Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––
LƯƠNG VIỆT QUẢNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI
TẠI HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––
LƯƠNG VIỆT QUẢNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI
TẠI HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MÃO
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước khoa
và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài./.
Tác giả
Lương Việt Quảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo, các phòng ban và các đơn vị trong cũng như ngoài trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Mão - Khoa Nông
học thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa nông
học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè,
đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Lương Việt Quảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii
MỞ ÐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 2
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam.................................. 5
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ....................................................... 5
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam ........................................................ 7
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Quảng Ninh.................................................... 8
1.2.4. Sản xuất ngô ở huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .................................. 9
1.3. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và ở Việt Nam........................... 11
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới................................................. 11
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô ở Việt Nam ................................................. 15
1.4. Một số yêu cầu về sinh thái đối với sự phát triển của cây ngô ................ 18
1.4.1. Nhiệt độ................................................................................................. 18
1.4.2. Nước và độ ẩm ...................................................................................... 19
1.4.3. Ánh sáng................................................................................................ 20
1.5. Các loại giống ngô.................................................................................... 20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iv
1.5.1. Giống ngô thụ phấn tự do...................................................................... 21
1.5.2. Giống ngô lai (hybrid)........................................................................... 22
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 26
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu................................................................ 27
2.3. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm......................................... 27
2.4. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 28
2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 28
2.5.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá ................................... 29
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 33
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 34
3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai thí nghiệm .... 34
3.1.1. Giai đoạn gieo - mọc ............................................................................. 35
3.1.2. Giai đoạn gieo - tung phấn.................................................................... 35
3.1.3. Giai đoạn từ gieo đến phun râu............................................................. 36
3.1.4. Giai đoạn gieo - chín sinh lý ................................................................. 37
3.2. Các đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống ngô lai thí nghiệm........... 38
3.2.1. Chiều cao cây ........................................................................................ 39
3.2.2. Chiều cao đóng bắp............................................................................... 40
3.2.3. Số lá/cây ................................................................................................ 42
3.2.4. Chỉ số diện tích lá ................................................................................ 44
3.2.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp................................................................ 45
3.3. Khả năng chống chịu, mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống ngô
thí nghiệm........................................................................................................ 48
3.3.1. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm............................ 48
3.3.2. Tình hình nhiễm sâu hại của các giống ngô thí nghiệm ....................... 50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
v
3.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai vụ
Xuân Hè 2016.................................................................................................. 53
3.4.1. Chiều dài bắp......................................................................................... 57
3.4.2. Đường kính bắp..................................................................................... 58
3.4.3. Số bắp/cây............................................................................................... 59
3.4.4. Số hàng/bắp ............................................................................................ 59
3.4.5. Số hạt/hàng ............................................................................................. 60
3.4.6. Khối lượng 1000 hạt................................................................................ 60
3.4.7. Năng suất lý thuyết.................................................................................. 61
3.4.8. Năng suất thực thu................................................................................. 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................... 65
1. Kết luận ....................................................................................................... 65
2. Đề nghị ........................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CD bắp : Chiều dài bắp
CIMMYT : International Maize and Wheat Improvement Center
(Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế)
CSDTL : Chỉ số diện tích lá
CV% : Hệ số biến động
Đ/c : Đối chứng
FAO : Food and Agriculture Organization of the United
Nations (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)
IPRI : International Rice Research Institute (Viện Nghiên cứu
chương trình lương thực thế giới)
KL1000 : Khối lượng 1000 hạt
LAI : Chỉ số diện tích lá
LSD.05 : Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTK : Năng suất thống kê
NSTT : Năng suất thực thu
OPV : Giống ngô thụ phấn tự do
P : Xác suất
PTNT : Phát triển nông thôn
TGST : Thời gian sinh trưởng
QCVN 01-56-201: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị
canh tác và sử dụng của giống ngô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2005 - 2014 ............ 6
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 ................ 7
Bảng 1.3. Sản xuất ngô của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2003 - 2015 .............. 8
Bảng 1.4. Sản xuất ngô huyện Đầm Hà giai đoạn 2009 - 2015...................... 10
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô
lai thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2016 tại huyện Đầm Hà, tỉnh
Quảng Ninh .................................................................................... 34
Bảng 3.2. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô lai vụ
Xuân Hè 2016 tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh...................... 38
Bảng 3.3. Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô lai vụ Xuân Hè
2016 tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ..................................... 42
Bảng 3.4. Trạng thái cây, độ bao bắp của các giống ngô lai vụ Xuân Hè
2016 tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ..................................... 46
Bảng 3.5. Khả năng chống chịu của các giống ngô lai vụ Xuân Hè 2016
tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .............................................. 49
Bảng 3.6. Mức độ nhiễm sâu hại của các giống ngô lai vụ Xuân Hè 2016
tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .............................................. 51
Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai vụ Xuân
Hè 2016 tại xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. .......... 54
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai vụ Xuân
Hè 2016 tại xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh....... 55
Bảng 3.9. Năng suất của các giống ngô lai vụ Xuân Hè 2016 tại huyện
Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .............................................................. 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Chiều cao cây, cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm .......... 39
Hình 3.2. Số lá và chỉ số diện tích lá của ngô lai thí nghiệm.......................... 44
Hình 3.3. Trạng thái cây, độ bao bắp ngô lai thí nghiệm................................ 47
Hình 3.4. Tỷ lệ đổ rễ của ngô lai thí nghiệm .................................................. 49
Hình 3.5. Chiều dài bắp và đường kính bắp của ngô lai thí nghiệm .............. 56
Hình 3.6. Số hàng/bắp, hạt//hàng của ngô lai thí nghiệm............................... 57
Hình 3.7. Khối lượng 1000 hạt của ngô lai thí nghiệm .................................. 57
Hình 3.8. Năng suất ngô lai thí nghiệm. ......................................................... 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1
MỞ ÐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây trồng đảm bảo an ninh
lương thực cho nhiều quốc gia trên thế giới. Toàn thế giới sử dụng 17% tổng
sản lượng ngô làm lương thực, các nước sử dụng ngô làm lương thực chính:
Mozambique (93%), Kenya (91%), Congo (86%), Ethiopia (86%), Angola
(84%), Indonesia (79%), Ấn Độ (77%)… (Ngô Hữu Tình, 2003) [12]. Không
chỉ cung cấp lương thực cho con người, ngô còn là nguồn thức ăn quan trọng
cho chăn nuôi, 66% sản lượng ngô của thế giới được dùng làm thức ăn cho
chăn nuôi (Bùi Mạnh Cường, 2007) [5].
Ngoài ra ngô còn được sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp thực phẩm (sản xuất rượu, tinh bột, bánh kẹo…). Có khoảng 670 mặt
hàng được chế biến từ ngô. Hàng năm ở Mỹ sử dụng 18% tổng lượng ngô để
sản xuất tinh bột, 37% sản xuất cồn, 5,8% sản xuất bánh kẹo (Nguyễn Thế
Hùng, 2002) [7].
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, ngô
là nguồn nguyên liệu quan trọng để chế biến Ethanol một nguồn nhiên liệu
sinh học thay thế các nguồn nhiên liệu tự nhiên như: Dầu mỏ, than đá đang
dần bị cạn kiệt. Sử dụng Ethanol làm giảm ô nhiễm môi trường vì có lượng
khí thải CO2 thấp hơn xe chạy xăng gần một nửa.
Quảng Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam với hơn 80%
đất đai là đồi núi. Đất nông nghiệp đang sử dụng là 75.370 ha chiếm 12,3%
diện tích đất tự nhiên (611.081,3 ha). Như vậy, quĩ đất nông nghiệp của tỉnh
rất thấp, phải lựa chọn cây trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao và áp dụng
tốt các biện pháp kỹ thuật canh tác. Vì vậy, giải pháp tối ưu cho việc nâng cao
năng suất và sản lượng ngô ở vùng này là sử dụng các giống ngô mới. Do đó,
cần phải chọn tạo được những giống ngô cho năng suất cao, có khả năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2
chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Để tìm ra được
những giống ngô ưu việt nhất đưa vào sản xuất đại trà, cần tiến hành quá trình
nghiên cứu, đánh giá, loại bỏ những giống không phù hợp, giúp cho quá trình
đánh giá và chọn tạo giống đạt hiệu quả cao nhất.
Hiện nay cây ngô được đánh giá là cây trồng có vai trò quan trọng trong
cơ cấu cây trồng ở tỉnh Quảng Ninh nói chung và khu vực Miền Đông (thành
phố Móng Cái, huyện Ba Chẽ, huyện Bình Liêu, huyện Đầm Hà, huyện Hải
Hà, huyện Tiên Yên) của tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Đồng thời, cây ngô là
cây trồng cạn có khả năng chịu hạn tốt, khả năng thích nghi rộng, năng suất
cao, chất lượng tốt, ít sâu bệnh và thị trường tiêu thụ ổn định nên sẽ thuận lợi
trong việc bố trí mùa vụ cũng như các vùng trồng để nâng cao hiệu quả trong
sản xuất, giúp xóa đói giảm nghèo cho các hộ nông dân.
Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh năng suất ngô bình quân
tỉnh Quảng Ninh đạt 37,61 tạ/ha [3]. Năng suất ngô hiện tại ở Quảng Ninh
còn khá thấp so với năng suất ngô trung bình của Việt Nam (42,88 tạ/ha) và
thế giới (52,63 tạ/ha), bằng 1/3 năng suất ngô tại Mỹ [17]. Do vậy, việc nâng
cao năng suất ngô thông qua việc ứng dụng kỹ thuật mới, đưa các giống ngô
mới có khả năng thích ứng rộng, năng suất cao, chất lượng tốt trong sản xuất.
Xuất phát từ lợi ích và nhu cầu thực tế hiện nay, chúng tôi đã tiến hành
đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô
lai mới tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục đích của đề tài
Chọn được những giống ngô mới có triển vọng, cho năng suất cao, phù
hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
3. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống ngô mới.
- Theo dõi đặc điểm hình thái của các giống.
- Đánh giá khả năng chống chịu điều kiện bất thuận và sâu bệnh của các giống.