Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng hấp thụ chất phóng xạ trong nước thải khai thác titan của một số thực vật thủy sinh :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS TS. Lê Hùng Anh.................................................
Người hướng dẫn khoa học 2: ThS. Phan Long Hồ......................................................
Người phản biện 1: .......................................................................................................
Người phản biện 2: .......................................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày tháng năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. GS. TSKH. Lê Huy Bá....................................................- Chủ tịch hội đồng
2. TS. Hồ Minh Dũng ..........................................................- Phản biện 1
3. TS. Vũ Ngọc Hùng...........................................................- Phản biện 2
4. PGS. TS. Đinh Đại Gái ................................................... - Ủy viên
5. TS. Lê Việt Thắng.............................................................- Thư ký
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT
GS. TSKH. Lê Huy Bá
2
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Văn Hoài Nam .....................MSHV: 14143351..................
Ngày, tháng, năm sinh: 11/06/1991 ..............................Nơi sinh: Nha Trang .............
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường .........................Mã chuyên ngành: 60520320
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu khả năng hấp thụ chất phóng xạ trong nước thải khai thác titan của một
số thực vật thủy sinh.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Khảo sát đánh giá thực địa, chất lượng nước thải tại khu vực khai thác titan ở mỏ
Nam Suối Nhum, Bình Thuận.
- Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp thụ phóng xạ của cây Sậy.
- Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp thụ phóng xạ của cây cỏ Vetiver.
II.NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: theo QĐ số 1434/QĐ-ĐHCN ngày 12/7/2016
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 12/7/2017
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: - PGS TS. Lê Hùng Anh
- ThS. Phan Long Hồ
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Người hướng dẫn 1 Người hướng dẫn 2 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
Lê Hùng Anh Phan Long Hồ
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lê Hùng
Anh, ThS. Phan Long Hồ cùng các anh bên phòng phân tích môi trường Trung tâm y
tế công cộng Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ em
trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Viện Khoa học Công nghệ và
Quản lý Môi trường, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tận
tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho em trong 2 năm học tập vừa qua.
Em cũng xin biết ơn quý thầy cô tại Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bình Thuận đã
hỗ trợ việc lấy mẫu nước tại mỏ khai thác Nam Suối Nhum. Em cũng cảm ơn anh chị
ở công ty Chế biến khoáng sản Thân Gia ở Ninh Thuận, các em sinh viên của trường
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, giúp đỡ em trong quá trình
hoàn thành đề tài.
Em cũng thầm biết ơn sự ủng hộ gia đình, bạn bè – những người thân yêu luôn là chỗ
dựa vững chắc cho em.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô và gia đình dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp cao quý.
Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
Học viên
Nguyễn Văn Hoài Nam
2
TÓM TẮT
“Nghiên cứu khả năng hấp thụ chất phóng xạ trong nước thải khai thác titan bằng một
số thực vật thủy sinh” được thực hiện tại trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ
Chí Minh nhằm bước đầu đánh giá được khả năng hấp thụ phóng xạ của cây Sậy và
cỏ Vetiver. Nước thải đầu vào được làm giàu thêm các đồng vị nhân tạo như
Amerecium, Strontium, Cesium. Nghiên cứu cũng đã đạt được một số kết quả khả
quan. Nhìn chung cả cỏ Vetiver và Sậy đều phát triển tốt trong môi trường nước thải
có chứa chất phóng xạ, tuy nhiên đối với cỏ Vetiver thì lượng cây chết khô hầu như
là không có, còn đối với cây Sậy đã xảy ra một số trường hợp cây bị khô và nhóm
phải thay vào cây mới. Hoạt độ alpha xử lý được khá cao ở các mô hình cụ thể ở mô
hình trồng Sậy hoạt độ alpha từ 12,135 Bq/l xuống 0,041 Bq/l hiệu suất xử lý 99,67%,
mô hình trồng Vetiver hoạt độ alpha từ 11,347 xuống 0,044 Bq/l hiệu suất xử lý
99,6 %. Hoạt độ phóng xạ Beta cũng được mô hình xử lý khá hiệu quả cụ thể ở mô
hình trồng Sậy hoạt độ Beta giảm từ 5,483 Bq/l xuống còn 0.247 Bq/l hiệu suất xử lý
đạt 95%, mô hình trồng Vetiver hoạt độ Beta giảm từ 4,771 Bq/l xuống còn 0,415
Bq/l hiệu suất xử lý đạt 91,3%. Các kết quả nước thải đầu ra đều đạt QCVN 40 :
2011/BTNMT về chỉ tiêu tổng alpha, tổng beta, cột A.