Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đa dạng thực vật và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng Chí Sán, tỉnh Hà Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
--------- *** ---------
Nguyễn Bích Thảo
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
RỪNG ĐẶC DỤNG CHÍ SÁN, TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 8420111
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN QUỐC DỰNG
Hà nội - 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
---------- *** ----------
Nguyễn Bích Thảo
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
RỪNG ĐẶC DỤNG CHÍ SÁN, TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC SINH HỌC
Hà nội - 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian tham gia Chương trình đào tạo Cao học Khoá 20 (2016 - 2018),
chuyên ngành Thực vật học tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn
lâm, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đa dạng thực vật và đề xuất giải pháp bảo
tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng Chí Sán, Tỉnh Hà Giang”. Luận văn được
hoàn thành dựa trên kết quả học tập, nghiên cứu của bản thân dưới sự giảng dạy
nhiệt tình, tận tâm của các thầy cô giáo.
Nhân dịp này, tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Quý thầy, cô cũng như
Ban Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và Khoa Đào tạo Sau Đại học
đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt cảm ơn TS. Nguyễn Quốc Dựng đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Trung tâm Tài nguyên và Môi trường
Lâm nghiệp, Phòng Đa dạng Sinh học và Môi trường đã ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi
được theo học Chương trình đào tạo này. Đồng thời xin chân thành cảm ơn những
nhà khoa học và các chuyên gia đã đóng góp ý kiến quý báu để hoàn thiện luận văn.
Trong suốt quá trình thực hiện, tôi luôn nỗ lực cố gắng hết sức để luận văn
đạt được kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót. Rất mong được các thầy, cô, các nhà khoa học và đồng nghiệp tiếp tục
đóng góp ý kiến để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập, kết quả xử lý, tính toán đều trung thực
và được trích dẫn rõ ràng.
Hà Nội, tháng 08 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Bích Thảo
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cảm ơn.................................................................................................. i
Mục lục..............................................................................................................ii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... v
Danh mục bảng và danh mục hình ..................................................................vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
NỘI DUNG................................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KHU VỰC
NGHIÊN CỨU........................................................................................... 3
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.............................................................. 3
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đa dạng sinh học thực vật và bảo tồn ...... 3
1.1.2. Nghiên cứu về hệ thực vật và bảo tồn thiên nhiên trên Thế giới............ 4
1.1.3. Nghiên cứu về hệ thực vật và bảo tồn ở Việt Nam .…………………....8
1.1.4. Tổng quan về nghiên cứu tại Hà Giang .………………….................10
1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và dân sinh, kinh tế - xã hội khu vực
nghiên cứu ...................................................................................................... 11
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 11
1.2.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội ..................................................... 16
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NỘI
DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 21
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 21
iii
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 21
2.3.1. Nghiên cứu đa dạng các kiểu thảm thực vật ........................................ 21
2.3.2. Nghiên cứu tính đa dạng thành phần thực vật ...................................... 21
2.3.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.......................... 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
2.4.1. Phương pháp luận ................................................................................. 22
2.4.2. Thu thập và kế thừa dữ liệu .................................................................. 23
2.4.3. Điều tra thực địa ................................................................................... 23
2.4.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu .............................................. 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 31
3.1. Đa dạng các kiểu thảm thực vật .............................................................. 31
3.1.1. Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp tầng trên...32
3.1.2. Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp......... 33
3.1.3. Kiểu phụ thứ sinh rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục
hồi trên đất mất rừng ...................................................................................... 37
3.1.4. Đất trống, cây bụi, cây gỗ rải rác ......................................................... 37
3.1.5. Rừng trồng ............................................................................................ 38
3.2. Đa dạng thành phần loài........................................................................... 39
3.2.1. Đa dạng về số lượng Taxon .................................................................. 39
3.2.2. Đa dạng ở mức độ ngành ...................................................................... 40
3.2.3. Đa dạng ở mức độ họ ............................................................................ 41
iv
3.2.4. Mối tương quan giữa hệ thực vật RĐD Chí Sán với các hệ thực khác . .. 45
3.3. Đa dạng các giá trị bảo tồn ...................................................................... 45
3.4. Đa dạng tài nguyên thực vật . .................................................................. 52
3.5. Mối đe dọa ĐDSH & khó khăn, thách thức trong quản lý tài nguyên rừng ....54
3.6. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững ............................ 57
3.6.1. Giải pháp bộ máy tổ chức quản lý ........................................................ 54
3.6.2. Đề xuất các phân khu chức năng .......................................................... 58
3.6.3. Đề xuất một số chương trình hoạt động cụ thể cho RĐD... ........................... 55
3.6.4. Giải pháp phát triển kinh tế xã hội vùng đệm nhằm giảm áp lực tới rừng
đặc dụng ......................................................................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 72
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa của các chữ viết tắt
BQL Ban quản lý
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
ĐDSH Đa dạng sinh học
IUCN Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NXB Nhà xuất bản
QĐ Quyết định
RĐD Rừng đặc dụng
TT Thị trấn
UBND Uỷ ban Nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
VĐTQHR Viện Điều tra Quy hoạch Rừng
VQG Vườn quốc gia
WWF Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế
vi
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Tên Hình, Nội dung Trang
Hình 1.1 Biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ Trạm Bảo Lạc 15
Hình 2.1 Các tuyến điều tra thảm thực vật RĐD Chí Sán 26
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Khu RĐD Chí Sán 57
Tên bảng Nội dung Trang
Bảng 1.1 Thống kê dân số các xã và Thị trấn trong khu RĐD Chí Sán 16
Bảng 1.2 Thống kê sản lượng lương thực 17
Bảng 1.3 Diện tích và năng suất cây lương thực 17
Bảng 2.1 Phiếu điều tra thực vật theo tuyến 24
Bảng 2.2 Phân loại giá trị sử dụng của các loài thực vật 30
Bảng 3.1 Các kiểu thảm thực vật rừng ở khu RĐD Chí Sán 31
Bảng 3.2 Sự phân bố các taxon thực vật khu RĐD Chí Sán 39
Bảng 3.3 Thống kê các họ thực vật có 10 loài trở lên tại RĐD Chí Sán 41
Bảng 3.4 Thống kê các họ thực vật có duy nhất 1 loài tại RĐD Chí Sán 42
Bảng 3.5 Các loài trong Sách Đỏ Việt Nam, Thế giới & NĐ32CP 45
Bảng 3.6 Giá trị sử dụng của các loài thực vật 52
1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những quốc gia giàu về đa dạng sinh học. Do có
sự khác biệt lớn về khí hậu giữa các vùng sinh thái, cùng với sự đa dạng về
địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam, trong đó Khu Chí
Sán, Tỉnh Hà Giang cũng không phải ngoại lệ.
Giới Thực vật nói chung, thực vật rừng nói riêng giữ vai trò quan trọng
đối với các hệ sinh thái. Hệ thực vật không chỉ cung cấp nguồn thức ăn, vật
liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh mà còn tham gia vào quá trình giữ đất, giữ
nước, điều hoà khí hậu cải thiện môi sinh. Nhưng dưới sức ép khai thác tài
nguyên ngày càng lớn của con người, rừng tự nhiên trên trái đất ngày một thu
hẹp, khiến môi trường sinh thái bị thay đổi theo chiều hướng bất lợi và nhiều
loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ bị tiêu diệt. Để hạn chế những tổn
hại trên, nhiều giải pháp đã được đặt ra trong đó có giải pháp tăng cường Bảo
tồn đa dạng sinh vật.
Hà Giang là một tỉnh biên giới phía Bắc của tổ quốc Việt Nam, có vị trí
chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc giáp 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây,
nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía
Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Hà
Giang có tổng diện tích tự nhiên là 791.488,9ha, trong đó diện tích đất quy
hoạch cho lâm nghiệp là 566.723,4 ha chiếm 71,6% tổng diện tích tự nhiên.
Qua đó cho thấy ngành lâm nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng trong việc
phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, bảo tồn đa dạng sinh học và
môi trường.
Rừng đặc dụng Chí Sán nằm trên địa phận của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà
Giang. Địa hình của khu vực này bao gồm các vùng đồi núi có độ cao từ
300m cho đến đỉnh núi cao nhất là đỉnh Tà Đú (1.850m). Do có sự giao động
2
lớn về độ cao, sự biến đổi mạnh về địa hình cho nên hệ thực vật ở đây rất
phong phú và vô cùng đa dạng. Rừng đặc dụng Chí Sán đóng vai trò quan
trọng trong bảo vệ môi trường, điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp, trồng
trọt, sinh hoạt của người dân trong vùng, đồng thời còn là nơi cư trú rất nhiều
loài động, thực vật quý hiếm. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều nguy cơ làm cho
chất lượng rừng suy giảm, nhiều loài động thực vật quý hiếm, có giá trị kinh
tế và khoa học đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, gây ảnh hưởng xấu
đến tính đa dạng sinh học và sự ổn định của các khu rừng.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn thực hiện đề tài "Nghiên cứu Đa dạng
thực vật và đề xuất giải pháp Bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng
Chí Sán, Tỉnh Hà Giang" nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng, các loài thực vật
quý hiếm, cũng như góp phần vào chiến lược bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa
dạng sinh học, phòng hộ môi trường và phát triển bền vững trong khu vực
miền núi phía Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung.
3
NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đa dạng sinh học thực vật và bảo tồn
Khái niệm về đa dạng sinh học:
Hiện nay trên Thế giới có rất nhiều định nghĩa về Đa dạng sinh học.
Tuy nhiên, phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là khái niệm do Công ước
Đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity, 1992) đưa ra: “Đa
dạng sinh học bao gồm sự phong phú đa dạng và khả năng biến đổi trong thế
giới sinh vật sống và cả các phức hệ sinh thái mà trong đó chúng ta đang tồn
tại, điều này có thể xảy ra trong cùng loài, giữa các loài, bên trong một hệ
sinh thái hoặc giữa các hệ sinh thái với nhau”.
Như vậy, Đa dạng sinh học bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng
loài và đa dạng về hệ sinh thái. Đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh
vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm.
Ở mức độ vi mô hơn, đa dạng sinh học bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa
các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly về địa lý cũng như
sự khác biệt giữa các các thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng
hệ sinh thái ở quy mô lớn hơn, bao gồm những biến đổi trong các quần thể
sống, trong các hệ sinh thái mà trong đó các quần thể sống đang tồn tại và sự
tương tác qua lại giữa các dạng sống này với nhau và với môi trường. Đa
dạng hệ sinh thái có tính chất trìu tượng hơn so với đa dạng gen và loài. Tuy
nhiên tất cả 3 dạng này của đa dạng sinh học là không thể tách rời mà có liên
quan chặt chẽ với nhau.
4
Khái niệm về bảo tồn đa dạng sinh học:
Theo định nghĩa của IUCN (1991): “Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của
con người về sinh quyển nhằm thu được lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện
tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng
của thế hệ tương lai”.
Khái niệm Bảo tồn sinh học (Biological Conservation) là biện pháp đặc
biệt để duy trì và bảo vệ động thực vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.
Hiện có nhiều phương thức bảo tồn đa dạng sinh học, nhưng hai phương thức
chủ yếu đang được sử dụng là:
- Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation) là khoanh vùng bảo tồn động
thực vật tại nơi gốc chúng sinh sống. Đây được coi là phương pháp ưu tiên và
tốt nhất để bảo tồn động thực vật quý hiếm;
- Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation) là biện pháp di chuyển
động thực vật từ nơi nguyên gốc mà chúng đã và đang sống đến nơi khác để
gìn giữ bảo vệ, kể cả gìn giữ hay bảo quản toàn bộ hoặc một phần động thực
vật trong điều kiện đông lạnh (cryo-reservation) ở trong phòng thí nghiệm.
Biện pháp này được áp dụng khá phổ biến. Đặc biệt, trong trường hợp nơi ở
nguyên gốc của động thực vật bị thu hẹp hoặc bị đe dọa khác cần phải di
chuyển động thực vật để bảo vệ, nhân nuôi và thả lại tự nhiên hoặc phục vụ
nghiên cứu, đào tạo hay du lịch. [23]
1.1.2. Nghiên cứu về hệ thực vật và bảo tồn thiên nhiên trên Thế giới
Nghiên cứu về hệ thực vật:
Cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, loài người ngày càng nhận
thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của đa dạng sinh học, cũng như các giá trị
tài nguyên của đa dạng sinh học đối với sự sống còn của chính chúng ta.
Thực vật là mắt xích đầu tiên trong tất cả các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
5
của các hệ sinh thái trên trái đất. Sử dụng và phát triển bền vững các nguồn
tài nguyên thực vật đang là vấn đề cấp bách hiện nay của tất cả các quốc gia
trên thế giới. Đặc biệt, sự biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến tất cả các hệ
sinh thái trên toàn cầu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đa dạng thực vật đã
được Chính phủ và các Tổ chức phi Chính phủ, các nhà khoa học trên thế
giới quan tâm nghiên cứu.
Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổng số loài thực vật hiện tồn tại
trên Thế giới có nhiều biến động và chưa cụ thể. Tuy nhiên, các nhà thực vật
học dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng
500.000 đến 600.000 loài.
Năm 1962, G.N. Slucop đã đưa ra một số lượng các loài thực vật hạt
kín phân bố ở các châu lục như sau:
- Châu Mỹ có khoảng 97.000 loài trong đó:
Hoa Kỳ + Canada: 25.000 loài;
Mehico + Trung Mỹ: 17.000 loài;
Nam Mỹ: 56.000 loài;
Đất lửa + Nam cực: 1.000 loài.
- Châu Âu có khoảng 15.000 loài trong đó:
Trung và Bắc Âu: 5.000 loài;
Nam Âu, vùng Ban căng và Capcasơ: 10.000 loài.
- Châu phi có khoảng 40.500 loài trong đó:
Các vùng nhiệt đới ẩm: 15.500 loài;
Madagasca: 7.000 loài;
Nam Phi: 6.500 loài;
6
Abitxini: 4.000 loài;
Tuynidi và Ai cập: 2.000 loài;
Xomali và Eritrea: 1.000 loài;
Bắc phi, Angieri, Ma Rốc và các vùng phụ cận khác: 4.500 loài.
- Châu Á có khoảng 125.000 loài trong đó:
Đông Nam Á: 80.000 loài;
Tiểu Á: 8.000 loài;
Các khu vực nhiệt đới Ấn Độ: 26.000 loài;
Viễn đông thuộc Liên bang Nga, Mông Cổ và Trung Á: 5.000 loài.
- Châu Úc có khoảng 21.000 loài trong đó:
Đông Bắc Úc: 6.000 loài;
Tây Nam Úc: 5.500 loài;
Lục địa Úc: 5.000 loài;
Taxman và Tân Tây Lan: 4.500 loài, [24].
Những nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nghiên cứu
được tiến hành từ lâu trên thế giới. Ở Liên Xô (cũ) có nhiều công trình nghiên
cứu của Alokhin (1904), Vuwssotxki (1915), Craxit (1927), Creepva (1978)…
Nói chung theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm thực vật
đặc trưng, sự khác biệt của thảm này so với thảm khác biểu thị bởi thành
phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của nó. Vì vậy, việc
nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống là chỉ tiêu quan trọng
trong phân loại loại hình thảm thực vật [25].
Trong lịch sử nghiên cứu về hệ thực vật từ thế kỷ XIX (1855). De
Candolle đã phân tích mối quan hệ giữa số lượng loài và diện tích từ những