Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây trúc đen lá sọc (sinobambusa tootsik albostriata).
MIỄN PHÍ
Số trang
40
Kích thước
947.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1630

Nghiên cứu khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây trúc đen lá sọc (sinobambusa tootsik albostriata).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ỌC N N

ỌC SƢ P M

KHOA SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Nghiên cứu khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây

trúc đen lá sọc (Sinobambusa tootsik albostriata)

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thoa

Chuyên ngành : Cử nhân Sinh Môi Trƣờng

Ngƣời hƣớng dẫn : Võ Châu Tuấn

à Nẵng, tháng 5/ 2013

2

MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trên thế giới, tre trúc được đánh giá là một loài thực vật khá phong phú

về thành phần loài và có tốc độ phát triển nhanh nhất trong tất cả các loài thực

vật. Tre trúc chiếm tới 37 triệu hecta, trong đó 1% thuộc về rừng hoang dã

trên thế giới. Tre góp phần quan trọng trong sự phát triển bền vững và khả

năng hấp thu lượng CO2 lớn hơn các loài cây khác. Tre còn góp phần vào việc

làm giảm quá trình biến đổi khí hậu đang ngày càng tăng lên trên thế giới

[33]. Ở Việt Nam, Tre trúc có vị trí quan trọng trong đời sống người dân.

Hiện nay, tre trúc được xác định là cây trồng có giá trị rất lớn đối với nền kinh

tế quốc dân, đặc biệt là nông dân nông thôn và miền núi [8, 9]. Con người có

thể dùng các bộ phận khác nhau của tre trúc như: thân, gốc, lá, măng, rễ… để

sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã phát

hiện tre trúc có thể cung cấp nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học phục

vụ cho nhu cầu ngày càng cao của con người về năng lượng mà không gây ô

nhiễm môi trường [15]. Tre trúc có vai trò lớn trong việc cung cấp nguyên vật

liệu trong xây dựng, trong thủ công mỹ nghệ… để phục vụ đời sống con

người. Một trong những vai trò nổi bật của tre trúc hiện nay là đã cung cấp

một lượng lớn cây cảnh, cây trang trí cho các công viên, công sở, gia đình và

rất được con người ưa chuộng [7].

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu về cây cảnh trên

thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang ngày càng gia tăng. Cây

cảnh đã trở thành một loại sản phẩm mang giá trị kinh tế cao và chiếm vị trí

đặc biệt trên thị trường hàng hóa nông nghiệp; trong đó, tre trúc là một trong

những loài cây cảnh được nhiều người ưa chuộng và khá phổ biến hiện nay vì

vẻ đẹp vừa mang tính truyền thống nhưng cũng rất hiện đại và độc đáo của

nó.

3

Hiện nay, số lượng nhiều loài tre trúc trong tự nhiên đang có xu hướng

giảm đi bởi ảnh hưởng bất lợi của điều kiện môi trường, nạn khai thác quá

mức và đặc biệt, vấn đề bảo tồn các loài tre trúc vẫn chưa được quan tâm

đúng mức. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam cảnh báo những loài tre trúc

quý hiếm sẽ biến mất nếu không chú trọng công tác bảo tồn. Mặc khác, trong

tự nhiên tre trúc nhân giống chủ yếu bằng hình thức sinh sản vô tính (nhân

chồi) với hệ số nhân rất thấp, còn phương pháp nhân giống hữu tính thì thời

gian rất lâu, vì vậy khó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thú chơi cây cảnh

cũng như nguồn nguyên vật liệu từ tre trúc. Hiện nay nhân giống in vitro được

xem là phương pháp hữu hiệu nhất trong việc nhân nhanh và bảo tồn nhiều

loài tre trúc quý hiếm.

Trúc đen lá sọc (Sinobambusa tootsik albostriata) là một loài trúc quý

hiếm của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Hiện nay, số lượng

trúc đen lá sọc rất hiếm, theo điều tra thì trên thế giới, trúc đen lá sọc có khu

phân bố rất hẹp, chúng thường mọc ở những vùng có nhiệt độ tương đối thấp

với độ cao trên 300 m như: Nhật Bản, Pháp… Còn ở Việt Nam, theo điều tra

được biết loài trúc đen lá sọc tại Sơn Trà Tịnh Viên thuộc bán đảo Sơn Trà

thành phố Đà Nẵng, số lượng rất ít, chỉ có vài cây. Vì vậy, nghiên cứu

phương thức nhân giống hữu hiệu để bảo tồn và phát triển loài cây này là vấn

đề cấp thiết. Xuất phát từ cơ sở trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu

khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây trúc đen lá sọc (Sinobambusa

tootsik albostriata), làm cơ sở để xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro

giống cây quý hiếm này ở nước ta.

2. Mục tiêu đề tài

Thiết lập các điều kiện và môi trường nuôi cấy thích hợp để nhân nhanh

chồi in vitro cây trúc đen lá sọc.

4

3. Nội dung nghiên cứu

Đề tài thực hiện các nội dung sau đây:

- Ảnh hưởng của loại chất khử trùng HgCl2, Ca(OCl)2 và thời gian khử

trùng mẫu trúc đen lá sọc.

- Khảo sát ảnh hưởng về thành phần và nồng độ của các chất ĐHST đến

khả năng tái sinh chồi in vitro.

- Khảo sát ảnh hưởng về thành phần và nồng độ của các chất ĐHST đến

khả năng nhân nhanh chồi in vitro.

Chƣơng 1

TỔN QUAN T L ỆU

1.1. Sơ lƣợc về nhân giống in vitro

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!