Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu hàm lượng lipit protein và nhân gen chịu hạn chaperonin tế bào chất đơn vị và ỏ một số giống đậu tương nhập từ Úc
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
491.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1405

Nghiên cứu hàm lượng lipit protein và nhân gen chịu hạn chaperonin tế bào chất đơn vị và ỏ một số giống đậu tương nhập từ Úc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 3(43)/N¨m 2007

101

NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG LIPIT, PROTEIN VÀ NHÂN GEN

CHNU HẠN CHAPERONIN TẾ BÀO CHẤT ĐƠN VN δ

Ở MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG NHẬP TỪ ÚC

Nguyễn Văn Phú - Hoàng Thị Thu Yến (Khoa KH Tự nhiên & Xã hội – ĐH Thái Nguyên)

Luân Thị Đẹp (Trường ĐH Nông lâm – ĐH Thái Nguyên)

1. Đặt vấn đề

Đậu tương là giống cây trồng công nghiệp ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao và có tác

dụng nhiều mặt trong sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta, diện tích trồng cây đậu tương còn chưa

phổ biến mới chỉ đạt khoảng 200000 ha và năng suất bình quân đạt khoảng 1,4 tấn/ha. So với

các nước như Trung Quốc, Ấn Độ hay Mỹ và Braxin, tình hình sản xuất đậu tương ở nước ta

vẫn ở mức thấp [3], [11].

Hiện nay, để tăng năng suất và chất lượng đậu tương chúng ta đã tiến hành cải tạo giống,

đưa những giống có chất lượng vào sản xuất, chủ yếu là giống đột biến, giống lai và giống nhập

ngoại. Tại Thái Nguyên nhóm nghiên cứu do PGS.TS. Luân Thị Đẹp, Trưởng Khoa Nông học,

ĐHNL, ĐH Thái Nguyên làm chủ đề tài đã trồng thử nghiệm một số giống đậu tương được nhập

từ Úc và đã cho năng suất khá cao [8]. Vấn đề đặt ra cho nghiên cứu này là xác định hàm lượng

lipit, protein và nhân gen chịu hạn Chaperonin tế bào chất đơn vị δ ở một số giống đậu tương

nhập từ Úc để góp phần chọn tạo giống đậu tương.

2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

* Vật liệu, hóa chất, thiết bị

Hạt của các giống đậu tương DT84(6), E085 -10, E085 -3, E036 - b(6), do cô giáo PGS.TS.

Luân Thị Đẹp, Trưởng Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chọn tạo các

giống nhập từ Úc cung cấp. Giống đối chứng Bắc Kạn (BK) do cô giáo ThS. Nguyễn Thu Hiền,

Khoa Khoa học cơ bản, Trường ĐH Y Khoa Thái Nguyên cung cấp để sử dụng nghiên cứu.

Các hóa chất và thiết bị sử dụng được lưu giữ ở Bộ môn Sinh học, Khoa Khoa học Tự

nhiên và Xã hội; Phòng Di truyền học hiện đại, Khoa Sinh - KTNN, ĐHSP Thái Nguyên; Phòng

Công nghệ ADN ứng dụng, Viện Công nghệ Sinh học.

* Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp xác định hàm lượng lipit, protein được tiến hành theo tài liệu của Phạm

Thị Trân Châu [2].

- ADN tổng số được tách chiết và tinh sạch từ lá theo phương pháp của Becker và các

cộng sự (1998) [1].

- Nhân gen chaperonin tế bào chất đơn vị δ bằng kỹ thuật PCR theo Karry Mulis (1985)

với cặp mồi:

+ Mồi xuôi (forward primer) chap_N: 5’- GCC ATA TGT CGG CAA TCG CGG CCC C- 3’

+ Mồi ngược (reverse primer) chap_C: 5’- CGG GAT CCC TAC CTC ACA GTT ACA

ATA TCA TC-3’.

- Phân tích sản phNm PCR bằng enzyme giới hạn theo Sambrook và cộng sự 2001 [9].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!