Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đa dạng trùng bánh xe ở sinh cảnh cát khu vực ven biển tỉnh quảng nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
DƯƠNG QUANG HƯNG
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG TRÙNG BÁNH XE
Ở SINH CẢNH CÁT KHU VỰC VEN BIỂN
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC
Đà Nẵng, năm 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
DƯƠNG QUANG HƯNG
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG TRÙNG BÁNH XE
Ở SINH CẢNH CÁT KHU VỰC VEN BIỂN
TỈNH QUẢNG NAM
CHUYÊN NGÀNH: SINH THÁI HỌC
MÃ SỐ: 8420120
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VÕ VĂN MINH
Đà Nẵng, năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Nghiên cứu đa dạng Trùng bánh xe ở sinh cảnh cát khu
vực ven biển tỉnh Quảng Nam” là kết quả nghiên cứu của chính tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Dương Quang Hưng
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được tiến hành tại phòng thí nghiệm của khoa Sinh - Môi trường,
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng với sự tài trợ của nhóm Nghiên cứu –
Giảng dạy Môi trường và Tài nguyên sinh vật (DN-EBR).
Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Võ Văn Minh,
người thầy định hướng khoa học và TS. Trịnh Đăng Mậu, người thầy hướng dẫn phương
pháp nghiên cứu đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn đến các Giảng viên của Khoa Sinh - Môi trường, Phòng
Đào tạo sau Đại học Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận
lợi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin tỏ lòng biết ơn đến những người bạn: Trường, Linh, Nguyên, Hào đã hỗ
trợ tôi trong quá trình thu mẫu ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm.
Xin cảm ơn gia đình gia thân yêu và tập thể lớp Sinh thái học, khóa 2018-2019 đã
động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn
thành các vai trò một cách tốt nhất.
Xin cảm ơn tất cả!
Tác giả
Dương Quang Hưng
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài: Nghiên cứu đa dạng Trùng bánh xe ở sinh cảnh cát khu vực ven biển tỉnh
Quảng Nam
Ngành: Sinh thái học
Họ tên học viên: Dương Quang Hưng
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Võ Văn Minh
Cơ sở đào tạo: Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt:
Đa dạng Trùng bánh xe (Rotifers) trong các sinh cảnh được nghiên cứu tại vùng đất cát ven biển
tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu ghi nhận được 101 loài Trùng bánh xe (TBX) thuộc 24 chi, 16 họ và 3 bộ.
Trong đó, 15 loài được ghi nhận mới cho ngành Trùng bánh xe ở Việt Nam. Theo sinh cảnh, tổng số
loài ghi nhận cao nhất ở sinh cảnh cột nước gần bờ (84 loài, chiếm 83,17%), thấp hơn ở sinh cảnh cát
vùng hygropsammon và vùng eupsammon (lần lượt 76 và 49 loài, chiếm 75,25 và 48,51%). Độ đạng
của quần xã TBX thể hiện qua chỉ số Shannon, có sự khác nhau nhất định giữa các sinh cảnh và thay
đổi theo mùa. Các chỉ số ước đoán độ giàu loài theo Chao 2 và Jacknife 2 cho thấy tiềm năng đa dạng
cao ở các sinh cảnh này. Về cấu trúc quần xã, có sự khác biệt về tỉ lệ các họ tại mỗi sinh cảnh, tuy nhiên,
họ Lecanidae có sự ưu thế về đa dạng loài trong cả 3 sinh cảnh. Tổng mật độ TBX ở vùng sinh cảnh cát
vùng eupsammon cao hơn so với vùng hygropsammon và sinh cảnh cát cột nước gần bờ (lần lượt là
9,14x106 > 7,39x106 > 5,10x106
cá thể/m3
).
Tương quan giữa sự phân bố của các loài TBX với một số thông số môi trường đã được khảo sát.
Kết quả cho thấy các loài TBX thuộc họ Lecanidae (Lecanids) có xu hướng ở sinh cảnh cát có kích thướt
hạt lớn hơn 125µm. Bên cạnh đó, các thông số môi trường nước khác như pH, tổng hàm lượng photpho
(TP) và tổng chất rắn hòa tan (TDS) được đánh giá là có sự tương quan ý nghĩa đối với sự phân bố của
Lecanids phổ biến tại khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: Đa dạng sinh học, Vùng đất cát ven biển, Trùng bánh xe, Sinh vật cát, Tỉnh Quảng Nam.
INFORMATION PAGE OF MASTER THESIS
Name of thesis: Diversity of psammon rotifers in the coastal area of Quang Nam
province
Major: Ecology
Full name of Master student: Duong Quang Hung
Supervisor: Assoc. Prof., PhD. Vo Van Minh
Training institution: The University of Danang, University of Science and Education
Abstract:
Diversity of rotifers in different habitats in the sandy coast of Quang Nam provinces was
investigated. In total, 101 species were recorded, which belong 24 genera, 16 families and 3 orders of
Rotifera. Specially, 15 taxa were recognized as new species to Vietnam. The diversity varied between
different habitats, with the highest number of species being found in littoral habitat (84 taxa) compared
to that of hygropsammon habitat (76 species) and eupsammon habitat (49 species). The Shannon index
demonstrated the seasonal variations of the diversity level of rotifera communities in different habitats.
Species accumulation curve and species richness estimators for these habitats predicted a potential of
high biodiversity level in this area. Concerning community structure, Lecanidae were the most diverse
family in all 3 types of habitat, yet contributions of other families were not the same. Total density of
rotifers in eupsammon were observed higher than in hygropsammon and in water, with values of 9.13 >
7.39 > 5.10 106
ind.m-3
respectively.
Influences of some environmental factors on the distribution of psammic lecanids were also
observed. This group of organisms showed a slight tendency towards sand with grain sizes larger than
125µm. Besides, other abiotic factors including pH, total phosphorus (TP) and total dissolved solids
(TDS) were also found to significantly related to the distribution of some common Lecane species.
Keywords: Biodiversity, Sandy coast, Rotifers, Psammon, Quang Nam province.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu ..................................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................4
1.1. Giới thiệu về Trùng bánh xe ...................................................................................4
1.1.1. Đặc điểm hình thái phân loại ............................................................................5
1.1.2. Đặc điểm sinh thái và sinh cảnh sống ...............................................................8
1.2. Trùng bánh xe ở sinh cảnh cát? ........................................................................10
1.3. Đặc điểm của sinh cảnh cát ..............................................................................11
1.3. Các nghiên cứu về Trùng bánh xe ở sinh cảnh cát...........................................13
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới..................................................................13
1.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................15
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................17
2.1. Đối tượng..........................................................................................................17
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................20
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa........................................................20
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tại phòng thí nghiệm..............................................22
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................23
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................................24
3.1. Đa dạng Trùng bánh xe ở sinh cảnh cát ...........................................................24
3.1.1. Thành phần loài ..............................................................................................24
3.1.2. Độ đa dạng......................................................................................................29
3.1.3. Cấu trúc quần xã.............................................................................................31
3.2. Mối quan hệ giữa các loài Trùng bánh xe với điều kiện môi trường ...................33
3.2.1. Đặc điểm môi trường tại khu vực nghiên cứu.................................................33
3.2.2. Quần xã Lecanids ở sinh cảnh cát tại khu vực nghiên cứu ............................35
3.2.3. Mối quan hệ giữa Lecanids với các thông số môi trường ..............................41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5 : Biochemical oxygen demand over five days
CCA : Canonical correspondence analysis
DO : Dissolved oxygen
EC : Electrical conductivity
KTC : Kích thước hạt cát
Lecanids : Các loài Trùng bánh xe thuộc họ Lecanidae
TBX : Trùng bánh xe
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TDS : Total dissolved solids
TN : Total Nitrogen
TP : Total Phosphorus
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Số trang
1.1 Tổng hợp số lượng loài Trùng bánh xe đã được ghi nhận
tại Việt Nam.
16
2.1 Tọa độ các địa điểm thu mẫu. 17
3.1 Thành phần loài Trùng bánh xe tại vùng đất cát ven biển
tỉnh Quảng Nam.
24
3.2 Thành phần loài TBX theo sinh cảnh sống tại vùng đất
cát ven biển, tỉnh Quảng Nam.
28
3.3 Thành phần loài, mật độ (cá thể/m3
) và đặc điểm phân
bố theo kích thước hạt cát của Lecanids tại khu vực
nghiên cứu.
35
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình Tên hình Số trang
1.1 (a) Hình thái TBX, loài Brachionus sp.; (b) Incudate
trophi (Asplanchna); (c) Malleoramate trophi
(Sinantherina).
04
1.2 Sơ đồ cấu tạo TBX cái. 06
1.3 Sơ đồ cấu trạo của TBX đực của loài Brachionus
calyciflorus.
06
1.4 Tính lưỡng hình theo giới tính của Monogononta 07
1.5 Sơ đồ biễn diễn sự phân vùng nghiên cứu sinh vật ở cát. 11
2.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu. 18
2.2 Các vùng nước mặt (ao, hồ, vùng nước tạm) tại khu vực
nghiên cứu.
18
2.3 Thu mẫu Trùng bánh xe ở sinh cảnh cát. 20
2.4 Thu mẫu TBX ở sinh cảnh cột nước gần bờ. 21