Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai tây có triển vọng trồng trong điều kiện sản xuất vụ Đông năm 2015 tại tỉnh Lạng Sơn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HOC NÔNG LÂM ̣
PHẠM THỊ HUẾ
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG KHOAI TÂY
CÓ TRIỂN VỌNG TRỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2015
TẠI TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐAI Ḥ OC NÔNG LÂM ̣
PHẠM THỊ HUẾ
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG KHOAI TÂY
CÓ TRIỂN VỌNG TRỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2015
TẠI TỈNH LẠNG SƠN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Ngoạn
THÁI NGUYÊN - 2016
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Phạm Thị Huế
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn, với sự nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân
và tập thể. Tôi xin được đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cảm ơn chân
thành tới:
Giảng viên hướng dẫn khoa học: GS. TS. Trần Ngọc Ngoạn đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành Luận văn của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo- Đào tạo,
Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo Khoa Nông học- Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và cán bộ nhân viên Huyện ủy,
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, phòng nông nghiệp, Trạm khí tượngthủy văn huyện Văn Lãng và thành phố Lạng Sơn, đã giúp tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên,
giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Kính
mong được sự góp ý nhận xét của quý thầy cô để giúp tôi có nhiều kinh
nghiệm bổ ích cho công việc và cuộc sống sau này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016.
Tác giả
Phạm Thị Huế
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của khoai tây........................................... 4
1.2. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây khoai tây ........................... 5
1.3. Đặc điểm thực vật học................................................................................ 7
1.3.1. Rễ ............................................................................................................ 7
1.3.2. Thân......................................................................................................... 8
1.3.3. Lá............................................................................................................. 9
1.3.4. Hoa - quả - hạt......................................................................................... 9
1.4. Yêu cầu sinh thái đối với cây khoai tây ................................................... 10
1.4.1. Nhiệt độ................................................................................................. 10
1.4.2. Ánh sáng................................................................................................ 10
1.4.3. Nước...................................................................................................... 11
1.4.4. Đất trồng và dinh dưỡng ....................................................................... 11
1.5. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam....................... 14
1.5.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ............................................ 14
1.5.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam ............................................. 18
1.6.Tình hình nghiên cứu khoai tây ................................................................ 20
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 32
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................. 32
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 32
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 32
2.2. Nội dung................................................................................................... 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32
2.3.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 32
2.3.2 Biện pháp kỹ thuật ................................................................................. 33
2.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi............................................................ 35
2.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu..................................................... 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 38
3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống khoai tây trong điều
kiện vụ Đông 2015 tại tỉnh Lạng Sơn ............................................................. 38
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát dục của các giống khoai tây trong
điều kiện vụ Đông 2015 tại tỉnh Lạng Sơn ..................................................... 38
3.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống khoai tây trong
điều kiện vụ Đông 2015 tại tỉnh Lạng Sơn ..................................................... 42
3.1.3. Động thái ra lá của một số giống khoai tây trồng trong điều kiện vụ
Đông 2015 tại tỉnh Lạng Sơn .......................................................................... 45
3.2. Một số đặc điểm hình thái củ của các giống khoai tây nghiên cứu
trồng trong điều kiện vụ Đông năm 2015 tại tỉnh Lạng Sơn .......................... 48
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng của các giống khoai tây
trong điều kiện vụ Đông 2015 tại tỉnh Lạng Sơn............................................ 52
3.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng của các giống khoai
tây trong điều kiện vụ Đông 2015 tại tỉnh Lạng Sơn...................................... 52
3.4.2. Đánh giá chất lương củ khoai tây sau luộc của các giống khoai tây ̣
nghiên cứu trồng trong điều kiện vụ Đông năm 2015 tại Lạng Sơn............... 60
3.5. Hạch toán kinh tế của giống khoai tây thí nghiệm tại tỉnh Lạng Sơn........ 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
PHỤ LỤC....................................................................................................... 71
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CIP Trung tâm nghiên cứu khoai tây quốc tế
BNNPTNT Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn
cm Xăng-ti-mét
cs Cộng sự
CTTD Chỉ tiêu theo dõi
Đ/c Đối chứng
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
g Gam
ha hec ta
kg Kilogam
KHKTNN Khoa học kĩ thuật nông nghiệp
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTK Năng suất thống kê
NSTT Năng suất thực thu
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TTNCCCC Trung tâm Nghiên cứu cây có củ
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng của một số sản phẩm....................................................5
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới. ...............................................14
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Châu Âu...........................15
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Châu Á............................16
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây khu vực Đông Nam Á ............17
Bảng 1.6: Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam.................................................18
Bảng 1.7. Tình hình sản xuất khoai tây ở một số huyện của tỉnh Lạng Sơn năm
2014/2015 .................................................................................................30
Bảng 3.1: Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống khoai tây. ............................38
Bảng 3.2: Động thái tăng chiều cao của các giống khoai tây trồng trong điều
kiện vụ Đông năm 2015 tại thành phố Lạng Sơn ...................................43
Bảng 3.3: Động thái tăng chiều cao của các giống khoai tây trong điều kiện vụ
Đông 2015 tại huyện Văn Lãng...............................................................44
Bảng 3.4: Động thái ra lá của các giống khoai tây trong điều kiện vụ Đông
2015 tại thành phố Lạng Sơn .......................................................... 46
Bảng 3.5: Động thái ra lá của các giống khoai tây trong điều kiện vụ Đông
2015 tại huyện Văn Lãng.........................................................................47
Bảng 3.6: Một số đặc điểm hình thái củ của các giống khoai tây nghiên cứu
trồng trong điều kiện vụ Đông năm 2015 tại tỉnh Lạng Sơn...................48
Bảng 3.7: Tình hình sâu bệnh hại của các giống khoai tây trong điều kiện vụ
Đông 2015 tại tỉnh Lạng Sơn...................................................................50
Bảng 3.8: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống khoai tây
trong điều kiện vụ Đông 2015 tại thành phố Lạng Sơn...........................53
Bảng 3.9: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống khoai tây
trong điều kiện vụ Đông 2015 tại huyện Văn Lãng ................................57
Bảng 3.10: Chất lượng củ khoai tây sau luộc ...........................................................60
Bảng 3.11: Giá cả vật tư Nông nghiệp cho 1ha khoai tây trồng trong điều kiện vụ
Đông tại tỉnh Lạng Sơn ............................................................................61
vii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
viii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống
khoai tại thành phố Lạng Sơn ......................................................... 56
Biểu đồ 3.2: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống
khoai tây tại huyện Văn Lãng ......................................................... 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là cây thuộc họ cà (Solanaceae), chi
Solanum, trên thế giới khoai tây là cây trồng quan trọng đứng sau lúa mì, lúa
gạo và cây ngô. Khoai tây là cây lương thực có thời gian sinh trưởng ngắn
(dao động từ 80- 90 ngày) nhưng lại cho năng suất cao, đã có nhiều điển hình
đạt năng suất 25- 30 tấn/ha. Sản phẩm thu hoạch dễ tiêu thụ và dễ thương mại
hoá. Nó không chỉ cung cấp lương thực cho con người và thức ăn cho vật
nuôi, nó còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
Cây khoai tây nếu được đầu tư thâm canh sẽ mang lại lượng hàng hoá lớn, có
giá trị xuất khẩu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Do có khả năng thích hợp với nhiều vùng sinh thái, cho năng suất cao, củ
giàu dinh dưỡng nên khoai tây được trồng rất phổ biến trên thế giới. Tính đến
năm 2012 diện tích trồng khoai tây trên toàn thế giới là 19,2 triệu ha, năng
suất đạt khoảng 18,99 tấn/ha tổng sản lượng đạt 364,61 triệu tấn (Nguyễn
Quang Thạch, 2005) [25].
Ở Việt Nam khoai tây là một trong những cây thực phẩm quan trọng và
đặc biệt là cây hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay việc sản
xuất khoai tây chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của nó, năng suất cây
khoai tây ở Việt Nam còn rất thấp. Năm 2012 trung bình đạt 60% năng suất
trung bình của thế giới (FAOSTAT 2016) [44]. Nguyên nhân chủ yếu của các
hạn chế trên là do vấn đề về nguồn giống và kỹ thuật canh tác. Chất lượng củ
giống không đảm bảo chất lượng, củ giống bị thoái hóa hay bị sâu bệnh dẫn
đến giảm năng suất và hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, sản xuất khoai tây ở nước ta hiện nay chưa phản ánh đúng tiềm
năng của nó. Trong khi nhu cầu về tiêu dùng khoai tây ngày càng tăng nhưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2
năng suất và sản lượng khoai tây vẫn còn rất thấp chỉ đạt khoảng 8-10 tấn/ha,
trong khi đó một số nước trên thế giới năng suất đạt tới 40- 50 tấn/ha. Vì thế,
sản xuất khoai tây ở nước ta vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khoai tây
trong nước (Đỗ Kim Chung, 2003) [5].
Một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp hiện
nay ở miền Bắc là đa dạng hóa cây trồng và chú trọng phát triển sản xuất cây
vụ đông. Trong các loại cây vụ Đông, khoai tây được xem là cây thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao và có tiềm năng phát triển sản xuất hàng hóa trong vụ
Đông. Nguồn giống khoai tây chủ yếu được sản xuất từ phương thức nhân vô
tính, lấy khoai tây đại trà làm giống và nguồn giống nhập nội không được quản
lý chặt chẽ. Do vậy, năng suất và chất lượng khoai tây của nước ta còn hạn chế,
chưa khai thác được hết tiềm năng của giống.
Là một tỉnh miền núi phía Bắc, tỉnh Lạng Sơn có điều kiện khí hậu và
thổ nhưỡng khá phù hợp để phát triển cây khoai tây, đặc biệt là trong vụ
Đông. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn giống chất lượng và kỹ thuật canh tác,
diện tích và năng suất khoai tây ở Lạng Sơn đang bị giảm sút trong những
năm gần đây. Vì vậy, với mục tiêu mở rộng diện tích và nâng cao năng suất,
chất lượng khoai tây việc phát triển bộ giống khoai tây tốt, phù hợp với nhu
cầu sử dụng đa dạng của thị trường là cần thiết và được quan tâm hơn nữa. Do
vậy nhập nội giống để khảo nghiệm, đánh giá và tuyển chọn nhiều hơn nữa ra
giống khoai tây mới có nhiều đặc tính tốt, thích hợp với điều kiện cụ thể của
nước ta, giới thiệu cho sản xuất là công việc cần thiết để nâng cao năng suất,
hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh, góp phẩn thúc đẩy sản xuất khoai tây ở
Việt Nam. Xuất phát từ ý nghĩa đó chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu
khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai tây có triển vọng
trồng trong điều kiện sản xuất vụ Đông năm 2015 tại tỉnh Lạng Sơn”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Lựa chọn giống khoai tây có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với
điều kiện canh tác vụ Đông và khí hậu của tỉnh Lạng Sơn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng các giống khoai tây thích ứng với điều kiện vụ Đông tại tỉnh Lạng sơn.
- Kết quả của đề tài là cơ sở dữ liệu để đánh giá, tuyển chọn các giống
khoai tây nhập nội có năng suất cao, phẩm chất tốt cho những năm tiếp theo.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng để tham khảo trong giảng
dạy và nghiên cứu chọn giống khoai tây.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tuyển chọn được giống khoai tây có năng suất cao, chất lượng tốt
phục vụ phát triển sản xuất khoai tây tại tỉnh Lạng Sơn.
- Từng bước đưa các giống được tuyển chọn vào sản xuất, thay thế
hoặc bổ sung làm phong phú bộ giống khoai tây ở tỉnh Lạng Sơn.