Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng nhân chồi của cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare) ở vườn ươm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trần Thị Thu Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 93 - 97
93
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN CHỒI CỦA CÂY SA NHÂN TÍM
(AMOMUM LONGILIGULARE) Ở VƯỜN ƯƠM
Trần Thị Thu Hà*
, Hoàng Thanh Phúc, Nguyễn Tiến Đáp
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nhân giống sa nhân tím (Amomun longiligulare) bằng phương pháp giâm chồi được xem là
phương pháp thích hợp nhất phù hợp với đặc điểm sinh học của cây sa nhân. Bài báo này thử
nghiệm các công thức nhân chồi khác nhau nhằm tìm ra được công thức nhân chồi có hệ số nhân
giống từ chồi cao đáp ứng được nhu cầu cung cấp giống hiện nay cho việc trồng xen cây Sa nhân
dưới tán rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nghiên cứu này được tiến hành ở vườn ươm của
Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Ba công thức thí
nghiệm về thành phần hỗn hợp giâm cây mẹ được tiến hành thử nghiệm đối với 3 xuất xứ sa nhân
khác nhau (Thái Nguyên và Đắc Lắc) và theo dõi các chỉ tiêu về tỷ lệ bật chồi, chất lượng cây, sâu
bệnh hại,... Kết quả cho thấy công thức giâm cây mẹ trên giá thể 40% mùn cưa + 60% đất cho tỉ lệ
bật chồi và sức sinh trưởng của cây chồi tốt nhất. Khả năng bật chồi và sinh trưởng của xuất xứ Sa
nhân tím Đắc Lắc hạt tròn có tỉ lệ bật chồi và khả năng sinh trưởng vượt trội hơn hai xuất xứ Sa
nhân còn lại.
Từ khóa: Sa nhân, nhân giống, giai đoạn vườn ươm, bật chồi.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Sa nhân tím (Amomum longiliqulare) thuộc
chi Amomum, họ Gừng (Zingiberaceae). Ở
Việt Nam, Sa nhân tím phân bố trong tự
nhiên dưới tán rừng rất rộng ở hầu hết các
tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh miền
Trung và miền Nam. Sa nhân tím là cây
nhiệt đới, thích hợp với nền nhiệt độ bình
quân hàng năm từ 22 - 28oC. Là cây chịu
bóng, sống dưới ánh sáng tán xạ, dưới tán
rừng có độ tàn che 0,5 - 0,6. Là loại cây thân
thảo sống lâu năm, thân rễ khoẻ, bò lan dưới
đất mỏng, có khi nổi lên trên mặt đất, tái
sinh bằng thân ngầm. Chiều cao cây 2,0 -
2,5m, là loài duy nhất có bẹ lá ôm thân bong
ra ở gần đỉnh bẹ dài 2 - 3cm. Lá hình elip,
hình mác, chiều rộng 4 - 6cm, chiều dài 30 -
35cm. Sa nhân tím từ lâu đã được xem một
loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao [3].
Với sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng miền
núi, đại đa số người dân nơi đây đã thấy được
giá trị của các loài cây dược liệu có khả năng
giúp họ thoát nghèo. Hiện nay cây Sa nhân
*
Tel: 0915047167; Email:[email protected]
được xem là một trong những loài cây dược
liệu quí đang ngày càng được quan tâm và
phát triển hơn nhằm nâng cao đời sống của
người dân, góp phần bảo vệ rừng tự nhiên tại
các khu rừng phòng hộ. Đặc biệt, việc trồng
cây sa nhân dưới tán rừng ở các tỉnh Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai,
Hoà Bình,… đang phát triển mạnh nhằm tận
dụng được không gian dinh dưỡng đất, tăng
thu nhập trên một đơn vị diện tích, và có thể
làm giàu từ loại cây trồng này. Các cây giống
để phục vụ trồng rừng chủ yếu là nhân giống
từ hạt hoặc tách cây, chồi từ cụm cây mẹ.
Việc nhân giống từ chồi sẽ cho cây sinh
trưởng nhanh và cho quả sớm sau 18 tháng
trồng rút ngắn được thời gian thu hoạch
(trong khi đó nếu từ trồng từ cây con gieo hạt
sẽ mất 3 năm mới cho thu hoạch) [2,3,4].
Việc tách trực tiếp cây giống từ cây mẹ, tỷ lệ
sống thấp và hệ số nhân giống thấp (......). Vì
vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tăng hệ
số nhân giống đảm bảo cả về chất lượng và số
lượng cho nhu cầu trồng rừng hiện nay. Xuất
phát từ nhu cầu thực tế trên, đề tài nghiên cứu
“Thử nghiệm khả năng nhân chồi của các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn