Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu hiệu quả của việc trồng xen một số cây che phủ họ đậu trong canh tác cây ngô trên đất dốc tại Yên Bái
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hà Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 93 - 97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 http://www.lrc-tnu.edu.vn
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TRỒNG XEN MỘT SỐ CÂY CHE PHỦ
HỌ ĐẬU TRONG CANH TÁC CÂY NGÔ TRÊN ĐẤT DỐC TẠI YÊN BÁI
Hà Minh Tuân*
, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Viết Hưng
Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Các cây họ đậu gồm lạc, đậu đen và đậu tƣơng đƣợc trồng xen trên nƣơng ngô (LVN99) tại Văn
Chấn, Yên Bái để đánh giá hiệu quả về sinh trƣởng, phát triển cây ngô, khả năng hạn chế xói mòn,
cỏ dại và cải thiện hoá tính đất so với phƣơng thức trồng ngô thuần truyền thống. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, việc trồng xen các cây đậu đen và đậu tƣơng đều có hiệu quả hỗ trợ cây trồng chính
sinh trƣởng, đồng thời tăng năng suất, hạn chế xói mòn, cỏ dại và tăng hàm lƣợng dinh dƣỡng
trong đất so với công thức trồng ngô thuần. Trong đó, công thức trồng xen ngô với đậu tƣơng cho
hiệu quả cao nhất, làm tăng năng suất ngô lên 16,2 tạ/ha.
Từ khóa: Cây che phủ, cây ngô, xói mòn, trồng xen.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây ngô (Zea mays L.) là một loại cây ngũ
cốc quan trọng trên thế giới và Việt Nam,
thuộc họ hoà thảo (Poaceae) (PBO 1994;
OGTR 2008; Phan Thị Vân 2010). Là một
trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế,
thƣơng mại và năng suất cao, với năng suất
trung bình trên toàn thế giới khoảng trên 4,0
tấn/ha (Paliwal 2000a; Farnham et al. 2003).
Ngoài ra, ngô là một loại cây trồng có khả
năng thích ứng khá cao với các điều kiện môi
trƣờng và độ cao khác nhau, đóng vai trò
quan trọng trong việc cung cấp lƣơng thực
cho ngƣời (OGTR 2008), làm thức ăn chăn
nuôi (Paliwal 2000b; Farnham et al. 2003) và
là nguyên liệu cho chế biến (White 1994;
Hoobs 2003; McCutheon 2008).
Yên Bái là một trong những tỉnh nghèo thuộc
miền núi phía Bắc, có địa hình phức tạp, diện
tích đồi núi chiếm 67,6% diện tích toàn tỉnh.
Dân tộc thiểu số chiếm 50,4%, trong đó riêng
huyện Văn Chấn, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm
đa số (66,7%) (Nguyễn Minh Tuấn 2009).
Cây ngô là một trong những loại cây trồng
nông nghiệp quan trọng tại huyện Văn Chấn,
sản lƣợng dự kiến đến 2015 trong định hƣớng
phát triển của huyện là 12.000 tấn (Phùng
Quốc Hiển 2005). Đốt nƣơng làm rẫy là một
tập quán điển hình, gắn liền với hoạt động sản
xuất của ngƣời dân tộc thiểu số ở các tỉnh
miền núi phía Bắc. Đây là nguyên nhân chính
gây ra hiện tƣợng xói mòn rửa trôi, làm đất bị
Tel: 0979759141; Email: [email protected]
bạc màu, mất sức sản xuất (Trần Lâm Đƣờng
2008; TTKNQG 2008).
Đến nay đã có một số mô hình sử dụng cây
che phủ họ đậu trồng xen với cây trồng nông
nghiệp đƣợc triển khai thành công tại các tỉnh
nhƣ Bắc Kạn, Sơn La và Hà Giang,… Các kết
quả bƣớc đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt về khả
năng chống xói mòn, cải tạo đất, và hạn chế
cỏ dại (NOMAFSI 2006). Tuy nhiên, những
nghiên cứu sâu và hệ thống về kỹ thuật sử
dụng cây che phủ nhằm khai thác hết các tiềm
năng để khuyến cáo và áp dụng sản xuất còn
hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu tổng hợp
hiệu quả của một số loại cây trồng xen họ đậu
là hết sức cần thiết, góp phần xây dựng và
giới thiệu các biện pháp kỹ thuật phù hợp với
điều kiện tự nhiên và sản xuất tại địa bàn
nghiên cứu.
NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Giống
ngô LVN99 là giống đƣợc trồng phổ biến ở
địa phƣơng, đƣợc bố trí là cây trồng chính
trong thí nghiệm trên đất dốc. Các cây trồng
xen gồm: đậu đen (giống địa phƣơng), đậu
tƣơng (giống địa phƣơng) và giống lạc L14.
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh
hƣởng của việc trồng xen các giống cây che
phủ họ đậu đến sinh trƣởng, phát triển của
cây trồng chính; khả năng chống xói mòn,
hạn chế cỏ dại, biến động hoá tính đất và hiệu
quả kinh tế của các công thức thí nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm gồm:
04 công thức, đƣợc bố trí theo khối ngẫu
nhiên hoàn chỉnh với 03 lần nhắc lại, diện tích
mỗi ô thí nghiệm là 50m2
. Cây ngô đƣợc
trồng với khoảng cách 70 x 25cm (mật độ 5,7
vạn cây/ha), cây che phủ đƣợc trồng giữa hai