Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của cá chẽm con (Lates calcarifer Bloch, 1790) đối với vi khuẩn Streptococcus iniae
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG -----------------------
TRẦN VĨ HÍCH
NGHIÊN CỨU ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA
CÁ CHẼM CON (Lates calcarifer Bloch 1790)
ĐỐI VỚI VI KHUẨN Streptococcus iniae
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NHA TRANG – 2014
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG -----------------------
TRẦN VĨ HÍCH
NGHIÊN CỨU ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA
CÁ CHẼM CON (Lates calcarifer Bloch 1790)
ĐỐI VỚI VI KHUẨN Streptococcus iniae
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 62 62 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Dũng
NHA TRANG – 2014
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. các kết quả thu được
trong luận án này là kết quả nghiên cứu của dự án Bệnh ở cá chẽm, thuộc hợp phần
II dự án SRV-2701 do Na Uy tài trợ mà tôi là một thành viên tham gia thực hiện dự
án với tư cách là một nghiên cứu sinh theo kế hoạch hoạt động đào tạo của dự án.
Tôi đã được Chủ nhiệm dự án cho phép sử dụng tất cả số liệu nghiên cứu được cho
luận án tiến sĩ của mình.
Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu trong luận án là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
NGHIÊN CỨU SINH
Trần Vĩ Hích
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Khoa
Nuôi trồng Thủy sản, Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, dự án SRV 2701 đã
quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu sinh.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, người đã định
hướng nghiên cứu và trực tiếp khuyên bảo và giúp đỡ, giải quyết những khó khăn
cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình thực hiện đề tài, giúp tôi hiểu rõ hơn
về giá trị của nghiên cứu khoa học.
Xin cám ơn Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Thị Hòa, người đã dìu dắt tôi từ những
ngày đầu chập chững trên con đường nghiên cứu khoa học và không ngừng dõi theo
từng bước chân của tôi. Chính Cô và Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Mão là
những người đã tạo cơ hội cho tôi trở lại con đường nghiên cứu khoa học.
Cho phép tôi kính gửi lòng biết ơn chân thành đến Giáo sư Heidrun Inger
Wergeland, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian học tập phương pháp
phân tích mẫu tại Na Uy và giúp đỡ tôi trong việc công bố công trình nghiên cứu
trên tạp chí quốc tế.
Xin cám ơn Tiến sĩ Lại Văn Hùng và Tiến sĩ Lục Minh Diệp, những người
luôn tin tưởng và động viên tôi trong nghiên cứu khoa học cũng như giúp đỡ về vật
chất trong thời gian đầu của quá trình nghiên cứu.
Cám ơn Tiến sĩ Lê Minh Hoàng, Nghiên cứu sinh Đinh Văn Khương và
Thạc sĩ Vũ Đặng Hạ Quyên luôn kịp thời cung cấp các bài báo khoa học trong quá
trình nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của các Thầy, Cô
giáo trong Khoa Nuôi trồng Thủy sản, cảm ơn các em sinh viên ngành Bệnh học
thủy sản các khóa từ 46BH đến 50BH đã cùng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Lời cảm ơn cuối cùng tôi xin được giành cho gia đình của tôi: Ba, má, các
anh chị, vợ và con tôi, những người đã luôn yêu thương, nâng đỡ tôi về vật chất lẫn
tinh thần mà từ bao lâu nay tôi vẫn chưa nói ra một lời cám ơn.
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG LUẬN 4
1.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TÌNH HÌNH NUÔI CÁ CHẼM 4
1.1.1 Một số đặc điểm sinh học của cá chẽm. 4
1.1.2 Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới 5
1.1.2.1 Sản lượng cá chẽm nuôi trên thế giới 5
1.1.2.2 Các hình thức nuôi cá chẽm thương phẩm 6
1.1.3 Tình hình nuôi cá chẽm tại Việt Nam 7
1.1.4 Các bệnh thường gặp ở cá chẽm nuôi 7
1.1.4.1 Bệnh do virus 7
1.1.4.2 Bệnh do vi khuẩn 8
1.1.4.3 Bệnh do kí sinh trùng 10
1.2 BỆNH DO Streptococcus iniae TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 11
1.2.1 Tình hình dịch bệnh Streptococcus iniae trong nuôi trồng thủy sản 11
1.2.2 Dấu hiệu bên ngoài của bệnh do Streptococcus inae 13
1.2.3 Giải phẫu bệnh lý cá nhiễm Streptococcus iniae 13
1.2.4 Đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn S. iniae 14
1.2.5 Biện pháp phòng và trị bệnh do Streptococcus iniae 16
1.3 HỆ THỐNG MIỄN DỊCH Ở CÁ XƯƠNG 20
1.3.1 Miễn dịch tự nhiên 20
1.3.1.1 Hàng rào vật lý và hóa học 20
iii
1.3.1.2 Hàng rào tế bào 21
1.3.1.3 Hàng rào thể dịch 22
1.3.2 Đáp ứng miễn dịch thích ứng 24
1.3.2.1 Hàng rào tế bào trong đáp ứng miễn dịch thích ứng 24
1.3.2.2 Hàng rào thể dịch trong đáp ứng miễn dịch thích ứng 25
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của cá 27
1.3.3.1 Các yếu tố ngoại cảnh 27
1.3.3.2 Các yếu tố nội tại 28
1.3.3.3 Các yếu tố phái sinh 28
Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 34
2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 34
2.3 SƠ ĐỒ KHỐI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (Hình 2.1) 34
2.4 PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH MẪU 34
2.4.1 Phân lập và xác định đặc điểm vi khuẩn Streptococcus iniae. 34
2.4.1.1 Phân lập vi khuẩn S. iniae từ cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa 34
2.4.1.2 Xác định độc lực của vi khuẩn phân lập 37
2.4.1.3 Kiểm tra độ nhạy kháng sinh của các chủng S. iniae phân lập 38
2.4.1.4 Nghiên cứu phương thức xâm nhiễm của vi khuẩn Streptococcus iniae
vào cá chẽm 38
2.4.1.5 Tính tương đồng kháng nguyên của các chủng phân lập 39
2.4.2 Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của các chẽm đối với vi khuẩn S. iniae 41
2.4.2.1 Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của cá chẽm đối với vi khuẩn S.
iniae và ảnh hưởng của β-glucan lên đáp ứng miễn dịch này. 41
2.4.2.2 Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cá chẽm đối với tế bào vi khuẩn S.
iniae bất hoạt bằng formalin (Formalin Killed Cell - FKC) 43
2.4.3 Nghiên cứu sự hình thành và phát triển tuyến ức của cá chẽm 49
2.4.4 Phương pháp phân tích số liệu 49
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
iv
3.1 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN
Streptococcus iniae PHÂN LẬP TỪ CÁ CHẼM 50
3.1.1 Phân lập vi khuẩn S. iniae từ cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa 50
3.1.1.1 Tình hình dịch bệnh do S. iniae gây ra ở cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa 50
3.1.1.2 Đặc điểm phân loại của các chủng vi khuẩn phân lập 52
3.1.2 Độc lực của vi khuẩn S. iniae phân lập từ cá bệnh 54
3.1.3 Độ nhạy của S. iniae với các loại kháng sinh 57
3.1.4 Con đường cảm nhiễm của vi khuẩn Streptococcus iniae vào cá chẽm 59
3.1.5 Tính tương đồng kháng nguyên của các chủng vi khuẩn gây bệnh đã
phân lập 62
3.2 ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CÁ CHẼM ĐỐI VỚI VI KHUẨN S. iniae 64
3.2.1 Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của cá chẽm đối với vi khuẩn S.
iniae bất hoạt và ảnh hưởng của β-glucan đến đáp ứng này 64
3.2.1.1 Hoạt tính thực bào và chỉ số thực bào 64
3.2.1.2 Nồng độ lysozyme trong huyết thanh của cá chẽm 66
3.2.1.3 Khả năng ức chế vi khuẩn S. iniae của huyết thanh cá chẽm 67
3.2.2 Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cá chẽm đối với tế bào vi khuẩn S.
iniae bất hoạt bằng formalin (FKC) 70
3.2.2.1 Biến động hàm lượng kháng thể đặc hiệu trong máu cá thí nghiệm
sau khi tiêm FKC 70
3.2.2.2 Đặc điểm protein kháng nguyên của vi khuẩn S. iniae 74
3.2.2.3 Hiệu quả bảo vệ của tế bào vi khuẩn bất hoạt (FKC) đối với bệnh do
Streptococcus iniae gây ra ở cá chẽm 76
3.3 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TUYẾN ỨC 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ Tiếng Việt
BA Blood Agar Môi trường thạch máu
CFU Colony Forming Unit Đơn vị khuẩn lạc
FKC Formalin-Killed Cells Tế bào vi khuẩn bất hoạt bằng formalin
IP Intraperitoneal Injection Tiêm vào xoang bụng
kDa Kilo Dalton Đơn vị tính khối lượng phân tử protein
KF KF-Streptococcus Agar Môi trường nuôi cấy vi khuẩn
L-15 Leibovitz Môi trường nuôi cấy tế bào
LD50 Lethal Dose 50% Liều gây chết 50%
OD Optical Density Mật độ quang
PBS Phosphate Buffered Saline Dung dịch muối sinh lý đệm Phosphate
RPP Relative Percent Protection Hệ số bảo vệ tương đối
SDSPAGE
Sodium Dodecyl Sulfate -
Polyacrylamide Gel Electrophoresis
Điện di trên gel polyacrylamide có
SDS
TSA Tryptic Soy Agar Môi trường nuôi cấy vi khuẩn
TSB Tryptic Soy Broth Môi trường nuôi cấy vi khuẩn
xg Gravity Đơn vị tính lực ly tâm
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Một số đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn Streptococcus iniae. 15
Bảng 1.2. Hiệu quả bảo vệ của các loại vaccine phòng bệnh do vi khuẩn S.
iniae sau bốn tuần tiêm chủng.
18
Bảng 1.3 Nguồn gốc và tác dụng của cytokin ở cá 29
Bảng 1.4 Sự hình thành các cơ quan và mô lympho ở một số loài cá 32
Bảng 3.1 Nguồn phân lập các chủng S. iniae từ cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa 50
Bảng 3.2 Một số đặc điểm sinh hóa của các chủng vi khuẩn phân lập từ cá
chẽm nuôi tại Khánh Hòa
53
Bảng 3.3 Độ nhạy cảm của các chủng vi khuẩn S. iniae phân lập từ cá chẽm
nuôi tại Khánh Hòa đối với 12 loại kháng sinh phổ biến trong nuôi trồng
thủy sản.
58
Bảng 3.4 Thời điểm phát hiện vi khuẩn S. iniae ở các cơ quan của cá chẽm 59
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình Trang
Hình 1.1 Sản lượng và giá trị cá chẽm nuôi của thế giới từ năm 1959 – 2009 5
Hình 1.2 Tỉ lệ sản lượng cá chẽm nuôi của các nước với tổng sản lượng cá
chẽm nuôi trên thế giới từ năm 1959-2009
6
Hình 1.3 Một số bệnh thường gặp ở cá chẽm nuôi 10
Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 35
Hình 2.2 Phương pháp xác định kháng thể kháng S. iniae trong huyết thanh
cá chẽm
45
Hình 3.1 Cá chẽm mắc nhiễm Streptococcus iniae nuôi tại Khánh Hòa 51
Hình 3.2. Hình dạng khuẩn lạc và tế bào các chủng vi khuẩn S. iniae phân
lập từ cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa.
52
Hình 3.3 Tỉ lệ chết tích lũy ở các nhóm cá chẽm thí nghiệm sau khi tiêm S.
iniae vào xoang bụng với các nồng độ khác nhau.
55
Hình 3.4 Tương quan giữa nồng độ vi khuẩn S. iniae tiêm vào xoang bụng
và tỉ lệ chết tích lũy của các nhóm cá chẽm thí nghiệm.
56
Hình 3.5 Mang cá chẽm nhuộm mô hóa miễn dịch với vi khuẩn ở mang sơ
cấp, mang thứ cấp và xoang tĩnh mạch mang
59
Hình 3.6 Thận cá chẽm nhiễm S. iniae nhuộm mô hóa miễn dịch 60
Hình 3.7 Một số cơ quan cá chẽm nhiễm vi khuẩn Streptococcus iniae sau
khi nhuộm mô hóa miễn dịch
61
Hình 3.8 Hiệu giá kháng thể của huyết thanh cá chẽm đối với các chủng S.
iniae khác nhau
63
Hình 3.9 Hoạt tính thực bào của đại thực bào cá chẽm trước và sau khi tiêm
vi khuẩn S. iniae.
64
Hình 3.10 Các tế bào nấm men bị thực bào bởi các đại thực bào phân lập từ
tiền thận cá chẽm
65
Hình 3.11 Chỉ số thực bào của đại thực bào cá chẽm trước và sau khi tiêm 65
viii
ix
vi khuẩn S. iniae
Hình 3.12 Nồng độ lyzozyme của huyết thanh cá chẽm trước và sau khi
tiêm vi khuẩn S. iniae
66
Hình 3.13 Tỉ lệ (%) vi khuẩn S. iniae bị ức chế bởi huyết thanh cá chẽm.
67
Hình 3.14 Tỉ lệ cá chẽm có kháng thể đặc hiệu kháng lại S. iniae trong
huyết thanh cá chẽm đã được gây miễn dịch
71
Hình 3.15 Biến động hàm lượng kháng thể đặc hiệu kháng vi khuẩn S.
iniae trong huyết thanh của cá chẽm được tiêm vaccine thử nghiệm so với
cá đối chứng (OD492 nm)
72
Hình 3.16 Tương quan giữa mật độ quang và độ pha loãng của huyết thanh
cá chẽm
73
Hình 3.17 SDS-PAGE protein profile của tế bào vi khuẩn S. iniae xử lý
bằng mutanolysin
74
Hình 3.18 Phân tích western blot của các chủng vi khuẩn S. iniae. 75
Hình 3.19 Tỷ lệ chết tích lũy ở các nhóm cá thí nghiệm trong thời gian theo
dõi sau khi công cường độc bằng vi khuẩn S. iniae chủng VN091211R
78
Hình 3.20 Mầm tuyến ức cá chẽm 10 ngày sau khi nở. 80
Hình 3.21 Tuyến ức cá chẽm 12 và 14 ngày sau khi nở. 81
Hình 3.22 Tuyến ức cá chẽm 30 ngày sau khi nở 82
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, thành công của những mô hình thử nghiệm nuôi
cá chẽm ở các ao nuôi tôm hoang hóa đã khẳng định cá chẽm là đối tượng có hiệu
quả kinh tế cao. Đặc biệt từ năm 2005, khi đã tìm được thị trường xuất khẩu sản
phẩm cá chẽm phi lê đông lạnh, nghề nuôi cá chẽm thương phẩm phát triển nhanh
chóng ở một số tỉnh như Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Khánh Hòa… Cùng với sự
phát triển về diện tích và mức độ thâm canh của nghề nuôi cá chẽm, dịch bệnh trên
đối tượng nuôi mới này bắt đầu xuất hiện, gây thiệt hại ở một số cơ sở nuôi cá
thương phẩm. Trong đó, bệnh truyền nhiễm đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Nghiên cứu của Wendover (2010) về các bệnh quan trọng ở cá chẽm nuôi tại
Châu Á cho biết trong tất cả các bệnh thường gặp ở cá chẽm, bệnh do vi khuẩn
Streptococcus iniae gây ra là bệnh phổ biến nhất [190].
Streptococcus iniae lần đầu tiên được biết đến vào năm 1976, khi Pier và
Madin công bố kết quả định danh chủng vi khuẩn đã được phân lập từ ổ viêm dưới
da cá heo nước ngọt sông Amazon nuôi tại San Francisco từ năm 1972 [137], từ đó
đến nay, dịch bệnh cứ liên tục xảy ra trên khắp các vùng nuôi trên thế giới và ở hầu
hết cá loài cá nuôi như cá bơn Paralichthys olivaceus, cá thơm Plecoglossus
altivelis, cá hồi Oncorhynchus rhodurus, cá dìa xám Siganus fuscescens, cá chẽm
Lates calcarifer, cá điêu hồng Oreochromis sp., cá chẽm châu Âu Dicentrarchus
labrax [121, 122, 127, 173]... gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.
Sử dụng kháng sinh là một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc trị
bệnh do S. iniae gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên kháng sinh sẽ làm
gia tăng các dòng vi khuẩn kháng thuốc. Nghiên cứu của Aoki và các cộng sự đã
chứng minh sự gia tăng các dòng liên cầu khuẩn kháng thuốc [13]. Probiotic hay
một số chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu như inositol, levalmisole hay βglucan cũng đã được sử dụng trong việc phòng trị bệnh do S. iniae gây ra ở cá. Tuy
nhiên, hiệu quả của việc phòng trị bệnh bằng các phương pháp này không cao và rất
khác nhau ở các nghiên cứu khác nhau [101, 136, 145, 149, 191].
1
Vaccine là sự lựa chọn tốt nhất trong việc kiểm soát bệnh do S. iniae gây ra.
Tuy nhiên, đôi khi việc sử dụng vaccine không mang lại hiệu quả như mong muốn
do những thay đổi mạnh mẽ của vi khuẩn nhằm thích nghi với điều kiện môi trường
cho phép chúng thay đổi cấu trúc protein kháng nguyên. Do đó, mặc dù đã có một
số loại vaccine phòng bệnh do S. iniae gây ra nhưng những nghiên cứu để tạo ra
những loại vaccine có hiệu lực cao vẫn hết sức cần thiết. Mặt khác, khả năng tiếp
nhận vaccine và chất kích thích miễn dịch còn phụ thuộc vào từng loài cá, thời điểm
sử dụng và phương pháp dẫn truyền. Nếu cá giống bị phơi nhiễm với một loại
kháng nguyên nào đó quá sớm thì thay vì kích thích hệ thống miễn dịch sinh kháng
thể, hiện tượng vô cảm miễn dịch xuất hiện và việc sản sinh kháng thể không xảy ra
khi cá tiếp xúc lại với kháng nguyên này. Vì vậy việc chủng vaccine quá sớm cho
cá giống có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Từ thực tiễn nêu trên, đề tài: ”Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của cá chẽm
con (Lates calcarifer Bloch 1790) đối với vi khuẩn Streptococcus iniae” được
thực hiện.
Mục tiêu của đề tài:
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp phòng bệnh sớm
cho cá chẽm bằng phương pháp miễn dịch học
Các nội dung chính của đề tài:
1. Nghiên cứu đặc điểm của các chủng vi khuẩn S. iniae phân lập từ cá chẽm
nuôi tại Khánh Hòa
2. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của cá chẽm đối với vi khuẩn S. iniae
3. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cá chẽm đối với vi khuẩn S. iniae
4. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vi khuẩn bất hoạt trong phòng bệnh do S.
iniae gây ra ở cá chẽm.
5. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển tuyến ức của cá chẽm
2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu này đã bổ sung các hiểu biết về hệ miễn dịch và
đáp ứng miễn dịch của cá chẽm (Lates calcarifer) bao gồm sự phát triển hoàn thiện
của tuyến ức, cơ quan lympho trung ương đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng
miễn dịch đặc hiệu; đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu thể hiện qua hoạt tính của
đại thực bào và lysozyme; và đáp ứng miễn dịch dịch thể đặc hiệu khi bị hoạt hóa
bởi kháng nguyên vi khuẩn Streptococcus iniae.
Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu ứng dụng các biện pháp miễn dịch học nhằm phòng bệnh do vi khuẩn
gây ra trên cá chẽm nuôi tại Việt Nam bao gồm việc sử dụng các chế phẩm kích ứng
miễn dịch không đặc hiệu (immunostimulants) và liệu pháp vaccine, góp phần phát
triển nghề nuôi cá chẽm tại Việt Nam theo hướng bền vững, an toàn, giảm thiểu rủi
ro, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường do việc sử dụng kháng sinh và hóa
chất để phòng trị bệnh cho cá.
Tính mới của công trình: Đây là công bố đầu tiên về hệ miễn dịch của cá chẽm
và các đáp ứng miễn dịch của cá chẽm tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là công
bố đầu tiên trên thế giới về sự phát triển hoàn thiện của tuyến ức của cá chẽm (Lates
calcarifer) được thực hiện bằng phương pháp mô học.
3