước đạt 1.170,4 nghìn ha, năng

suất 44,35 tạ/ha, sản lượng 5,19 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2014)[24]. Tuy

nhiên, năng suất ngô của nước ta vẫn thấp hơn trung bình thế giới, năm 2013 đạt

80,6% (44,35/55,0 tạ/ha) và bằng 44,5% so với Mỹ (99,69 tạ/ha) (FAOSTAT,

2015)[30]. Tỉnh Lai Châu là tỉnh miền núi vùng cao phía Bắc nghèo nhất cả nước:

Quy mô nền kinh tế của tỉnh nhỏ (tổng sản phẩm trên địa bàn giá hiện hành năm

2012 đạt 4.901 tỷ đồng). Sản xuất mang nặng tính tự cung tự cấp, tập quán sản xuất

lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 bằng 59,3% vùng miền núi phía

Bắc và 36% cả nước; thu ngân sách hàng năm trên địa bàn đáp ứng 6% tổng chi

ngân sách, 94% phụ thuộc vào ngân sách Trung ương cấp. Toàn tỉnh có 6/8 huyện,

thị, 75/108 xã, phường, thị trấn đặc biệt khó khăn (chiếm 70%), trình độ dân trí ở

mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo rất cao 31,82%, cận nghèo 9,17%, điều kiện thoát nghèo

không bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Đặc biệt tỉnh có 3 trong 4 dân tộc đặc biệt

khó khăn, nghèo nhất cả nước gồm: dân tộc La Hủ: 1.919 hộ/9.731 khẩu; dân tộc

Mảng: 731 hộ/3.801 khẩu; dân tộc Cống: 224 hộ/1.140 khẩu. Tỷ lệ hộ nghèo 3 dân

tộc là 78%, cao gấp 2-3 lần so với bình quân của tỉnh; thu nhập bình quân ở mức

dưới chuẩn nghèo (dưới 400 nghìn đồng/người/tháng); địa bàn cư trú khó khăn, tập

quán sinh hoạt lạc hậu, phụ thuộc vào tự nhiên. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp

chiếm tỉ lệ 8,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó phần lớn là đất bãi màu và

ruộng một vụ lúa, một vụ ngô.

Do địa hình phức tạp, diện tích ruộng nước ít chủ yếu là sản xuất nương rẫy,

ngô là cây lương thực chính đứng sau cây lúa. Trong những năm gần đây nhờ đẩy

mạnh giống ngô lai và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nên năng suất và sản lượng

ngô không ngừng tăng. Năm 2008 năng suất ngô của tỉnh đạt 22,4 tạ/ha, sản lượng

đạt 39,24 tấn; đến năm 2014, năng suất đạt 28,1 tạ/ha, sản lượng đạt 62,24 tấn. Để

nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô, người nông dân đã và đang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3

đưa những giống ngô nếp vào sản xuất, phục vụ cho nhu cầu ăn tươi ngày càng tăng

của các dân tộc trong tỉnh. Tuy nhiên việc sản xuất ngô nếp còn nhỏ lẻ, manh mún

chưa thực sự thành cây trồng hàng hóa vì thiếu giống và biện pháp canh tác hợp lý.

Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô nếp

tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu”.

2. Mục tiêu của đề tài

Chọn được giống ngô nếp có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều

kiện sinh thái của tỉnh Lai Châu để đưa vào cơ cấu cây trồng góp phần nâng cao

hiệu quả sản xuất ngô.

3. Yêu cầu của đề tài

- Theo dõi khả năng của sinh trưởng, phát triển của các giống ngô nếp mới.

- Theo dõi đặc điểm hình thái của một số giống ngô nếp mới.

- Theo dõi khả năng chống chịu của một số giống ngô nếp mới.

- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống ngô nếp.

- Đánh giá chất lượng một số giống ngô nếp

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

4.1. Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho công tác chọn giống ngô nếp vùng miền

núi phía Bắc.

- Bổ sung thêm dữ liệu khoa học về các giống ngô nếp phù hợp với điều kiện

sinh thái Lai Châu.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Đề tài lựa chọn được 01 giống ngô nếp có khả năng sinh trưởng phát triển

tốt, chống chịu tốt, cho năng suất cao và ổn định, thích nghi với điều kiện tỉnh Lai

Châu, góp phần mở rộng diện tích các giống ngô mới làm tăng hiệu quả sản xuất.

- Đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, tăng năng suất và hiệu

quả sản xuất ngô, khai thác tiềm năng đất đai, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng

thu nhập cho các hộ nông dân vùng miền núi.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!