Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu khả năng áp dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng trong các doanh nghiệp Việt Nam / Trịnh Thùy Anh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Mã số:
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Thùy Anh
Thành phố Hồ Chí Minh, 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Mã số:
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Thùy Anh
Các thành viên tham gia: ThS. Bùi Thị Quỳnh Ngọc
ThS. Huỳnh Kim Tôn
ThS. Nguyễn Lê Huỳnh Trúc
Thành phố Hồ Chí Minh, 2014
3
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ............................................................................................................................ 5
Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................................5
Mục tiêu ...............................................................................................................................................6
Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................................6
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................7
Kết cấu của đề tài.................................................................................................................................7
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG .................................................................. 8
1.1 KHÁI NIỆM THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG............................................................................................8
1.1.1. Thẻ điểm cân bằng là thước đo hoạt động của doanh nghiệp...........................................8
1.1.2. Thẻ điểm cân bằng là hệ thống quản trị chiến lược ...........................................................9
1.1.3. Lợi ích của thẻ điểm cân bằng ............................................................................................9
1.2 MÔ HÌNH VÀ CÁC THÀNH PHẦN THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG........................................................10
1.2.1. Tài chính............................................................................................................................11
1.2.2. Khách hàng........................................................................................................................13
1.2.3. Quy trình nội bộ................................................................................................................14
1.2.4. Học tập và phát triển ........................................................................................................15
1.3. TRIỂN KHAI THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG.........................................................................................17
1.3.1. Nguyên tắc áp dụng thẻ điểm cân bằng ...........................................................................17
1.3.2. Quá trình triển khai áp dụng thẻ điểm cân bằng..............................................................19
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG ..............................................................................................................21
Chương 2. ÁP DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI
........................................................................................................................................... 23
2.1 THỰC TIỄN TRIỂN KHAI ÁP DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN
THẾ GIỚI .............................................................................................................................................23
2.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ VIỆC ÁP DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG .................28
2.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG ..............................................................................................................34
Chương 3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM............................................................................................................................ 36
3.1 KHUNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
36
3.1.1 Khung nghiên cứu .....................................................................................................................36
3.1.2. Xây dựng bảng hỏi....................................................................................................................37
3.1. KHẢO SÁT ĐIỀU TRA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ĐÃ ÁP DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ............39
3.2. KHẢO SÁT ĐIỀU TRA CÁC DOANH NGHIỆP CHƯA ÁP DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG .............46
3.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG ..............................................................................................................53
Chương 4. ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM............................................................................................................... 55
4.1 LÃNH ĐẠO .............................................................................................................................55
4.2 CHIẾN LƯỢC, TẦM NHÌN, CÁC GIÁ TRỊ VÀ NHIỆM VỤ ..........................................................56
4.3 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ...........................................................................................56
4.4 THIẾT KẾ THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG.............................................................................................57
4.5 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............................................................................................................58
4
4.6 KẾT LUẬN CHƯƠNG ..............................................................................................................60
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 64
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................................... 67
Bảng khảo sát ý kiến doanh nghiệp đã áp dụng thẻ điểm cân bằng....................................... 67
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................................... 72
Bảng khảo sát ý kiến doanh nghiệp chưa áp dụng thẻ điểm cân bằng................................... 72
PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................................... 77
Danh sách các công ty phỏng vấn......................................................................................... 77
5
GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
Hiện tại, để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sử
dụng các chỉ tiêu tài chính, trong khi các chỉ tiêu này không cho phép đánh giá tiềm năng phát
triển của doanh nghiệp trong tương lai, cũng không đánh giá được nội lực và giúp nhìn nhận vấn
đề liên quan đến quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, chiến lược của doanh nghiệp
không được thể hiện bằng các chỉ tiêu hoạt động, thiếu sự kết nối giữa các bộ phận trong doanh
nghiệp trong việc hướng đến đạt mục tiêu chung. Những rào cản lớn mà các doanh nghiệp
thường gặp phải trong quá trình kinh doanh và phát triển gồm có: (1) Mục tiêu kinh doanh được
đề ra không tương thích với các nguồn lực hiện có; (2) Mục tiêu của nhân viên không tương
thích với mục tiêu của doanh nghiệp ; (3) Không có các công cụ để kiểm soát hành động và
đánh giá hiệu quả công việc, từ đó xây dựng chính sách lương thưởng cho phù hợp.
Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) được các học giả và nhà quản trị đánh giá là một cách
thức hữu hiệu hỗ trợ các nhà quản lí để tạo ra hệ thống cân bằng các mục tiêu kinh doanh từ bốn
góc độ khác nhau: (1) Tài chính; (2) Khách hàng; (3) Hoạt động kinh doanh và (4) Năng lực học
hỏi phát triển nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên; từ đó doanh nghiệp sẽ phân bổ các mục tiêu
này tới bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp, qua đó các chỉ số để kiểm soát và đo lường kết
quả công việc của nhân viên được thiết lập.
Theo Robert Kaplan, chỉ có khoảng 5% nhân viên trong các doanh nghiệp và tổ chức hiểu và
nắm rõ được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình và những yêu cầu, kỳ vọng đặt ra đối
với họ để đạt được các mục tiêu chiến lược của công ty. Ngòai ra, theo thống kê của Forutune có
đến 70% các CEO gặp phải thất bại vì không thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh. Thẻ điểm
cân bằng là một công cụ quản trị hiện đại, có thể giúp loại bỏ các vấn đề trên. Vì thế, sau lần giới
thiệu đầu tiên trên Harvard Business Review vào năm 1996 của Robert Kaplan và David Norton,
thẻ điểm cân bằng được nhiều công ty lớn trên thế giới triển khai ứng dụng. Thực tế đã chứng
minh thẻ điểm cân bằng là một công cụ có nhiều ưu điểm vượt trội để quản trị hiệu quả công
việc kết nối với chiến lược. Thẻ điểm cân bằng giúp quản lí hiệu quả công việc, kết nối công việc
của từng cá nhân trong một tổ chức với chiến lược và mục tiêu chung của công ty.
Có 70% số doanh nghiệp trên thế giới áp dụng thẻ điểm cân bằng đạt “kết quả đột phá” hoặc “tốt
hơn những công ty cùng nhóm”. Trong khi đó, có tới 43% doanh nghiệp không áp dụng thẻ điểm
cân bằng “đạt kết quả kém hơn công ty cùng nhóm” hoặc “hiệu quả kinh doanh không bền
vững”1
.
1Nguồn: Alan Fell, chuyên gia Thẻ điểm cân bằng được Viện Thẻ điểm cân bằng quốc tế công nhận, tại Hội thảo “Balanced
Scorecard cho phát triển bền vững” do Viện Marketing và Quản trị Việt Nam (VMI) tổ chức trong tháng 5/2011.
6
Từ “cân bằng” (balanced) trong thẻ điểm cân bằng nghĩa là doanh nghiệp cần phải thiết lập sự
cân bằng trong việc đo lường kết quả thực hiện ở trên 04 khía cạnh khác nhau để phát triển bền
vững. Doanh nghiệp không nên chỉ đo lường hiệu quả tài chính (financial), mà còn cần đo lường
một số nhóm chỉ tiêu khác trong doanh nghiệp như khách hàng (customer), quy trình nội bộ
(internal processes), học tập và phát triển (learning and growth). Thẻ điểm cân bằng đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có tầm nhìn bao quát theo bốn khía cạnh nêu trên, thay vì chỉ đo lường hiệu
quả kinh doanh dựa trên chỉ tiêu tài chính như trước đây.
Ở Việt Nam, một số doanh nghiệp và tổ chức cũng đã bắt đầu ứng dụng thẻ điểm cân bằng để
thiết lập hệ thống chỉ tiêu nhằm đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động cho nhân viên, cũng
như chuyển tải và thông tin chiến lược đến mọi cấp hoạt động trong công ty. Trong bốn nhóm
chỉ tiêu cân bằng của thẻ điểm cân bằng thì các doanh nghiệp Việt Nam thường tập trung vào các
thước đo tài chính, hoặc khách hàng. Đây là những yếu tố mang tính "kết quả” hơn là các yếu tố
gốc mang tính "nguyên nhân” như quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển.
Nhằm tìm hiểu và đánh giá các điều kiện cho việc áp dụng thẻ điểm cân bằng trong một số doanh
nghiệp Việt Nam, cũng như phân tích các nguyên nhân làm cho việc áp dụng phương pháp này
thành công tại một số doanh nghiệp, đề tài “Nghiên cứu khả năng áp dụng thẻ điểm cân bằng
trong các doanh nghiệp Việt Nam” đã được lựa chọn nghiên cứu.
Mục tiêu
Mục tiêu đề tài là nhằm tìm hiểu khả năng áp dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng trong các
doanh nghiệp Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu đó đề tài cần thực hiện các nội dung sau:
- Hệ thống hóa kiến thức về thẻ điểm cân bằng, các thành phần của thẻ, quy trình triển khai
xây dựng thẻ điểm cân bằng
- Khảo sát tại các doanh nghiệp đã áp dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá yếu tố mang lại
sự thành công cho việc triển khai áp dụng thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp Việt
Nam
- Khảo sát tại các doanh nghiệp chưa áp dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá khả năng áp
dụng thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp Việt Nam
- Đề xuất cách thức để áp dụng thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích để tiến hành nghiên cứu cơ sở lý
thuyết về thẻ điểm cân bằng. Sử dụng các số liệu thứ cấp để tổng hợp, phân tích, đánh giá, so
7
sánh về tình hình sử dụng thẻ điểm cân bằng tại một số doanh nghiệp trên thế giới. Đề tài sử
dụng phương pháp mô tả, điều tra, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, phân tích định tính
nhằm nghiên cứu, đánh giá khả năng áp dụng thẻ điểm cân bằng.
Quy trình nghiên cứu của đề tài xuất phát từ thực tế.Điều tra sẽđược nhóm nghiên cứu thực
hiệnđối với các doanh nghiệp doanh nghiệp chưa áp dụng thẻ điểm cân bằng để tìm hiểu khả
năng áp dụng thẻ điểm tại các doanh nghiệp này. Nhóm nghiên cứu cũng tiếp cận các đã bước
đầu áp dụng thẻ điểm cân bằng để phân tích được các nguyên nhân mang lại sự thành công. Từ
đó đề xuất một số biện pháp để triển khai áp dụng thẻ điểm cân bằng phù hợp với điều kiện thực
tế Việt Nam.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và hướng nhiều hơn đến các doanh nghiệp có quy
mô lớn là đối tượng của nghiên cứu này. Các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp chưa áp dụng hoặc
đã áp dụng thẻ điểm cân bằnglà đối tượng được phỏng vấn. Nghiên cứu được thực hiện trong
khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014.
Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan về thẻ điểm cân bằng
o Khái niệm
o Mô hình và các thành phần của thẻ điểm cân bằng
o Triển khai thẻ điểm cân bằng
o Kinh nghiệm ứng dụng thẻ điểm cân bằngtại một số doanh nghiệp trên thế giới
Chương 2: Áp dụng thẻ điểm cân bằngtrong quản lí doanh nghiệp trên thế giới
o Thực tiễn triển khai áp dụng thẻ điểm cân bằng tại một số doanh nghiệp trên thế giới
o Những nghiên cứu trên thế giới về việc áp dụng thẻ điểm cân bằng
Chương 3: Đánh giá khả năng áp dụng thẻ điểm cân bằng ở các doanh nghiệp Việt Nam
o Khung nghiên cứu khả năng áp dụng thẻ điểm cân bằng ở các doanh nghiệp Việt
Nam
o Khảo sát, điều tra các doanh nghiệp chưa áp dụng thẻ điểm cân bằng
o Khảo sát, điều tra các doanh nghiệp đã áp dụng thẻ điểm cân bằng
Chương 3: Đề xuất cách thức triển khai áp dụng thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp Việt
Nam