Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu hiệu quả của thể dục nhịp điệu (aerobic) đến sự phát triển thể lực và hình thái cho học sinh nữ khối 10 trường thpt hòa vang - tp đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------
NGUYỄN THỊ THANH
Nghiên cứu hiệu quả của TDNĐ (aerobic) đến sự
phát triển thể lực và hình thái cho học sinh nữ khối
10 Trường THPT Hòa Vang - Tp Đà Nẵng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao (TDTT) là một lĩnh vực không thể thiếu trong nền văn
hóa của mỗi dân tộc, cũng như nền văn minh nhân loại. Ngay từ khi mới ra
đời TDTT là một bộ phận hữu cơ của nền văn hóa xã hội, là phương tiện giáo
dục và chiếm một vị trí vô cùng to lớn. Bởi TDTT không những mang lại sức
khỏe cho con người, mà còn làm cho con người có một tinh thần thoải mái và
có lối sống lành mạnh. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của TDTT
đối với sức khỏe, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khỏe
tức là cả nước mạnh khỏe”. Vì vậy nghành TDTT cần phải quan tâm nhiều
đến giáo dục thể chất (GDTC) trong trường học các cấp, phong trào thể thao
quần chúng và thể thao thành tích cao, đặc biệt là GDTC trong trường học.
Thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về TDTT và GDTC trong
trường, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng và chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai đất nước.
Điều 14 pháp lệnh TDTT nhấn mạnh : “GDTC trong trường học là chế
độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cường sức khỏe phát triển thể chất, góp phần
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu toàn diện cho người
học”. Nghị quyết Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 mở đầu thời
kì đổi mới đã khẳng định: “Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào
TDTT quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thể thao thành thói quen
hằng ngày của đông đảo nhân dân trước hết là thế hệ trẻ. Nâng cao chất lượng
GDTC trong nhà trường”. Khoa học cũng như đời sống xã hội đã chứng minh
TDTT là phương tiện tích cực nhất chủ động nhất và có hiệu quả hết sức to
lớn trong công cuộc giữ gìn, cũng cố và nâng cao sức khỏe cho mọi người
thuộc mọi độ tuổi khác nhau. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác
GDTC và hoạt động thể thao, học sinh nhiều trường THPT đã thực hiện đầy
3
đủ những quy định của bộ GD & ĐT về nội dung chương trình GDTC và vận
dụng một cách sáng tạo điều kiện cụ thể của từng trường. Điều đó đã góp
phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh .
Trong thể dục gồm có: Thể dục phát triển chung, thể dục dụng cụ, thể
dục thực dụng, thể dục nhịp điệu (Aerobic)….Trong đó, TDNĐ(Aerobic) là
môn thể thao được mọi người ưa chuộng và phổ biến với nội dung phong phú
đa dạng, nó là một phương tiện hữu ích để nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể
chất cho con người. Vì vậy, ở nước ta TDNĐ đã thu hút được nhiều đối tượng
tham gia tập luyện, là một động lực quan trọng để góp phần hoàn thiện về mặt
thể chất. Ngoài ra còn có tác dụng tích cực, thúc đẩy các mặt giáo dục khác
phát triển. Một cơ thể khỏe mạnh, duyên dáng, vóc dáng thon thả là niềm
mong muốn tự nhiên của tất cả các bạn nữ. TDNĐ làm cho thân hình của các
bạn nữ trở nên cân đối và là điều kiện đặc biệt để mở rộng khả năng thích
nghi, nâng cao tính bền vững của cơ thể trước tác động của những yếu tố
không lành mạnh.
TDNĐ gồm tổ hợp nhiều bài tập với các cử động khéo léo linh hoạt của
cơ thể, bước chân theo nhạc một cách nhịp nhàng, độ dẻo tốt khiến cho các cử
động của cơ thể trở nên uyển chuyển, với sự vận động đa dạng của các động
tác: Vận động tại chổ và di chuyển như chạy, nhảy, vũ đạo và các thao tác
trong sự phối hợp với âm nhạc có sự truyền cảm cao, làm hấp dẫn người tập ở
các đối tượng khác nhau, đặc biệt là lứa tuổi thiếu niên. TDNĐ là một nội
dung quan trọng của thể dục sức khoẻ cho mọi người, ngoài vẻ đẹp của động
tác, tính sinh động của bài tập, TDNĐ không chỉ thể hiện dưới nền nhạc, mà
TDNĐ đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tập ở mọi lứa tuổi, giới tính
và trình độ tập luyện khác nhau. Vì vậy, TDNĐ góp phần tăng cuờng sức
khỏe, phát triển các tố chất thể lực và các phẩm chất tâm lý cần thiết.
TDNĐ ảnh hưởng tích cực đến phát triển hình thể, tạo dáng cân đối và
năng lực vận động nhịp điệu. Với nhu cầu vì mục đích khỏe, trẻ, phát triển
4
thẩm mỹ vận động như: Hành vi chính xác, phối hợp vận động, tính nhịp điệu
dùng sức mạnh hợp lý và khéo léo. Luyện tập TDNĐ trở thành mục tiêu cho
tất cả các bạn nữ, bởi nó đem lại cho con người một sức khỏe tốt, sự mềm mại
dẻo dai, khéo léo trong các động tác và vẻ đẹp thông minh duyên dáng và lịch
thiệp.
Phát triển các tố chất thể lực là tiền đề quan trọng để đạt được yêu cầu
về số lượng và chất lượng động tác trong TDNĐ, nếu các tố chất thể lực
không được phát triển đầy đủ thì sẽ dẫn đến những khó khăn trong quá trình
luyện tập và hoàn thiện động tác. Bên cạnh việc trang bị cho các em toàn bộ
hệ thống kiến thức về tất cả các môn học, việc chuẩn bị một thể lực dồi dào
sung mãn và thân hình hài hòa cân đối là không thể xem nhẹ. Bất kì một việc
gì muốn hoàn thành tốt thì điều kiện đầu tiên và tất yếu là phải có sức khỏe.
Tuy nhiên, phát triển như thế nào thì cần phải có quá trình lâu dài, tiến trình
nghiên cứu và thử nghiệm để tìm ra được những bài tập tối ưu nhất, phù hợp
với quy luật phát triển theo lứa tuổi và giới tính của các em. Đó là những bài
tập tương đối đơn giản nhưng mang lại hiệu quả, bởi sự tác động của nó tới sự
phát triển thể chất của con người. Thể lực không những giúp học sinh có được
một sức khỏe tốt, một cơ thể cường tráng mà còn giúp học sinh có thể hoàn
thành tốt các môn học khác trong nhà trường.
Vì vậy, việc nghiên cứu hiệu quả của TDNĐ đến sự phát triển thể lực nữ học
sinh là điều rất cần thiết .
Xuất phát từ những lí do trên và dựa vào định hướng nghiên cứu khoa
học GDTC của nghành giáo dục và đào tạo, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu
đề tài:
“Nghiên cứu hiệu quả của TDNĐ (aerobic) đến sự phát triển thể lực
và hình thái cho học sinh nữ khối 10 Trường THPT Hòa Vang - Tp Đà
Nẵng”.
5
Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về GDTC trong trường
học.
Ngay từ khi thành lập chính quyền, năm 1945 Đảng và nhà nước ta đã
hết sức coi trọng công tác giáo dục con người phát triển toàn diện nói chung
và nâng cao năng lực nói riêng, coi đây là tài sản của đất nước, các văn bản
pháp lý của Đảng và Nhà nước ta đều nhấn mạnh TDTT là công tác cách
mạng, là công cụ tác động tích cực đến đời sống xã hội. Là bộ phận quan
trọng trong sự nghiệp giáo dục con người phát triển toàn diện về mọi mặt.
Trên cơ sở chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, hàng loạt các văn bản pháp quy về
công tác TDTT nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ, phát triển kinh tế xã hội
từng thời kì đã được ban hành. Nhằm nêu rõ mục đích giữ gìn sức khỏe cho
thế hệ trẻ. Ngay khi tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu
nước, ngày 02 tháng 06 năm 1969 Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số
48/TTg-CT, trong đó phân tích chặt chẻ tình hình công tác giáo dục thể chất
cho học sinh, nguyên nhân của các mặt thiếu sót trong thực hiện công tác này
và đề ra các biện pháp lớn,. Nhằm đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất trong nhà trường các cấp. Tiếp theo đó hàng loạt các chỉ thị 106/TC-TW;
181/TC-TW; 180/TC-TW; 22/TC-TW về công tác TDTT trong suốt thời kỳ
từ từ 1958 đến 1975 Đảng ta đều nhấn mạnh đến vai trò của thể dục thể thao
như một công tác cách mạng, trong đó nhiệm vụ chủ yếu là chăm sóc sức
khỏe, tăng cường thể chất cho nhân dân nhất là thanh thiếu niên. Hiến pháp
năm 1980 đã xác định tại điều 48 “ Nền TDTT Việt Nam có tính độc lập,
khoa học và nhân văn được phát triển mạnh mẽ và cân đối, nhằm tăng cường
sức khỏe và bồi dưỡng thể lực của nhân dân để xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc”.
6
Nghị quyết đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 mở
đầu thời kỳ đổi mới đã khẳng định “ Mở rộng và nâng cao chất lượng phong
trào TDTT quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thể thao thành thói
quen hằng ngày của đông đảo nhân dân, trước hết là thế hệ trẻ. Nâng cao chất
lượng giáo dục thể chất trong nhà trường”. Đại hội cũng thông qua ổn định và
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 trong đó khẳng định: “ Bảo vệ nâng
cao sức khỏe và thể chất nhân dân, chống suy dinh dưỡng trẻ em, tăng chiều
cao cân nặng thế hệ trẻ” như một nội dung quan trọng trong chính sách bảo
đảm xã hội và bảo đảm sức khỏe của nhà nước ta trong suốt thời kỳ 1991 đến
2000.
Đại hội lần thứ VIII năm 1996 đặt vị trí chủ chốt của con người với tầm
chiến lược sâu sắc hơn của thời kỳ mới sự cường tráng về thể chất và nhu cầu
của bản thân con người, đồng hành là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật
chất cho xã hội. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã
hội, tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể “ vì vậy trong báo cáo về chất
lượng và hiệu quả trong trường học” đã nêu giáo dục thể chất nhằm phát huy
nguồn lực của con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững. Cụ thể của chương trình này, Ban Bí thư trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam đã có chỉ thị 36-TC/TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới,
trong đó nhấn mạnh:“ Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học
là làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày của học sinh,
sinh viên…”. Công tác TDTT được đề cập một cách cấp thiết trong các văn
bản pháp luật do Quốc hội thông qua như: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân,
luật chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho các em nhỏ phát triển thể chất trở thành
trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trước thực trạng khó khăn về nhiều mặt, trong phát triển TDTT và đòi
hỏi đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chính phủ
đã ban hành chỉ thị 133/TTg ngày 07 tháng 03 năm 1995 về việc xây dựng
7
quy hoạch phát triển ngành TDTT, trong đó tiếp tục yêu cầu Bộ giáo dục và
Đào tạo cần đặc biệt coi trọng giáo dục thể chất trong nhà trường. Cải tiến nội
dung giảng dạy thể dục nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện
thân thể cho học sinh ở các cấp.
Tóm lại, công tác giáo dục thể chất trong trường học, góp phần chăm lo
sức khỏe và phát triển thể chất cho thế hệ trẻ được Đảng và Nhà nước ta luôn
luôn coi trọng trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây cũng là
mục tiêu cơ bản quan trọng nhất trong giáo dục con người phát triển toàn
diện, nhằm đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại
hóa đất nước. Con người phải được: “ Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về
thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần”. Nghị quyết trung
ương 4 khóa VII.
Ngày nay, vấn đề giáo dục thể chất trong trường học cũng trở nên quan
trọng trước yêu cầu đào tạo con người phát triển toàn diện. Con người vừa là
mục tiêu, vừa là động lực phát triển việc nâng cao chất lượng giờ học nội
khóa cho học sinh phổ thông, góp phần phát triển thể chất cho học sinh chính
là chủ trương của Đảng và Nhà nước vào đời sống giáo dục nhân cách cho
con người.
Từ thực tế cuộc sống, đòi hỏi con người cần phải có sức khỏe – đức –
trí – thậm mỹ. Để đáp ứng được yêu cầu đó, thì việc phát triển thể lực đóng
một vai rất quan trọng, không thể thiếu được
1.2 Đặc điểm phát triển thể chất trong thể dục nhịp điệu (aerobic).
1.2.1 Độ dẻo.
- Có độ dẻo tốt giúp các em phần nào tránh được chấn thương trong
cuộc sống và tập luyện thể dục nhịp điệu (Aerobic), bởi nếu cơ không đủ
mạnh, khớp không đủ dẻo, dễ dẫn đến những hoạt động sai lệch, phá vỡ làm
đau các bộ phận trong cơ thể.