Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đa Dạng Thành Phần Loài Chim Tại Xã Nậm Xé Thuộc Địa Phần Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Huyện Văn Bàn Tỉnh Lào Cai
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
3.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1776

Nghiên Cứu Đa Dạng Thành Phần Loài Chim Tại Xã Nậm Xé Thuộc Địa Phần Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Huyện Văn Bàn Tỉnh Lào Cai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƢỜNG

----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CHIM TẠI XÃ

NẬM XÉ THUỘC ĐỊA PHẦN VƢỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN,

HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

MÃ SỐ: 7620211

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Giang Trọng Toàn

Sinh viên thực hiện : Đỗ Duy Khương

Mã sinh viên : 1653020416

Lớp : K61-QLTNR

Khóa : 2016 - 2020

Hà Nội, 2020

i

LỜI CẢM ƠN

Đối với sinh viên, thực tập ngoài thực địa vô cùng quan trọng để củng cố

kiến thức đã học trên lớp, giúp ích cho công việc sau khi ra trường. Được sự

đồng ý của Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi

trường tôi, Bộ môn Động vật rừng, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa

dạng thành phần loài chim tại xã Nậm Xé thuộc địa phận Vườn Quốc gia

Hoàng Liên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”. Để có được thành quả như ngày

hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô,

sự giúp đỡ của địa phương nơi thực tập, gia đình và bạn bè.

Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường, trong

Khoa, trong Bộ môn Động vật rừng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện đề

tài nghiên cứu này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ths. Giang

Trọng Toàn là người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt

quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin cảm ơn chính quyền và nhân dân xã Nậm Xé, Ban quản lý VQG

Hoàng Liên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp và

trả lời các câu hỏi phỏng vấn.

Mặc dù bản thân đã cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng do thời

tiết, thời gian thực tập, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên bản khóa luận sẽ

không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong quý thầy cô và các bạn có

những ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2020

Sinh viên

Đỗ Duy Khƣơng

ii

DANH LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Nguyên nghĩa

BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BQL Ban Quản lý

BTTN Bảo tồn thiên nhiên

CP Chính phủ

CR Cực kỳ nguy cấp

EN Nguy cấp

IUCN Liên minh quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên

nhiên (International Union for Conservation of Nature and

Natural Resourees)

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

LC Ít lo ngại

MV Mẫu vật

NĐ Nghị định

NĐ06 Nghị định 06/2019/NĐ-CP về Quản lý thực vật rừng, động

vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi công ước về buôn

bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

NĐ160 Nghị định 160/2013/NĐ-CP về Tiêu chí xác định loài và chế

độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm

được ưu tiên bảo vệ.

NT Sắp bị đe dọa

PL Phụ lục

PV Phỏng vấn

QS Quan sát

SĐVN Sánh đỏ Việt Nam

STT Số thứ tự

TL Tài liệu

TT04 Thông tư 04/2017/TT-BNN&PTNT là thông tư ban hành

Danh lục các loài thực vật, các loài động vật hoang dã quy

định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế

các loài thực vật, các loài động vật hoang dã nguy cấp.

UBND Ủy ban nhân dân

VQG Vườn Quôc gia

VU Sẽ nguy cấp

iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i

DANH LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................ii

MỤC LỤC .......................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................vii

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3

1.1. Phân loại chim ở Việt Nam.................................................................... 3

1.2. Một số nghiên cứu về đa dạng thành phần loài chim trong những

năm gần đây.................................................................................................. 5

1.3. Một số nghiên cứu về khu hệ chim tại Vƣờn quốc gia Hoàng Liên..... 6

CHƢƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 7

2.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 7

2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 7

2.1.2. Đặc điểm địa hình ............................................................................. 7

2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn............................................................................. 8

2.1.4. Đặc điểm đất đai ............................................................................. 10

2.2. Điều kiện kinh tế xã hội......................................................................... 11

2.2.1. Dân số và lao động.......................................................................... 11

2.2.2. Tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và thu nhập ......................................... 11

2.2.3. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 12

2.3. Đánh giá một số thuận lợi và khó khăn của khu vực .............................. 13

2.3.1. Thuận lợi......................................................................................... 13

2.3.2. Khó khăn......................................................................................... 14

CHƢƠNG III MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 15

3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 15

3.1.1. Mục tiêu chung............................................................................... 15

iv

3.1.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................... 15

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 15

3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 15

3.3.1. Về địa điểm..................................................................................... 15

3.3.2. Phạm vi về nội dung nghiên cứu.................................................... 15

3.3.3. Về thời gian .................................................................................... 16

3.4. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 16

3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................... 16

3.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu......................................................... 16

3.5.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................ 17

3.5.3. Phương pháp điều tra theo tuyến................................................... 18

3.5.4 Phương pháp bắt thả chim bằng lưới mờ ....................................... 21

3.5.5. Phương pháp xác định, đánh giá các mối đe dọa đến các loài chim

tại khu vực nghiên cứu ............................................................................ 22

3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................. 23

CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................... 25

4.1. Thành phần các loài chim tại khu vực xã Nậm Xé ............................ 25

4.1.1. Thành phần loài............................................................................. 25

4.1.2. Tình trạng bảo tồn các loài chim tại xã Nậm Xé ........................... 40

4.1.3. Loài chim bổ sung cho khu vực xã Nậm Xé .................................. 44

4.2. Mức độ đa dạng các loài chim tại xã Nậm Xé .................................... 47

4.2.1. Mức độ đa dạng giữa các bộ chim ................................................. 47

4.2.2. Mức độ đa dạng giữa các họ chim tại khu vực nghiên cứu........... 49

4.3. Các mối đe dọa tới khu hệ chim tại khu vực nghiên cứu................... 51

4.3.1.Săn bắt trái phép ............................................................................. 51

4.3.2. Khai thác gỗ củi và lâm sản ngoài gỗ ............................................ 52

4.3.3.Hoạt động đốt nương làm rẫy ......................................................... 53

4.3.4. Xếp hạng các mối đe dọa................................................................ 53

4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn hệ chim tại xã Nậm Xé.......... 54

4.4.1. Giải pháp giảm thiểu các mối đe dọa ............................................. 54

v

4.4.2. Giải pháp bảo tồn các loài chim quý hiếm trong khu vực nghiên cứu

.................................................................................................................. 55

4.4.3. Bảo vệ sinh cảnh sống..................................................................... 55

4.4.4. Giải pháp về kinh tế nâng cao đời sống người dân........................ 56

4.4.5. Nâng cao nhận thức cộng đồng ....................................................... 57

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 58

1.Kết luận .................................................................................................... 58

2. Tồn tại...................................................................................................... 58

3. Khuyến nghị ............................................................................................. 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Phân loại Chim tại Việt Nam theo thời gian ....................................... 3

Bảng 3.1: Các công việc thực hiện của đề tài ................................................... 16

Bảng 3.2: Phiếu phỏng vấn về thành phần loài chim ........................................ 17

Bảng 3.3: Thông tin về tuyến điều tra chim tại khu vực nghiên cứu ................. 18

Bảng 3.3: Phiếu điều tra chim theo tuyến ......................................................... 20

Bảng 3.4: Phiếu điều tra chim bằng lưới mờ..................................................... 21

Bảng 3.5: Phiếu đánh giá các mối đe dọa ......................................................... 23

Bảng 3.7: Phiếu danh sách các loài chim được ghi nhận tại xã Nậm Xé ........... 23

Bảng 4.1: Tổng hợp thành phần các loài chim tại xã Nậm Xé .......................... 25

Bảng 4.2: Danh sách các loài chim ghi nhận tại xã Nậm Xé ............................. 26

Bảng 4.3: Danh sách các loài chim quý hiếm tại xã Nậm Xé............................ 40

Bảng 4.4: Danh sách loài chim bổ sung cho khu vực nghiên cứu ..................... 44

Bảng 4.5: Mức độ đa dạng của các họ chim tại xã Nậm Xé .............................. 49

Bảng 4.6: Xếp hạng các mối đe dọa tới thành phần loài chim tại xã Nậm Xé ... 54

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ ranh giới hành chính xã Nậm Xé ............................................ 8

Hình 3.1: Sơ đồ mô phỏng các tuyến điều tra chim tại xã Nậm Xé................... 19

Hình 4.1: Bách thanh nhỏ - Lanius collurioides ............................................... 45

Hình 4.2: Khướu mỏ quặp cánh vàng - Pteruthius aenobarbus ........................ 46

Hình 4.3: Đuôi đỏ đầu xám - Phoenicurus fuliginosus ..................................... 47

Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn sự đa dạng của các bộ chim.................................. 48

Hình 4.5: Biểu đồ sự đa dạng của các họ chim (số loài lớn hơn 4) ................... 51

Hình 4.6: Hoạt động khai thác gỗ củi ............................................................... 52

Hình 4.7: Hoạt động đốt nương làm rẫy ........................................................... 53

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam có khu hệ chim đa dạng và phong phú với 887 loài thuộc 88 họ

và 20 bộ (Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân, 2011), chiếm 9% tổng

số các loài chim trên thế giới (9800 loài) (James, Clements F, 2007). Trong số

các loài chim ở Việt Nam có 11 loài đặc hữu, 40 loài bị đe dọa tuyệt chủng trên

toàn thế giới (IUCN, 2020), 76 loài bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia (Bộ Khoa

học và Công nghệ, 2007). Tuy nhiên, số lượng loài tại Việt Nam còn có thể

nhiều hơn nếu có những nghiên cứu chi tiết và tỷ mỷ hơn tại tất cả các vùng

miền trên cả nước, đặc biệt là các loài chim nhỏ vì chúng thường sống trong các

bụi rậm khó phát hiện, những khu vực sâu trong rừng nơi con người khó tiếp cận

hoặc ít qua lại. Hiện nay, các chuyên đề nghiên cứu khoa học, dự án bảo tồn

cũng như phát hiện các loài chim mới được diễn ra khắp các vùng trên cả nước

từ Bắc vào Nam. Vì vậy, để xây dựng được đầy đủ dữ liệu về nguồn tài nguyên

chim tại Việt Nam ta cần phải có thời gian và tích lũy từ các hoạt động nghiên

cứu trên cả nước.

Cũng giống như các loài động vật khác, các loài chim ở nước ta đang bị

đe dọa nghiêm trọng do sự phá hoại và lấn chiếm môi trường sống của con

người qua các hoạt động: săn bắn, chặt phá rừng để tăng diện tích cach tác và

xây dựng; biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như xả rác bừa bãi làm thay đổi môi

trường sống làm nhiều loài chim không kịp thích nghi dẫn đến suy giảm kích

thước quần thể, dần bị tuyệt chủng. Bên cạnh đó thú vui chim cảnh và làm thức

ăn cũng ảnh hưởng rất lớn đến số lượng loài chim ngoài tự nhiên, đặc biệt là các

loài quý hiếm. Vì vậy, việc điều tra thành phần các loài chim tại các vùng miền

trên cả nước để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác bảo tồn các loài

chim là rất cần thiết.

Xã Nậm Xé có diện tích rừng tự nhiên thuộc địa phận Vườn Quốc gia

Hoàng Liên, là một xã vùng III của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Tổng diện

tích tự nhiên 17.133,00 ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên 12.903,20 ha, rừng

trồng 153,10 ha, đất chưa có rừng 846,20 ha, diện tích ngoài lâm nghiệp (trụ sở)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!