Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu định hướng giải pháp bảo vệ bờ đoạn hợp lưu sông Mã và sông Chu tỉnh Thanh Hóa khi các thủy điện thượng lưu vận hành
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 11
BÀI BÁO KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ ĐOẠN
HỢP LƯU SÔNG MÃ VÀ SÔNG CHU TỈNH THANH HÓA
KHI CÁC THỦY ĐIỆN THƯỢNG LƯU VẬN HÀNH
Nguyễn Thanh Hùng1
, Nguyễn Thành Luân1
, Nguyễn Thành Công2
Tóm tắt: Thủy điện Cửa Đạt trên sông Chu đưa vào khai thác sẽ làm thay đổi rất lớn chế độ thủy
lực, thủy văn ở hạ du dòng chính sông Mã, trước hết làm thay đổi tỷ lệ lưu lượng giữa sông Mã và
sông Chu, dẫn đến sự thay đổi lòng dẫn ở vùng hợp lưu ngã ba Giàng. Biến động về lòng dẫn hạ du
đã và đang có những ảnh hưởng bất lợi tới hệ thống các công trình hai bên bờ sông gây sạt lở bờ,
bãi,….Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu định hướng các giải pháp nhằm ổn định bờ sông chống
sạt lở phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng hạ lưu sông Mã, tỉnh Thanh Hóa.
Từ khóa: Hợp lưu sông Mã, Giải pháp bảo vệ bờ, xói lở, bồi lắng.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ1
Hiện tượng xói lở, bồi lắng ở ngã ba Giànghợp lưu giữa sông Mã và sông Chu của hệ thống
sông Mã luôn diễn ra và có những biến động
phức tạp, đặc biệt những năm gần đây khi các
thủy điện thượng nguồn đi vào hoạt động
(Nguyễn Thanh Hùng và nnk, 2015). Sạt lở bờ
sông trực tiếp đe dọa đến hệ thống đê chống lũ
và tiềm ẩn những tai họa khôn lường (Nguyễn
Thu Huyền và nnk, 2015). Hiện tại đã có những
giải pháp gia cố bờ để hạn chế xói lở khu vực kè
tả sông Mã đoạn qua xã Hoằng Giang, Hoằng
Hợp, tuy vậy hiệu quả chưa cao do lòng dẫn
sông luôn biến động. Thực tế trên cho thấy, việc
xác định đúng nguyên nhân gây biến động lòng
dẫn, sạt lở bờ sông từ đó đề xuất các giải pháp
bảo vệ bờ là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa trong
việc phát triển bền vững khu hợp lưu. Bài báo
này phân tích tổng hợp các yếu tố nhằm đưa ra
cơ sở khoa học để định hướng giải pháp bảo vệ
bờ chống sạt lở phục vụ chỉnh trị đoạn ngã ba
sông Mã và sông Chu.
2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Tài liệu sử dụng
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000, 1/25.000 do
cục Bản đồ phát hành.
- Ảnh vệ tinh Landsat, Spot từ năm 1990-2013.
1 Phòng Thí nghiệm TĐQG về ĐLHSB, Viện Khoa học
Thủy Lợi Việt Nam. 2 Viện Thủy Công, Viện Khoa học Thủy Lợi Việt Nam.
- Mặt cắt đo đạc lòng sông từ năm 2008-
2013, do cục Quản lý đê điều quản lý.
- Bình đồ địa hình 1/5000 khu vực ngã ba
sông Mã - Chu do Phòng Thí nghiệm Trọng
điểm quốc gia về động lực học sông biển đo đạc
năm 2014 .
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp viễn thám và GIS: tài liệu sử
dụng là bản đồ địa hình 1/50000, 1/25000 và tư
liệu ảnh viễn thám, phân tích giải đoán ảnh để
thành lập các bản đồ biến động đường bờ, bãi
sông làm cơ sở đánh giá diễn biến bờ, bãi sông.
Phân tích diễn biến vị trí đường bờ sông vùng
hợp lưu qua các date ảnh vệ tinh Landsat (MSS,
TM, ETM, OLI) và bản đồ địa hình UTM ghi
nhận trong các năm từ 1965 đến 2013 (hình 5).
Các ảnh sử dụng có độ phân giải không gian từ
15m đến 30m, được xử lý trên hệ thống phần
mềm PCI-Geomatica 9.1.
Phương pháp phân tích, thống kê: Tổng hợp
phân tích các dữ liệu tính toán, thiết lập các biểu
đồ miêu tả đặc trưng về thủy động lực làm cơ sở
đánh giá diễn biến và đề xuất giải pháp phù hợp.
Phương pháp mô hình toán: Trên cơ sở các
tài liệu đo đạc năm 2014, thiết lập mô hình 2
chiều MIKE 21C để đánh giá trường thủy động
lực, vận chuyển bùn cát, với các kịch bản tổ hợp
lũ giữa sông Mã và sông Chu. Các tổ hợp lũ
được chọn là những tổ hợp bất lợi của dòng
chảy 2 sông tại vùng ngã ba từ đó định hướng
giải pháp và bố trí công trình bảo vệ bờ.