Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Khả Năng Phục Hồi Đất Của Rừng Trồng Keo Tai Tượng Ở Vùng Đệm Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Thượng Tiến Kim Bôi Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
HÀ CÔNG HÙNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHỤC HỒI ĐẤT CỦA RỪNG
TRỒNG KEO TAI TƯỢNG Ở VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN THƯỢNG TIẾN – KIM BÔI – HOÀ BÌNH
Luận văn Thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp: Chuyên ngành Lâm học
Hà Nội, 2008
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 3/4 diện
tích lãnh thổ là vùng đồi núi. Diện tích các vùng đất dốc rộng lớn giúp chúng
ta có điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành Lâm nghiệp đặc biệt là kinh
doanh rừng sản xuất. Tuy nhiên, các vùng đất dốc nhiệt đới là nơi có tính
nhạy cảm sinh thái cao và phụ thuộc rất lớn vào lớp phủ thực vật phát triển
bên trên nó. Khi chúng ta thay thế lớp phủ thực vật nguyên thủy bằng các lớp
phủ thực vật nhân tạo, rừng trồng là đã cơ bản thay đổi các mối quan hệ sinh
thái tự nhiên của chúng. Do vậy nhiều hệ sinh thái rừng trồng trở nên thiếu
bền vững, đất đai đã bị suy thoái nghiêm trọng.
Tài nguyên đất là một dạng tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo
nếu sử dụng hợp lý. Trong hệ sinh thái rừng, đất và cây có mối quan hệ vừa
thống nhất vừa đấu tranh, trong mối liên hệ phức tạp với các nhân tối môi
trường khác. Trước hết, sử dụng các chất dinh dưỡng, khoáng từ đất để sinh
tồn. Mặt khác lớp phủ thực vật cũng trả lại đất vật liệu rơi rụng để phân huỷ
thành mùn và các chất dinh dưỡng làm giàu cho đất đồng thời thực vật còn có
tác dụng bảo vệ đất đất chống xói mòn, sạt lở đất. Để đánh giá khả năng sản
xuất của đất người ta căn cứ vào độ phì đất. Hiểu biết về quy luật biến đổi độ
phì đất trong mối quan hệ hài hoà với lớp phủ thực vật bên trên giúp chúng ta
có cơ sở khoa học để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Trong những năm gần đây diện tích rừng trồng keo được tăng lên đáng
kể trên phạm vi toàn quốc đặc biệt là keo tai tượng bởi keo là loài sinh trưởng
tốt giúp phủ xanh những vùng đất trống đồi núi chọc và mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho hoạt động kinh doanh rừng. Tuy nhiên, hệ sinh thái rừng
trồng keo có được coi là bền vững hay không? Hoạt động trồng keo có khả
năng cải tạo và phục hồi đất rừng hay không? Cần làm gì để duy trì sức sản
2
xuất của đất và năng xuất của rừng theo thời gian? Hiện vẫn chưa có câu trả
lời cho những băn khoăn trên. Nghiên cứu sự biến đổi tính chất đất dưới rừng
trồng keo tai tượng ở các cấp tuổi khác nhau là vô cùng cần thiết nhằm cung
cấp cơ sở khoa học một cách có hệ thống cho các giải pháp quản lý và kinh
doanh rừng trồng keo được bền vững.
Với những lý do kể trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng
phục hồi đất của rừng trồng keo tai tượng ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên
nhiên Thượng Tiến – Kim Bôi – Hoà Bình’’
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Trên thế giới. 1.1.1. Nghiên cứu đặc điểm của đất rừng
Đất rừng là thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng. Đất và quần
thể thực vật rừng có mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự tác động qua lại với
nhau. Do vậy đất rừng có tính chất khác biệt so với nhiều loại đất khác.
Nghiên cứu về đất rừng đã được nhiều tác giả trên thế giới thực hiện từ những
thế kỷ trước. Những kinh nghiệm, đầu tiên về đất được tích luỹ trong thời cổ
Hy lạp “Sự phân loại đất” độc đáo trong các tuyển tập của những nhà triết học
cổ Hy lạp Aristos, Teoflast. Các ông lúc bấy giờ đã chia ra đất tốt, đất phì
nhiêu và đất cằn cỗi, không phì nhiêu. Tuy vậy, thổ nhưỡng phát triển thành
một khoa học muộn hơn nhiều. Độ phì nhiêu của đất đóng vai trò cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất và chất lượng cây trồng. Ngược lại, các loài cây khác nhau
cũng có ảnh hưởng đến độ phì đất khac nhau. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào mối quan hệ giữa đặc
tính của đất và sinh trưởng của cây trồng. Nhiều quan điểm cho rằng đối với
vùng ôn đới phản ứng của đất (pH), hàm lượng CaCO3 và các chất bazơ khác, thành phần cấp hạt và điện thế ôxy hóa khử của đất là những yếu tố quan
trọng nhất, có nghĩa là yếu tố hóa học quan trọng hơn yếu tố vật lý. Còn ở
những vùng nhiệt đới, các nghiên cứu cho rằng các yếu tố: Khả năng giữ
nước, độ sâu của đất, độ thoáng khí của đất là những yếu tố giữ vai trò chủ
đạo tức là yếu tố vật lý quan trọng hơn yếu tố hóa học.
4
Tại Mỹ, năm 1964, Klingebiel và Nontgomery. [30] thuộc nhiệm vụ
bảo tồn đất đai Bộ nông nghiệp đưa ra khái niệm (khả năng đất đai) trong
công tác đánh giá đất đai ở Hoa Kỳ. Trong việc đánh giá này các đơn vị bản
đồ đất đai được nhóm lại dựa vào khả năng sản xuất một loại cây thực vật tự
nhiên nào đó, chỉ tiêu chính thức là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng đối
với mục tiêu canh tác được đề nghị. Hệ thống đánh giá đất đai này mang tính
chất sơ bộ, gắn đất đai với hiện trạng sử dụng đất hay còn gọi là "loại hình sử
dụng đất".
Hornor W.W. (1942) (trích dẫn theo Phạm Văn Điển, (1998)) [5] cùng
với các cộng tác viên ở bang Iowa, Mỹ đã nghiên cứu tính xói mòn của các
loại đất và ảnh hưởng các phương thức luân canh cùng với phương pháp trồng
cây tới ảnh hưởng của xói mòn. Cũng trong thời gian này, một ban nghiên
cứu xói mòn được thành lập và lần đầu tiên yếu tố mưa đã được đề cập tới. Sau đó, hàng loạt các phương trình đã được công bố như phương trình
Musgrave; Phương trình xói mòn phổ dụng của Wischmeier W.H- Smith D.D
(RUSLE), đây là phương trình hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước
trên thế giới, cho kết quả khả quan. Theo E.P.Odum. (1971) [10] thì rừng nhiệt đới có tới 75 % tổng lượng
các bon hữu cơ nằm trong phần sinh khối của rừng, phần các bon nằm trong
đất dưới rừng chỉ có 25%…Đặc biệt sự trao đổi vật chất giữa rừng nhiệt đới
và đất, diễn ra rất nhanh và mãnh liệt, tạo thành một vòng tuần hoàn vật chất
giữa rừng và đất được khép kín, trong thời gian rất ngắn, so với các miền rừng
ôn đới. Đặc điểm này đã giải thích rõ nguyên nhân sự giảm sút nhanh về độ
phì của đất, khi thảm thực vật rừng nhiệt đới bị phá huỷ, như đốt rừng làm
nương rẫy.
5
Odum. (1978) [9], Var Barren. (1959) [35] khi nghiên cứu chu trình
dinh dưỡng giữa rừng và đất ở Amazôn đã cho thấy trong rừng nhiệt đới tự
nhiên, lớp nấm, rễ dày đặc trong tầng đất mặt đã phân huỷ tức thời lớp thảm
mục và thu hút ngay các chất dinh dưỡng khoáng rồi chuyển tiếp vào tế bào
của cây gỗ. Stark và Jordan đã gọi hiện tượng đó là cái "bẫy dinh dưỡng" nhằm đảm bảo cho các muối khoáng không bị rửa trôi và quay vòng được
nhiều lần trong một năm. Chính cơ chế này đã tạo điều kiện cho rừng nhiệt
đới phát triển nhanh với một lượng dinh dưỡng rất nghèo so với đất ôn đới, các tác giả này đã cho rằng trong điều kiện rừng nhiệt đới sống gần như chỉ
cần vào lớp đất mỏng phía trên cùng. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ xảy ra ở
các rừng cực đỉnh tự nhiên. Nó không xảy ra ở các rừng trồng với chu kỳ khai
thác ngắn. Theo Smith.C.T. (1994) [33] thì việc trồng rừng có thể đem lại những
ảnh hưởng tích cực khi mà độ phì đất được cải thiện. Ngược lại nó đem lại
ảnh hưởng tiêu cực nếu nó làm mất cân bằng hay cạn kiệt nguồn dinh dưỡng
trong đất. Nhìn chung việc trồng rừng cải thiện các tính chất vật lý đất. Tuy
nhiên, việc sử dụng cơ giới hoá trong xử lý thực bì, khai thác, trồng rừng là
nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức sản xuất của đất.
Tại Nga, P.A. Kostưtrev. (1845-1890) (trích dẫn theo Phạm Văn Điển,
(1998)) [5] . Kostưtrev thực hiện nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa đất và
thực vật và đưa ra nhiều lý luận có giá trị về thổ nhưỡng và trồng trọt. Ông đã
xác định đất là lớp thổ bì trong đó có một khối lớn rễ thực vật phát triển và
nhấn mạnh mối liên quan chặt chẽ của sự hình thành đất với hoạt động sống
của thực vật. Lần đầu tiên ông đã đưa ra khai niệm về sự hình thành mùn liên
quan đến hoạt động sống của vi sinh vật. Những công trình của ông về tốc độ
phân giải xác thực vật phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, tính chất lý học của đất
và hợp chất cacbonnat canxi có ý nghĩa rất quan trọng. Và ông đã chỉ ra vai
6
trò to lớn của cấu trúc đất bền trong nước đối với độ phì nhiêu của đất. Ông
đã nêu lên sự liên hệ chặt chẽ giữa các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp với
những tính chất cuả đất và nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi các biện pháp
canh tác cho phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của từng vùng. Trong
công trình “đất sécnôzôm Nga” (1886) ông đã nêu ra các đặc điểm hình thành
mùn trong đất và các biện pháp nâng cao độ phì nhiêu của đất. Công lao lớn
của ông là đã gắn chặt giữa thổ nhưỡng và trồng trọt. Những năm cuối thế kỷ
XIX và đầu thế kỷ XX liên quan với sự phát triển chung của khoa học tự
nhiên và vật lý, hoá học và sinh vật học, trong thổ nhưỡng cũng hình thành
các chuyên môn vật lý đất, hoá học đất và sinh học đất. Moltranov A.A. (Liên Xô, 1960, 1973) (trích dẫn theo Phạm Văn Điển,
(1998)) [5] đã nghiên cứu rất tỉ mỷ sự khác biệt về lượng nước bị giữ lại trên
các tán rừng, lượng nước chảy men thân cây, khả năng thấm và giữ nước của
đất rừng. Ông khẳng định rằng cây rừng có ảnh hưởng rất lớn đến độ ẩm đất
và mực nước ngầm. Bên cạnh khả năng thấm nước, đất rừng còn có khả năng giữ nước. Đó
là khả năng của đất giữ nước lại cho nó trong điều kiện có dòng chảy tự do về
phía dưới. Số lượng nước được đất giữ lại trong những điều kiện như vậy
được đặc trưng bằng độ ẩm. Nó có tầm quan trọng lớn trong sản xuất nông
nghiệp cũng như trong kinh doanh rừng. Tại Trung Quốc, Trung Quốc thường dùng lượng nước bão hoà phi
mao quản trong đất rừng để tính toán, theo kết quả nghiên cứu của Hà Đông
Ninh, 1991, mỗi hecta đất rừng tàng trữ được lượng nước là 641-679 tấn.
Trung tâm thực nghiệm Gunnarsholt giới thiệu công trình nghiên cứu về chu
kỳ tính toán độ ẩm đất rừng theo 3 nguyên tắc: tính toán thể tích lớp bề mặt,