Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương trong vụ hè và vụ đông năm 2017 tại tỉnh Phú Thọ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ THÚY
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU
TƯƠNG TRONG VỤ HÈ VÀ VỤ ĐÔNG NĂM
2017 TẠI TỈNH PHÚ THỌ
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Trung Dũng
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thúy
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực tiễn nghiên cứu đề tài, tôi luôn
nhận được sự quân tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Dương
Trung Dũng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Nông học - Trường Đại
học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thường trực Tỉnh đoàn Phú Thọ, tập thể
cán bộ Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Tỉnh đoàn đã tạo điều kiện giúp đỡ
cho tôi được tham gia khóa đào tạo này.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thúy
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT ...................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................... v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học........................................................................................... 4
1.1.1. Nguồn gốc cây đậu tương ....................................................................... 5
1.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương ...................................................... 5
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới và trong nước. 9
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới ..................... 9
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam.................... 18
1.2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam......................................... 18
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam....................................... 22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................... 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 28
iv
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 28
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................... 28
2.2.2. Thời gian nghiên cứu.............................................................................. 28
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 28
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................ 28
2.4.2. Quy trình kỹ thuật................................................................................... 30
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi........................................ 31
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................... 35
3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm vụ Hè và vụ
Đông năm 2017 tại Phú Thọ............................................................................ 35
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm......... 35
3.1.2. Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm
vụ Hè và vụ Đông 2017 tại Phú Thọ.............................................................. 41
3.2. Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu tương tham gia
thí nghiệm........................................................................................................ 47
3.2.2. Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống đâu tương .......................... 49
3.3. Tình hình sâu bệnh hại của các giống đậu tương thí nghiệm .................. 51
3.3.1. Sâu cuốn lá ............................................................................................ 52
3.3.2. Sâu đục quả ........................................................................................... 53
3.4. Khả năng chống đổ, chống tách vỏ quả của các giống đậu tương thí nghiệm ... 53
3.4.1. Khả năng chống đổ................................................................................ 53
3.4.2. Khả năng chống tách vỏ quả ................................................................. 54
3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương tham
gia thí nghiệm.................................................................................................. 55
3.5.1 Số quả chắc/cây:..................................................................................... 56
3.5.3. Khối lượng 1000 hạt ............................................................................. 57
v
3.5.4. Năng suất của các dòng đậu tương thí nghiệm..................................... 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................... 61
1. Kết luận ....................................................................................................... 61
2. Đề nghị ........................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
vi
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT
BNNPTNT : Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn
CS : Cộng sự
CSDTL : Chỉ số diện tích lá
CT : Công thức
CV : Hệ số biến động
ĐC : Đối chứng
M1000 hạt : Khối lượng 1000 hạt
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm
gần đây ............................................................................................................ 10
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất đậu tương của một số nước................................. 11
đứng đầu thế giới.............................................................................................. 11
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam những năm gần đây 19
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương trong những năm gần đây tại
Phú Thọ ........................................................................................................... 26
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm.... 36
Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm ................................ 42
Bảng 3.3. Chiều cao cây của các giống đậu tương thí nghiệm................................. 45
Bảng 3.4. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương thí nghiệm ............... 48
Bảng 3.5. Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu tương.................... 50
thí nghiệm........................................................................................................ 50
Bảng 3.7 Khả năng chống đổ và chống tách vỏ của các giống đậu tương thí
nghiệm............................................................................................................. 54
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương tham gia
thí nghiệm vụ Hè và vu Đông 2017 tại Phú Thọ. ........................................... 56
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ năng suất lý thuyết của các giống đậu tương thí nghiệm
vụ Hè và vụ Đông năm 2017.......................................................................... 59
Hình 3.2: Biểu đồ năng suất thực thu của các giống đậu tương thí nghiệm
vụ Hè và vụ Đông năm 2017.......................................................................... 60
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Đậu tương tên khoa học là Glycine max (L) Merr. Là một trong số 5
loại cây trồng chính quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, đậu
tương là một trong những cây công nghiệp ngắn ngày rất được quan tâm và
phát triển, do đậu tương là cây trồng có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao và
là cây trồng có tác dụng nhiều mặt như: Cung cấp thực phẩm cho con người,
nguyên liệu công nghiệp, thức ăn cho gia súc và là cây trồng làm tăng độ phì
nhiêu cho đất (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [5].
Đậu tương là cây trồng có hàm lượng dinh dưỡng cao, trong hạt đậu
tương có chứa khoảng 40 - 50% protein, 18 - 25% lipit và 36 - 40%
hydratcacbon. Ngoài ra, trong hạt còn chứa đầy đủ và cân đối các loại axit
amin, đặc biệt là axit amin không thay thế như: Xystin, Lizin, Triptophan... ;
các loại vitamin như: PP, A, C, E, K, đặc biệt là vitamin B1 và B2 có vai trò
quan trọng đối với cơ thể con người và gia súc. (Phạm Văn Thiều, 2006) [15].
Đậu tương là cây có khả năng cải tạo và bồi dưỡng đất rất tốt, có được khả
năng này là do sự cộng sinh giữa rễ với vi khuẩn nốt sần (Rhyzobium
japonium) có khả năng cố định nitơ trong không khí làm giàu đạm cho đất. Sau
mỗi vụ trồng đậu tương đã cố định và bổ sung vào đất từ 60 - 80kg N/ha, tương
đương với 200 - 300 kg đạm sunphat.
Đối với ngành y học, đậu tương được dùng làm vị thuốc chữa bệnh giúp
tránh suy dinh dưỡng ở trẻ em, người già và có tác dụng hạn chế loãng xương
cho phụ nữ, bệnh đái tháo đường, thấp khớp.
Từ các giá trị trên của cây đậu tương, với ưu thế là cây ngắn ngày, dễ
trồng nên rất thuận tiện để bố trí trong các công thức luân canh, xen canh nên
thực tế nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đậu tương được trồng khá phổ