Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu hóa học và nhận dạng một số nhóm chất có trong cây chó đẻ răng cưa (PHYLLANTHUS URINARIA L., EUPHORBIACEAE)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------------
NGÔ ĐỨC TRỌNG
NGHIÊN CỨU HOÁ HỌC VÀ NHẬN DẠNG
MỘT SỐ NHÓM CHẤT CÓ TRONG CÂY
CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA (PHYLLANTHUS URINARIA L.,
EUPHORBIACEAE)
LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÁ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------
NGÔ ĐỨC TRỌNG
NGHIÊN CỨU HOÁ HỌC VÀ NHẬN DẠNG
MỘT SỐ NHÓM CHẤT CÓ TRONG CÂY
CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA (PHYLLANTHUS URINARIA L.,
EUPHORBIACEAE)
Chuyên ngành : Hoá hữu cơ
Mã số : 60.44.27
LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÁ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM VĂN THỈNH
THÁI NGUYÊN - 2008
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới PGS.TS
Phạm Văn Thỉnh - Người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Quyết Tiến, TS. Phạm Thị
Hồng Minh, Th.S. Vũ Anh Tuấn, Th.S Hứa Văn Thao những người thầy đã
động viên và giúp đỡ từng bước đi của tôi trong quá trình nghiên cứu thực
hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn phòng hoạt chất sinh học của trường Đại học Y
Thái Nguyên và cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thành phẩm của Bác sĩ
Hoàng Sầm, phòng nghiên cứu cấu trúc - Viện Hóa học đã tận tình giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành các kế hoạch nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban
lãnh đạo Khoa Hóa, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2008
Tác giả
Ngô Đức Trọng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
NGÔ ĐỨC TRỌNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
SKLM : Sắc kí lớp mỏng
UV : Ultraviolet spectrocopy
MS : Mass Spectroscopy
EI-MS : Electron Impact Mass Spectroscopy
LC-MS : Liqud chromatography - Mass Spectroscopy
FT-IR : Fourier Transform Infrared Spectroscopy
NMR : Nuclear Magnetic Resonance
1H-NMR :
1H-Nuclear Magnetic Resonance
13C-NMR :
13C- Nuclear Magnetic Resonance
DEPT : Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer
COSY : Correlated Spectroscopy
HSQC : Heteronuclear Spectroscopy- Quantum Coherence
HMBC : Heteronuclear multiple - Bond Correlation
HIV : Human Immunodeficiency Virus
đvC : Đơn vị Cacbon
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Khối lƣợng chất tổng số đƣợc chiết từng phân đoạn của cây chó đẻ
răng cƣa (Phyllanthus urinaria L)…………………………...……….26
Bảng 2.2: Phát hiện các nhóm chất trong cây chó đẻ răng cƣa…………………27
Bảng 2.3: Kết quả thử hoạt tính sinh học của dịch chiết thô từ cây chó đẻ răng
cƣa (Phyllanthus urinaria L)…………………...………………...…..29
Bảng 2.4: Số liệu phổ
13C-NMR (CDCl3
, 125Mhz) của chất PH-1 trong cây chó
đẻ răng cƣa (Phyllanthus urinaria L)…………………...………...….30
Bảng 2.5: Phổ 1H-NMR và 13C-NMR của chất PE-3…………..……………….32
Bảng 3.1: Số liệu phổ 13C-NMR (CDCl3, 125Mhz) của PH-1 trong cây chó đẻ
răng cƣa (Phyllanthus urinaria L) và phổ của -sitosterol [15]….…..40
Bảng 3.2: Số liệu phổ NMR của PE-1 và số liệu phổ NMR trong phần mềm
ACD/NMR của 5-hidroxymetylfufural................................................44
Bảng 3.3: Số liệu phổ NMR của PE-2 và số liệu phổ NMR trong phần mềm
ACD/NMR của axit gallic....................................................................48
Bảng 3.4: Số liệu phổ NMR của PE-3 và số liệu phổ trong phần mềm
ACD/NMR của chất kampherol...........................................................52
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Cây chó đẻ răng cƣa (Phyllanthus urinaria L, Euphorbiaceae............. 3
Hình 2.1: Đƣờng kính vùng ức chế xung quanh giếng thạch (mm) theo phƣơng
phƣơng pháp khuyếch tán trên thạch....................................................28
Hình 3.1: Phổ FT-IR của -sitosterol (PH-1).......................................................36
Hình 3.2: Phổ 1H-NMR của -sitosterol (PH-1)..................................................37
Hình 3.3: Phổ 13C-NMR và ATP của -sitosterol (PH-1)....................................38
Hình 3.4: Phổ 1H-NMR-DMSO của PE-1...........................................................42
Hình 3.5: Phổ 13C-NMR-DMSO của PE-1..........................................................43
Hình 3.6: Phổ 1H-NMR-DMSO của PE-2...........................................................46
Hình 3.7: Phổ 13C-NMR-DMSO của PE-2..........................................................47
Hình 3.8: Phổ 1H-NMR-AcetoneD6 của PE-3.....................................................50
Hình 3.9: Phổ 13C-NMR-AcetoneD6 của PE-3....................................................51
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình ngâm chiết mẫu...................................................................26
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt dùng trong luận văn
Danh mục các bảng
Danh mục các hình và sơ đồ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN ................................................................................3
1.1. Mô tả thực vật............................................................................................3
1.2. Tác dụng sinh học của chi Phyllanthus........................................................4
1.2.1 Một số công dụng của chi Phyllanthus......................................................4
1.2.2 Một số tác dụng dƣợc lý của chi Phyllanthus.............................................5
1.3 Tình hình nghiên cứu hoá học thực vật của chi Phyllanthus..........................6
1.3.1 Một số đại diện của nhóm tecpenoit ..........................................................6
1.3.2 Một số đại diện của khung axit..................................................................8
1.3.3 Một số đại diện của Lignan.......................................................................9
1.3.4 Một số đại diện của khung flavonoit........................................................11
1.3.5 Một số hợp chất phenolic khác................................................................12
1.3.6 Một số hợp chất nhóm ankaloit ...............................................................15
1.4 Tình hình nghiên cứu hóa học của loài Phyllanthus urinaria L....................16
CHƢƠNG II. THỰC NGHIỆM..........................................................................23
2.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu......................................................23
2.1.1. Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phƣơng pháp xử lý mẫu..............23
2.1.2. Phƣơng pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết ..............................23
2.1.3. Phƣơng pháp khảo sát và xác định cấu trúc hoá học các hợp chất ............24
2.2. Dụng cụ, hoá chất và thiết bị nghiên cứu ...................................................24
2.2.1. Dụng cụ và hoá chất ..............................................................................24
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu................................................................................25
2.3. Các dịch chiết từ cây chó đẻ răng cƣa (Phyllanthus urinaria L)..................25
2.3.1. Các dịch chiết .......................................................................................25
2.3.2. Khảo sát định tính các dịch chiết ............................................................27
2.3.3. Thử hoạt tính sinh học ...........................................................................27
2.4. Phân lập, tinh chế các chất từ....................................................................29
2.4.1. Dịch chiết n-hexan ................................................................................29
2.4.2. Dịch chiết trong etylaxetat (PE) .............................................................31
2.4.2.1 Chất PE-1............................................................................................31
2.4.2.2 Chất PE-2............................................................................................31
2.4.2.3 Chất PE-3............................................................................................32
CHƢƠNG III. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................34
3.1. Nguyên tắc chung ....................................................................................34
3.2. Xác định định tính các nhóm chất thiên nhiên............................................34
3.3. Phân lập và nhận dạng các hợp chất ..........................................................35
3.3.1. -sitosterol (PH-1).................................................................................35
3.3.2. 5-Hydroxymetylfufural (PE-1)...............................................................41
3.3.3. Axit gallic (PE-2)..................................................................................45
3.3.4. Kampherol (PE-3) .................................................................................49
3.4. Thử hoạt tính sinh học..............................................................................53
KẾT LUẬN....................................................................................................55
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .....56
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................57
PHỤ LỤC .......................................................................................................62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay, những cây thuốc dân gian vẫn đóng vai trò hết sức
quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người. Từ trước khi có sự ra đời
của thuốc tây, nhiều loài cây cỏ trong tự nhiên đã được sử dụng trong dân
gian để chữa bệnh và rất có hiệu quả. Rất nhiều loại bệnh tật đã được chữa
khỏi nhờ thảo dược.
Ngày nay những hợp chất tự nhiên được phân lập từ cây cỏ đã được
ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, chúng
được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, làm nguyên
liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm v.v... Mặc dù công nghệ
tổng hợp hoá dược ngày nay đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra các biệt dược khác
nhau sử dụng trong công tác phòng, chữa bệnh. Điều đó đã góp phần làm tăng
tuổi thọ con người, song nhu cầu sử dụng cây cỏ để làm thuốc cũng ngày càng
tăng lên, được khoa học hiện đại soi sáng, vì trong chúng có chứa những biệt
dược rất khó tổng hợp. Mặt khác việc dùng thuốc nam hầu như không gây ra
tác dụng phụ.
Có nhiều bộ môn khoa học nghiên cứu về cây thuốc ra đời. Việc
nghiên cứu cây thuốc đã giúp cho chúng ta hiểu rõ về thành phần và cấu trúc
hóa học, hoạt tính sinh học, tác dụng dược lí của cây thuốc. Trên cơ sở các
nghiên cứu đó có thể tạo ra chất mới có hoạt tính sinh học cao như mong
muốn để làm thuốc chữa bệnh.
Cây chó đẻ răng cưa là một cây thuốc đã được sử dụng từ lâu trên thế
giới cũng như ở Việt Nam. Trong Y học dân tộc cây này được nhân dân dùng
làm thuốc để chữa nhiều loại bệnh như: đau viêm họng, đinh râu, mụn nhọt,
viêm da lở ngứa, sản hậu ứ huyết đau bụng, trẻ em tưa lưỡi, chàm má, bệnh
viêm gan,… rất có hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Thực vật chó đẻ răng cưa có nhiều ứng dụng quan trọng nhưng gần đây
mới được các nhà khoa học các nước quan tâm chọn làm đối tượng nghiên
cứu, còn ở nước ta hiện có rất ít công trình nghiên cứu về thành phần hóa học
và dược lí học của cây chó đẻ răng cưa.
Với mục đích nghiên cứu và tìm hiểu thành phần hóa học các hợp chất
có hoạt tính sinh học của cây chó đẻ răng cưa, góp phần làm tăng thêm sự
hiểu biết về nguồn thực vật làm thuốc phong phú và quý giá của Việt Nam.
Chúng tôi chọn cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.) làm đối tượng
nghiên cứu cho công trình nghiên cứu này. Tên đề tài là: “Nghiên cứu hóa
học và nhận dạng một số nhóm chất có trong cây chó đẻ răng cưa
(Phyllanthus urinaria L., Euphorbiaceae)”.