Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Hiệu Lực Một Số Hoạt Chất Chiết Suất Từ Nguyên Liệu Thực Vật Thàn Mát Củ Nâu Phòng Chống Mối Gây Hại Lâm Sản
MIỄN PHÍ
Số trang
48
Kích thước
659.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1860

Nghiên Cứu Hiệu Lực Một Số Hoạt Chất Chiết Suất Từ Nguyên Liệu Thực Vật Thàn Mát Củ Nâu Phòng Chống Mối Gây Hại Lâm Sản

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ®ai häc l©m nghiÖp

khoa chÕ biÕn l©m s¶n

---***---

NGHI£N CøU HIÖU LùC MéT Sè HO¹T CHÊT CHIÕT SUÊT Tõ

NGUY£N LIÖU THùC VËT ( THµN M¸T, Cñ N¢U) PHßNG CHèNG

MèI G¢Y H¹I L¢M S¶N

Gi¸o viªn h-íng dÉn : T.s NguyÔn thÞ bÝch ngäc

Sinh viªn thùc hiÖn : trÇn M¹nh Hµ

Kho¸ häc : 2004 – 2008

Hµ t©y, 2008

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mƣa

nhiều, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây rừng. Hệ thực vật Việt

Nam là nơi tiếp giáp ba luồng giao lƣu thực vật, luồng thứ nhất từ phía Nam đi

lên gọi là nhân tố Malaixia – Inđônêsia, tiêu biểu là họ Dipterocarpacea có

trung tâm phát sinh là Borneo; luồng thứ hai từ phía Tây sang gọi là nhân tố Ấn

Độ - Miến Điện, gồm các loài đặc trƣng cho vùng khí hậu khô hạn; luồng thứ

ba từ Tây Bắc xuống, chủ yếu là các loài thuộc vĩ độ ôn đới của vùng Nam

Trung Quốc. Do đó, gỗ rừng Việt Nam rất phong phú về chủng loại, đa dạng về

số lƣợng, mang lại lợi ích to lớn về kinh tế cho nƣớc nhà.

Tuy nhiên, khí hậu nhiệt đới cũng là môi trƣờng thuận lợi cho sự sinh

trƣởng, phát triển của sinh vật gây hại lâm sản nhƣ nấm mốc, mối mọt… Sức

phá hại của chúng là vô cùng mạnh mẽ, gây thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế,

văn hoá. Đặc biệt là mối, bởi sự phong phú về chủng loại, phạm vi phân bố

rộng, hình thức phá hại đa dạng.

Trƣớc thực trạng đó, công tác bảo quản lâm sản trở thành một nhiệm vụ

hết sức thiết yếu. Nhiều loại thuốc hoá học đã đƣợc nghiên cứu tổng hợp thành

công với ƣu điểm nổi bật là hiệu lực bảo quản cao, có tác dụng phòng trừ sinh

vật hại lâm sản rất tốt. Song, nó lại gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng tiêu

cực đến sức khoẻ con ngƣời và hệ động thực vật. Đáp ứng tiêu chí an toàn với

môi trƣờng, một hƣớng đi mới đã đƣợc mở ra trong lĩnh vực bảo quản, đó là

việc nghiên cứu thuốc bảo quản có nguồn gốc từ thực vật, thân thiện hơn với

môi trƣờng.

Để góp phần đánh giá tiềm năng sử dụng nguồn nguyên liệu thực vật của

nƣớc ta làm thuốc bảo quản lâm sản, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị

Bích Ngọc, tôi tiến hành thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu hiệu lực một số hoạt chất chiết suất từ nguyên liệu thực

vật (Thàn mát, củ Nâu) phòng chống mối gây hại lâm sản”.

PHẦN I

TỔNG QUAN

I.1. Sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu sử dụng nguồn nguyên liệu thực

vật làm thuốc bảo quản lâm sản

I.1.1. Lịch sử phát triển ngành bảo quản lâm sản

Gỗ rừng trồng sinh trƣởng, phát triển nhanh nhƣng rất dễ bị các tác nhân

sinh vật và vi sinh vật gây hại trong một thời gian ngắn. Đặc biệt, ở những

nƣớc có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhƣ nƣớc ta, sinh vật gây hại lâm sản hoạt

động mãnh liệt nên tổn thất về lâm sản do chúng gây ra rất nặng nề. Vì vậy,

việc áp dụng các biện pháp bảo quản cho lâm sản nhằm nâng cao tuổi thọ và

giá trị sử dụng của chúng là đòi hỏi ngày càng trở nên bức thiết.

Việc nghiên cứu tìm tòi, áp dụng các biện pháp nhằm làm tăng thời gian

sử dụng lâm sản luôn là vấn đề đƣợc con ngƣời quan tâm. Ngay từ thời kì sơ

khai, ngƣời Ai Cập cổ đại đã biết dùng nhựa cây để bảo vệ gỗ cho công trình

xây dựng. Ngƣời dân của một số nƣớc châu Á, từ xa xƣa đã biết một phƣơng

pháp bảo quản độc đáo và hiệu quả đó là ngâm tre, gỗ trong bùn ao.

Tuy nhiên, việc sử dụng hoá chất để bảo quản nhằm kéo dài tuổi thọ lâm

sản mới ra đời cách đây hơn 300 năm. Năm 1947, Emerson đã đƣa ra đề xuất

sử dụng chế phẩm dạng dầu để bảo quản gỗ. Đến thế kỷ 19, một loạt hoá chất

đã đƣợc sử dụng để tẩm gỗ nhƣ HgCl2 (1805); ZnCl2 (1815); CuSO4 (1837);

dầu nhựa than đá Creosote (1838)… Trong những thập niên trở lại đây, danh

mục hoá chất dùng cho bảo quản lâm sản ngày càng đƣợc bổ sung phong phú

[1].

Ở Việt Nam, phải đến những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, công

tác nghiên cứu về kỹ thuật bảo quản gỗ và những vấn đề khoa học liên quan

mới đƣợc triển khai có hệ thống tại Phòng Bảo quản lâm sản_Viện nghiên cứu

Lâm Nghiệp dƣới sự lãnh đạo và hƣớng dẫn trực tiếp của cố kỹ sƣ Nguyễn Thế

4

Viễn - một Việt kiều yêu nƣớc, ông đã tự nguyện xa gia đình ở Pháp,

mang tri thức bảo quản gỗ của châu Âu về Việt Nam đặt nền móng đầu tiên cho

lĩnh vực nghiên cứu bảo quản lâm sản của nƣớc ta.

Cùng với sự phát triển của đất nƣớc, các hoạt động trong nghiên cứu bảo

quản lâm sản đã đƣợc chú trọng. Các hƣớng nghiên cứu của lĩnh vực bảo quản

lâm sản gồm: Nghiên cứu cơ bản về sinh vật gây hại lâm sản và các phƣơng

pháp phòng trừ; nghiên cứu về kỹ thuật ngâm tẩm bảo quản lâm sản; nghiên

cứu đề xuất các loại chế phẩm bảo quản lâm sản đã đƣợc tiến hành tƣơng đối

đồng bộ và các kết quả nghiên cứu đã nhanh chóng đƣợc chuyển giao vào sản

xuất, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội vô cùng to lớn.

I.1.2. Sự ra đời và phát triển của thuốc bảo quản nguồn gốc thực vật

Trong quá trình phát triển, các hoá chất có tính độc cao đối với sức khoẻ

con ngƣời và môi trƣờng đã dần bị loại bỏ. Do đó, việc tìm kiếm thay thế bằng

các hợp chất khác ít độc hại mà vẫn có hiệu quả bảo quản cao là cần thiết.

Từ thập kỷ 80, ngƣời ta đã phát hiện trong thành phần hoa Cúc dại

(Chrysamthemum cineraefonium và Chrysamthemum roseum) có 6 este độc đối

với sâu hại cây trồng. Đó là các nhóm pyrethrin I và II (chiếm 73%); cinerin I

và II; Jasmolin I và II. Chúng có những đặc điểm nhƣ:

- Lƣợng hoạt chất sử dụng thấp.

- Có tính chọn lọc cao, ít độc với thiên địch có ích.

- Tan nhanh trong lipit và lipoprotein nên có tác dụng gây độc nhanh và

có tác dụng xua đuổi côn trùng.

- Ít độc với con ngƣời và động vật, phân huỷ nhanh nhƣng rất độc đối

với động vật thuỷ sinh [5].

Tuy nhiên, do số lƣợng hoa cúc dại trong tự nhiên rất hạn chế, nên các

nhà khoa học đã tổng hợp ra nhiều dẫn xuất pyrethrin bằng con đƣờng hoá học

có hiệu lực trừ sâu còn cao hơn so với các este tự nhiên, gọi chung là các

Pyrethroit. Trong số các hợp chất Pyrethroit, đƣợc sử dụng nhiều nhất làm hoạt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!